Hà Tĩnh: HS đến lớp mà không có GV
25 em học sinh lớp 2B, trường tiểu học Cẩm Trung, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã hơn một tuần nay đến lớp lại phải về vì không có giáo viên giảng dạy.
Sự việc nghiêm trọng là vậy, tuy nhiên nhà trường và phòng giáo dục lại thể hiện sự vô trách nhiệm.
Hơn hai tuần qua, kể từ khi khai giảng đầu năm học mới đến nay, hàng chục học sinh lớp 2B trường tiểu học Cẩm Trung, Cẩm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đến lớp học mà không có có giáo viên dạy. Thấy chuyện “lạ” nhiều phụ huynh lo lắng, kiên nhẫn chờ đợi.
Tuy nhiên, nhiều ngày sự việc không có giáo viên đứng lớp khiến học sinh phải nghỉ học khiến phụ huynh bức xúc. Nhiều phụ huynh phản ánh với phóng viên, từ sau khai giảng đến nay, hàng ngày con em họ sáng vẫn đến trường đúng giờ, trưa tan học ra về nhưng không có thầy, cô giảng dạy. Bước sang tuần học thứ 3 rồi, kiểm tra sách vở của con đều thấy nhiều cuốn vẫn vẫn còn nguyên giấy trắng.
Đã hơn hai tuần nay kể từ ngày khai giảng năm học mới, 25 em học sinh lớp 2B này vẫn không có giáo viên giảng dạy
Chị T., có con là V. bức xúc: “Đang vào giữa mùa thu hoạch lúa, bận rộn lắm nhưng vì quyền lợi của con nên phải đến để yêu cầu nhà trường bố trí giào viên dạy, chứ không thể để con hổng kiến lâu thêm được nữa.”.
Video đang HOT
Tìm gặp anh Võ Đình Phúc, hội trưởng hội phụ huynh lớp 2B, anh cũng bức xúc, cho biết: “Về nhà nghe con nói đến lớp không có thầy cô dạy chính thức, thỉnh thoảng có thầy sang ra bài tập cho làm rồi thầy đi… tôi có gặp thầy Huế, Phó hiệu trưởng nhà trường để hỏi thì thầy Huế bảo phụ huynh thông cảm, hiện đã có cô giáo mới chuyển về, sẽ bố trí cho dạy luôn”.
Trong buổi chiều ngày 17/9, chúng tôi tìm tới lớp 2B thấy đã có cô giáo đang đứng lớp. Cô này cho biết đã đến dạy từ buổi sáng nay theo quyết định của UBND huyện. Qua kiểm tra sách vở của một số học sinh, cũng thấy hầu hết vở của các em đang nguyên giấy trắng. Chỉ có vở môn toán là có bài tập đầu tiên và được cô giáo chấm điểm.
Trao đổi với Hiệu Trưởng trường Tiểu học Cẩm Trung, cô Nguyễn Thị Khương cho biết, năm học 2011 – 2012 lớp 1B do cô Hoàng Thị Hóa chủ nhiệm, nhưng trước dịp khai giảng vừa rồi, giáo viên đó hết thời gian tăng cường nên đã về lại trường cũ.
Sau khai giảng, ngày 10/9 là bắt đầu học chính thức tuần 1, nhưng cả trường có 18 lớp thì mới được 17 giáo viên, còn thiếu 1 người. Ngày 11/9, nhà trường có tờ trình gửi Phòng giáo dục cho bổ sung giáo viên còn thiếu thì họ hứa chỉ chậm một vài ngày.
Ba ngày sau, vẫn chưa thấy có giáo viên mới bổ sung, nhà trường trực tiếp lên gặp Phòng GD đề nghị sớm bổ sung thì mãi đến sáng nay 17/9 đã có cô Nguyễn Thị Thanh từ trường Tiểu học Cẩm Bình được điều về tham gia dạy lớp 2B.
Để có thêm lời nói từ cơ quan quản lý về sự việc này, chúng tôi tìm đến ông Đặng Quốc Hiền – trưởng phòng GD huyện Cẩm Xuyên tìm hiểu thực hư thì phòng ông Hiền “đóng cửa cài then”. Qua điện thoại, ông Hiền trả lời một cách thiếu trách nhiệm: “Sự việc đó tôi chưa nắm rõ, để kiểm tra lại đã rồi trả lời cụ thể sau” trong lúc đó cô hiệu trưởng trường tiểu học Cẩm Trung đã nhiều lần đích thân báo cáo sự việc với ông Hiền… ! .
Đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh làm rõ vấn đề nêu trên, sớm có biện pháp xứ lý, không thể để chuyện vô lý như vậy lại xảy ra.
Theo PL&XH
Phú Yên: Nhiều giáo viên sẽ mất phụ cấp
Nghị định 54 của Chính phủ và thông tư liên tịch 68 hướng dẫn thực hiện cấp thâm niên (PCTN) nhà giáo có hiệu lực từ cuối tháng 2/2012. Thế nhưng, đến nay chỉ có gần 4.000 trong tổng số hơn 14.000 giáo viên ở Phú Yên có quyết định nhận PCTN.
