Hà Nội xây dựng kênh truyền thông chủ động trên không gian mạng
Để xây dựng kênh truyền thông chủ động trên môi trường mạng, Hà Nội sẽ chọn 1 trong những nền tảng mạng xã hội có đông người sử dụng để xây dựng kênh truyền thông chính thức về Thủ đô.
Theo UBND thành phố Hà Nội, thông tin mạng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trở thành một nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, không gian mạng cũng đã và đang bộc lộ mặt trái như tin giả, tin sai sự thật, thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, các sản phẩm văn hóa độc hại cũng đã xâm nhập vào cộng đồng qua con đường này. Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch, phản động đã lợi dụng không gian mạng để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cũng vì thế, để sử dụng, khai thác có hiệu quả và hạn chế những tác động tiêu cực của thông tin trên mạng với đời sống xã hội, thành phố Hà Nội đã xây dựng và vừa phê duyệt Đề án “Tăng cường thông tin tích cực trên không gian mạng giai đoạn 2022 – 2025″.
Đề án nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân, tổ chức được tiếp cận thông tin về tất cả lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước trên địa bàn, nhất là những thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của tổ chức, công dân, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử thành phố.
Tăng cường thông tin tích cực trên môi trường mạng, phát huy thế mạnh của báo, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành phố trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giao dục, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Ưu tiên những nền tảng có đông người sử dụng để tăng hiệu quả tuyên truyền.
Cùng với đó, tăng cường ứng dụng CNTT trong truyền thông, từng bước xây dựng hệ sinh thái về truyền thông của thành phố trên môi trường mạng để tạo thêm kênh tương tác, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức với chính quyền thành phố nhằm chủ động đánh giá hiệu quả các chính sách, chương trình, chủ trương, kế hoạch, đề án lớn của Thủ đô.
Đồng thời, nhanh chóng đưa thông tin chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân; giám sát, phát hiện thông tin sai phạm trên môi trường mạng để kịp thời xử lý, tránh tán phát, lây lan, giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Mạng xã hội Zalo là 1 trong những mạng xã hội được Hà Nội cân nhắc việc lựa chọn thiết lập kênh truyền thông chính thức về thành phố (Ảnh: K.Xuyến)
Video đang HOT
Nội dung Đề án mới phê duyệt nêu rõ, xây dựng hệ thống kênh truyền thông chủ động được xác định là 1 trong 5 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, cùng với các nhóm nhiệm vụ khác như đẩy mạnh việc đưa thông tin về các nhiệm vụ của thành phố Hà Nội trên môi trường mạng, rà soát thông tin và phân tích xu hướng truyền thông, gia tăng mức độ tương tác và lan tỏa của thông tin tích cực, kiểm soát thông tin tiêu cực…
Theo đó, UBND thành phố giao Sở TT&TT chủ trì lựa chọn 1 trong những nền tảng mạng xã hội có đông người sử dụng như Facebook, Zalo, TikTok, YouTube… để xây dựng 1 kênh truyền thông chính thức về Hà Nội.
Sở TT&TT Hà Nội cũng được giao chủ trì việc đánh giá, phân tích và lựa chọn từ 10 đến 20 group, fanpage trên mạng xã hội Facebook có từ 50.000 người tham gia/ theo dõi/ thích trang trở lên để phối hợp chia sẻ, lan tỏa các thông tin tích cực.
UBND thành phố cũng chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong rà soát thông tin trên môi trường mạng; kịp thời nắm bắt các vấn đề đang được dư luận quan tâm, thực hiện phân tích, tổng hợp tình hình để trên cơ sở đó có đánh giá, dự báo xu hướng thông tin nhằm có giải pháp truyền thông kịp thời, hiệu quả.
Cùng với đó, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước của thành phố, các học sinh, sinh viên, Đoàn viên thanh niên trên địa bàn có trách nhiệm đăng tải những nội dung tích cực, phản biện lại những thông tin tiêu cực, xấu, độc. Thành phố cũng sẽ rà soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thông tin trên mạng.
Việt Nam hiện là 1 trong những nước có tỷ lệ sử dụng Internet tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cùng với TP.HCM, Hà Nội đang là 1 trong 2 địa phương có số lượng người dùng mạng xã hội cao nhất Việt Nam. Theo báo cáo Digital 2022 Vietnam của Công ty We Are Social and Hootsuite, đến tháng 2, Việt Nam có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 78,1% dân số. Trung bình hàng ngày mỗi người Việt Nam dùng 6 giờ 38 phút để truy cập Internet trên các thiết bị, trong đó 2 giờ 28 phút được dành để truy cập vào các mạng xã hội.
vivo công bố sách trắng 6G phiên bản thứ ba về Dịch vụ, Năng lực và Công nghệ hỗ trợ 6G
Ngày 27/07/2022, Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Thông vivo vừa công bố phiên bản sách trắng thứ ba của công nghệ 6G - "Xây dựng một thế giới kết nối tự do giữa vật lý và kỹ thuật số tích hợp: Dịch vụ, Năng lực và Công nghệ hỗ trợ 6G".
