Hà Nội: Tuyển sinh đầu cấp trực tuyến sẽ diễn ra như thế nào?
Từ ngày 1/7, kỳ tuyển sinh đầu cấp năm học 2019 – 2020 tại Hà Nội chính thức được bắt đầu. Năm học này, tuyển sinh sẽ vẫn tiếp tục theo hai hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, dự kiến năm học 2019 – 2020 tuyển vào lớp 1 khoảng 167.000 học sinh, giảm 13.000 học sinh so với năm trước. Tuy nhiên, số học sinh vào trường lại tăng hơn 30.000 so với số học sinh lớp 5 ra trường.
Tuyển sinh vào lớp 6 khoảng 132.000 học sinh, tăng 2.000 học sinh so với năm trước, tăng khoảng 30.000 học sinh so với số học sinh lớp 9 ra trường.
Như vậy, công tác tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 năm 2019 – 2020 tại Hà Nội tiếp tục gặp áp lực về điều kiện cơ sở vật chất trường học, giáo viên, khi số học sinh lớp 5 ra trường ít hơn so với số học sinh bắt đầu vào lớp 1; trong khi đó, số học sinh vào lớp 6 là 132.500 em, tăng 2.000 em so với năm trước.
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội năm học 2019 – 2020 tiếp tục áp dụng hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Kỳ tuyển sinh đầu cấp năm học 2019 – 2020, Hà Nội tiếp tục áp dụng hai hình thức tuyển sinh là trực tuyến (đối với cha mẹ học sinh có điều kiện về công nghệ thông tin) và trực tiếp (đối với cha mẹ học sinh không có điều kiện về công nghệ thông tin).
Trong các ngày từ 15 đến 17/6 vừa qua, Hà Nội cũng đã chạy thử nghiệm để phụ huynh đăng ký “tập rượt” tuyển sinh trực tuyến cho con em mình. Sau 3 ngày thử nghiệm số hồ sơ đăng ký thử nghiệm thành công như sau: Tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào trường MN: 5.146 hồ sơ; tuyển sinh vào lớp 1: 11.730 hồ sơ; tuyển sinh vào lớp 6: 12.722 hồ sơ.
Theo kế hoạch, thời gian chính thức đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1 từ ngày 1 – 3/7; mầm non 5 tuổi từ ngày 4 – 6/7; lớp 6 từ ngày 7 – 9/7. Từ ngày 10 – 12/7 các trường tổng hợp số học sinh đã đăng ký tuyển sinh trực tuyến. Hình thức tuyển sinh trực tiếp sẽ diễn ra từ ngày 13 – 18/7, phụ huynh đến trường để làm thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tiếp.
Các bước đăng ký tuyển sinh trực tuyến tại Hà Nội như sau:
Bước 1. Đăng nhập vào trang Tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội.
Trang tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội.
Bước 2: Chọn Đăng ký tuyển sinh.
Video đang HOT
Bước 3: Chọn loại thử nghiệm đăng ký tuyển sinh trực tuyến:
Phụ huynh chọn loại thử nghiệm đăng ký tuyển sinh.
Bước 4: Cập nhật mã số học sinh, mật khẩu, khai báo các thông tin cần thiết và lựa chọn tên trường có nguyện vọng đăng ký tuyển sinh theo đúng tuyến.
Phụ huynh điền đầy đủ thông tin để đăng ký được thuận lợi, chính xác.
Bước 5: Bấm vào nút Tiếp tục để hoàn thành việc đăng ký. In Phiếu báo nhập học.
Quang Anh
Theo giadinh.net
Hà Nội: Nhiều điều chỉnh quan trọng trong tuyển sinh lớp 10 THPT
Chiều 25/3, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp vào lớp 10 năm học 2019-2020. Theo đó, kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2019- 2020 có nhiều điều chỉnh quan trọng.
Áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến
Bà Nguyễn Thu Hà, Phó trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội), cho biết, 2019 - 2020 là năm học đầu tiên thay đổi phương thức tuyển sinh vào lớp 10.
Cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội quyết định, năm học này sẽ xóa bỏ toàn bộ chế độ cộng điểm khuyến khích, kể cả học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông ở cấp THCS cũng chỉ được dùng để xét tốt nghiệp, chứ không được cộng điểm khuyến khích vào lớp 10 như các năm trước.
Chế độ tuyển thẳng cũng được thu hẹp đối tượng theo đúng văn bản quy định của Bộ và của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Với những học sinh được tuyển thẳng, thay vì chỉ cần có xác nhận tạm trú trong khu vực tuyển sinh có trường THPT mà học sinh đó lựa chọn, như các năm trước, thì từ năm tới học sinh hoặc bố mẹ học sinh phải có hộ khẩu thường trú.