Đáng nói là có gần 50% số giáo viên có nguy cơ "thâm hụt" hoặc mất PCTN, do "vướng" hàng loạt các quy định về biên chế, thất lạc hồ sơ, giấy tờ, ký hợp đồng một năm kéo dài...
Gian nan nhận phụ cấp
Chính sách PCTN của Chính phủ thể hiện sự quan tâm, động viên, khích lệ và giao trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo trong việc giảng dạy đồng thời góp phần giải quyết một phần khó khăn, cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên.
Do vậy, ngay từ đầu năm 2012, UBND tỉnh Phú Yên đã sớm phân bổ cho các đơn vị, địa phương đủ nguồn kinh phí dự kiến, để chi trả PCTN cho hơn 14.000 nhà giáo trong tỉnh. Thế nhưng, theo ông Phạm Văn Dũng - Trưởng phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh - tính đến thời điểm này, đơn vị chỉ mới phê duyệt và ký quyết định chi trả PCTN cho khoảng 4.000 giáo viên thuộc diện quản lý của Sở GDĐT, các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Tuy An, TP.Tuy Hòa và Trường Đại học Sư phạm Phú Yên.
Gần 50% số giáo viên đứng lớp ở Phú Yên có nguy cơ mất phụ cấp thâm niên
Các huyện, thị xã còn lại triển khai lập hồ sơ nhà giáo được nhận PCTN quá chậm trễ và vẫn chưa trình cho Sở Nội vụ tỉnh phê duyệt! Đặc biệt, việc triển khai xét duyệt đối tượng, quy định là nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục lại phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập. Thực trạng này khiến hàng ngàn giáo viên mệt mỏi, chờ đợi hoặc khó khăn trong việc làm các thủ tục nhận PCTN.
Nguy cơ gần 50% số giáo viên mất phụ cấp!
Chị Phan Thị Tuyết Trâm - Giáo viên Trường THCS và THPT Nguyễn Viết Xuân (huyện Tuy An) - bức xúc nói: "Tôi đứng trên bục giảng đã 10 năm, 8 năm đóng BHXH, nhưng vào biên chế của ngành mới 3 năm và không thuộc diện được hưởng PCTN là quá thiệt thòi". Thực tế, theo ông Nguyễn Ngọc Đa - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GDĐT Phú Yên - có gần 50% số nhà giáo có nguy cơ mất hoặc "thâm hụt" PCTN.
Nguyên nhân, phần lớn hồ sơ của giáo viên thiếu giấy tờ quyết định tuyển dụng "vướng" hàng loạt các quy định buộc giáo viên phải có biên chế mới được hưởng PCTN. Trong khi đó, trước đây giáo viên dạy tập sự kéo dài từ 5-10 năm vẫn chưa có biên chế. Bên cạnh đó, do nhu cầu thiếu giáo viên bộ môn, giáo viên phổ cập ở các buôn làng miền núi, nên các địa phương hợp đồng số lượng lớn nhà giáo để giảng dạy trong suốt thời gian dài mới xét biên chế.
Trong thời kỳ 1996 - 2000, theo quy định, giáo viên thi tuyển vào ngạch biên chế giáo viên do Sở GDĐT ký quyết định, chứ hoàn toàn không có quyết định tuyển dụng của Sở Nội vụ hoặc UBND tỉnh. Vì vậy, giáo viên không thuộc biên chế để thụ hưởng PCTN như quy định của NĐ 54. "Thực tế này cho thấy, cần căn cứ vào sổ bảo hiểm xã hội của giáo viên để xét hồ sơ thụ hưởng PCTN là hợp lý, công bằng" - ông Đa nói.
Theo Trưởng phòng giáo dục huyện Phú Hòa Trần Ngọc Mẫn, Phú Hòa là huyện tiên phong trong việc thực hiện chế độ PCTN nhà giáo. Nhưng hiện chỉ mới có 659 giáo viên được nhận PCTN có đến 475 giáo viên phải "treo" hồ sơ, chứ chưa thể hưởng PCTN theo quy định. Thêm thực tế nữa là, hàng trăm giáo viên giảng dạy lâu năm, giỏi chuyên môn được điều từ các trường về làm chuyên môn, lãnh đạo các phòng và sở GDĐT không thuộc diện được hưởng PCTN là bất hợp lý! Ông Mẫn lý giải: "Giáo viên giảng dạy được 30 năm sẽ nhận thêm 60% lương (hưởng mức PCTN là 30%, cộng thêm 30% phụ cấp đứng lớp) trong khi đó, một giáo viên giỏi cũng dạy 30 năm và được điều động về phòng giáo dục chỉ được hưởng 10% phụ cấp công vụ, tức là mất đến 50% lương)!
Theo lao động
Cấm bán thực phẩm không rõ nguồn gốc tại căng tin trường học Hôm nay, 13/7, Sở GD-ĐT TPHCM có công văn yêu cầu phòng giáo dục quận huyện, trường học trực thuộc về việc tăng cường kiểm tra thực phẩm không có nhãn mác, xuất xứ tại căng tin trường học để đảm bảo việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của HS, SV. Theo đó, các đơn vị tăng cường công tác kiểm...