Báo cáo khám phá cơ chế vận hành và sự hỗ trợ đa công nghệ của 6G được các chuyên gia tại vivo tin rằng sẽ góp phần định hình cuộc sống con người từ năm 2030.
"Là một trong những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, chúng tôi hướng đến mục tiêu giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận điện thoại thông minh 5G hiện đại với mức giá phải chăng. Tầm nhìn của chúng tôi trong giai đoạn tiếp theo là phát triển công nghệ 6G. Đi đầu trong công tác R&D, chúng tôi đang triển khai các dự án nghiên cứu về một thế giới của 6G và những công nghệ cần phải phát triển để đạt được viễn cảnh này," ông Qin Fei - Chủ tịch Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Thông vivo chia sẻ.
Trong hai năm gần đây, ngành công nghiệp di động đã dần hình thành một hướng đi chung về các loại hình dịch vụ cần đến nền tảng 6G cũng như những cột mốc kỹ thuật cần phải đạt đến để phục vụ cho tầm nhìn này. Việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ cốt lõi liên quan cũng đang trên đà phát triển. Viện Nghiên cứu Công nghệ Truyền thông vivo đã và đang đóng góp tích cực vào việc định hình tương lai của 6G với việc phân tích và đánh giá chuyên sâu các mô hình kinh doanh và yếu tố vận hành 6G, các kịch bản ứng dụng, kiến trúc hệ thống và các công nghệ hỗ trợ.
Sách trắng thứ ba về 6G này được vivo xây dựng dựa trên hai phiên bản ra mắt năm 2020. Một trong số đó là sách trắng "Thời đại Kỹ thuật số 2030 " cung cấp thông tin về những kịch bản công nghệ 6G tiềm năng trong thập niên tiếp theo. Sách trắng còn lại là "Tầm nhìn, Điều kiện và Thách thức của 6G" phác thảo tầm nhìn của vivo về công nghệ 6G, cụ thể là sự hội tụ của thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số.
Diễn đàn thảo luận về 6G và công bố sách trắng thứ 3 về 6G do vivo tổ chức.
Dịch vụ và Khả năng triển khai
Sách trắng phiên bản thứ ba đề xuất rằng 6G sẽ cung cấp các dịch vụ siêu truyền thông, thông tin và điện toán hội tụ, trở thành cơ sở cho một thế giới vật lý và kỹ thuật số được kết nối và hội tụ. Theo phân tích, công nghệ 6G sẽ quy tụ giao tiếp, tính toán và cảm nhận trong một hệ thống duy nhất. Mạng 6G tích hợp sẽ không chỉ kết nối con người với con người mà còn kết nối con người với các thiết bị và giữa thiết bị với nhau, giúp tạo ra một thế giới kỹ thuật số hoàn toàn mới. Chúng ta có thể mong đợi rằng hàng trăm tỷ thiết bị sẽ được kết nối trong năm 2030.
"6G giúp chúng tôi mang đến thế hệ tiếp theo của công nghệ kết nối len lỏi vào từng khía cạnh trong cuộc sống. Nó sẽ tích hợp nhiều công nghệ truy cập hơn, bao phủ một diện tích rộng lớn hơn, và cung cấp khả năng hỗ trợ nhiều dịch vụ hơn. Bằng cách kết nối liền mạch các lĩnh vực, giao thông, văn phòng và các hộ gia đình, 6G sẽ đóng góp rất nhiều cho xã hội - từ việc quản lý nguồn nhân sự trong doanh nghiệp đến tăng cường ứng phó với tình huống khẩn cấp và thiên tai," ông Rakesh Tamrakar - Trưởng nhóm Chuyên gia tại Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Thông vivo cho biết.
Ông Rakesh Tamrakar - Trưởng nhóm Chuyên gia tại Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Thông vivo - công bố dự án sách trắng 6G do vivo nghiên cứu và phát triển
6G sẽ mở rộng các dịch vụ viễn thông cơ bản để hỗ trợ những trải nghiệm hoàn toàn mới, chẳng hạn như trải nghiệm nhập vai pha lẫn giữa thực tế, thế giới ba chiều và giao tiếp đa giác quan. Các dịch vụ kết nối dữ liệu di động 6G sẽ tiếp tục được cải thiện về dung lượng, tốc độ dữ liệu, độ trễ, độ tin cậy và nhiều khía cạnh khác. Điều này giúp mở rộng lượng khách hàng và gia tăng giá trị dịch vụ với sự linh hoạt toàn diện và khả năng thích ứng tốt đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân đến các lĩnh vực khác nhau.
Điều này đồng nghĩa rằng các chỉ số hiệu suất như tốc độ dữ liệu (bao gồm tốc độ dữ liệu cao nhất và tốc độ dữ liệu trải nghiệm thực tế của người dùng), độ trễ, lưu lượng truy cập tại khu vực sẽ cần phải được cải thiện vài lần hoặc nhiều hơn nữa so với kết nối 5G.
Dịch vụ 6G mới sẽ đòi hỏi phải xem xét cẩn thận nhu cầu, công nghệ và chi phí để cân bằng giữa các chỉ số đo lường hiệu suất và chỉ số hiệu quả.
Hỗ trợ nhiều công nghệ mới
Những chức năng mạng mới cũng cần được ra mắt để hỗ trợ các dịch vụ 6G và đạt được yêu cầu về việc tích hợp giao tiếp và cảm nhận. Mạng 6G sẽ hội tụ cả mạng di động và hệ thống điện toán, tương tác dữ liệu miền chéo và mạng lưới AI gốc. Điều này đòi hỏi một kiến trúc hệ thống mới hoàn toàn khác biệt.
Tích hợp cảm nhận và giao tiếp giúp mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực mạng không dây di động - mạng 6G gốc với AI sẽ cải thiện hiệu quả kết nối và giao diện vô tuyến, nâng cao tính linh hoạt hệ thống và giảm được chi phí. Sự ra đời của hệ thống dữ liệu nhiều tầng đầu cuối là sự cần thiết để hỗ trợ những dịch vụ thông tin cơ bản và nâng cao. Phương thức truyền thông với mức năng lượng cực thấp giúp xóa bớt rào cản đối với việc truy cập thiết bị đầu cuối, cho phép kết nối này sẽ trở nên phổ biến. Hiện tại, với sự phát triển của Công nghệ nhiều người dùng - Đa đầu vào, đa đầu ra (Multiple-Input Multiple-Output - MIMO), công nghệ Bề mặt phản xạ thông minh có thể tái cấu trúc hình (Reconfigurable Intelligent Surface - RIS) và các hình thái sóng mới là một số trong những lĩnh vực nghiên cứu đầy thu hút mở đường cho một hệ thống mạng hiệu quả hơn và linh hoạt hơn trong nhiều tình huống, và hơn thế nữa sẽ cung cấp được nhiều tính năng về cảm nhận hữu ích hơn.
Ông Qin Fei - Chủ tịch Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Thông vivo - mở đầu diễn đàn thảo luận về định hướng phát triển của công nghệ 6G
Dự án nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn công nghệ 6G vẫn đang trong giai đoạn đầu định hình. Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền Thông vivo đã và đang nỗ lực để tiếp tục tinh chỉnh các tình huống và các chỉ số kỹ thuật, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu và thử nghiệm kiểm định sự tiềm năng của công nghệ 6G, và đóng góp vào sự phát triển của tiêu chuẩn công nghệ 6G thống nhất trên toàn cầu.
Được thành lập vào năm 2016, Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Truyền thông vivo tập trung vào nghiên cứu và chuẩn hóa công nghệ 5G. Hiện nay, Viện Nghiên Cứu đã trình hơn 8,000 đề xuất để phát triển mạng 5G cho Dự án đối tác Thế hệ thứ 3 (The Third Generation Partnership Project - 3GPP) với 15 tính năng kỹ thuật và ba dự án kỹ thuật đã được phê duyệt.
Xem thêm thông tin Phiên bản sách trắng "Xây dựng một thế giới kết nối tự do giữa vật lý và kỹ thuật số tích hợp: Dịch vụ, Năng lực và Công nghệ hỗ trợ 6G" tại đây.
Ứng dụng gợi ý di chuyển bằng tàu điện tại Hà Nội BusMap đưa ra các gợi ý tuyến đường, trong đó có đi bằng đường sắt Cát Linh - Hà Đông, để người dùng lựa chọn lộ trình phù hợp. Để sử dụng, người dùng tải ứng dụng BusMap trên iOS hoặc Android. Khi chọn khu vực Hà Nội, ứng dụng đề xuất tải về dữ liệu bản đồ của khu vực này. Trong...