Cụ thể, học sinh chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh nơi học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú. Nếu là trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc THPT ngoài công lập không phân biệt khu vực tuyển sinh. Trường hợp học sinh đủ điều kiện mà không có nguyện vọng tuyển thẳng thì phải tham gia thi tuyển để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập.
Về môn thi, thay vì có 2 môn là ngữ văn và toán như các năm trước, năm nay có 4 môn thi bắt buộc
Năm nay việc tuyển sinh vào lớp 10 dự kiến sẽ chia thành 2 đợt. Đợt 1 là 3 ngày (từ ngày 20/6 đến hết ngày 22/6), đợt 2 là 15 ngày (từ 1/7 đến 15/7), đợt 2 chỉ có xác nhận nhập học theo hình thức trực tiếp đồng thời nộp hồ sơ tuyển sinh.
Ở đợt 1 xác nhận nhập học cả hình thức trực tuyến và trực tiếp học sinh đều chưa phải nộp hồ sơ. Với hình thức trực tuyến, mỗi học sinh có thể có từ 0, đến tối đa là 7 nguyện vọng trúng tuyển vào trường chuyên, công lập.
Trong thời gian xác nhận nhập học trực tuyến, học sinh đăng nhập tài khoản sổ liên lạc điện tử, chọn tên trường trúng tuyển, chọn xác nhận nhập học. Học sinh chọn in hoặc lưu phiếu xác nhận nhập học và kết thúc quá trình.
Học sinh được quyền đổi nguyện vọng trúng tuyển (nếu học sinh có nhiều nguyện vọng trúng tuyển). Đến 24 giờ ngày cuối cùng đợt 1 (ngày 22/6), tài khoản của học sinh sẽ được hệ thống tự động khóa, học sinh không thể tự đổi nguyện vọng trúng tuyển.
Với hình thức trực tiếp để tuyển sinh vào lớp 10 THPT, mỗi học sinh có thể có nhiều nguyện vọng trúng tuyển vào trường ngoài công lập. Học sinh nộp bản sao phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 tại trường có nguyện vọng trúng tuyển.
Sau khi học sinh được nhà trường xác nhận nhập học, tài khoản của học sinh sẽ sẽ được hệ thống tự động khóa ngay. Trong thời gian xác nhận nhập học trực tiếp, nếu học sinh muốn đổi nguyện vọng trúng tuyển thì học sinh phải liên lạc với nhà trường để hủy nhập học trước khi đăng ký nhập học ở trường mới.
Điểm mới trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay là học sinh có thể chọn một ngoại ngữ bất kỳ để dự thi.
Thi 4 môn thi bắt buộc thay cho 2 môn
Thay vì kết hợp thi và xét học bạ THCS như các năm trước, từ năm nay, điểm thi là căn cứ duy nhất để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập.
Về môn thi, thay vì có 2 môn là ngữ văn và toán như các năm trước, năm nay có 4 môn thi bắt buộc, trong đó có 3 môn cố định là ngữ văn, toán, ngoại ngữ và môn thi thứ tư được Sở GD&ĐT bốc thăm và lựa chọn ngẫu nhiên.
Trong đó, môn toán, ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Môn ngoại ngữ có 2 phần là tự luận và trắc nghiệm (các năm trước môn ngoại ngữ là môn thi điều kiện dành cho học sinh thi vào THPT chuyên và chỉ thi theo hình thức tự luận). Môn lịch sử thi hoàn toàn theo hình thức trắc nghiệm.
Điểm mới nữa mà bà Hà nhấn mạnh trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay là việc học sinh có thể chọn một ngoại ngữ bất kỳ để dự thi.
Sở GD&ĐT Hà Nội quy định, học sinh có thể đăng ký ngoại ngữ thi là một ngoại ngữ bất kỳ (tiếng Anh, Pháp, Nhật, Đức (tùy theo khả năng, không bắt buộc phải là môn ngoại ngữ được học ở cấp THCS). Trừ những học sinh thi vào lớp tiếng Đức (hệ 7 năm) của Trường THPT Việt - Đức thì ngoại ngữ thi bắt buộc phải là tiếng Đức.
Đặc biệt, điểm mới năm nay so với các năm trước mà Sở GD&ĐT Hà Nội công bố, sau khi có kết quả thi, Sở GD&ĐT sẽ cung cấp cho từng trường phổ điểm, dự kiến điểm chuẩn.
Đối với học sinh có đăng ký thi chuyên, môn ngoại ngữ cũng là 1 trong 3 môn điều kiện để xét tuyển vào lớp chuyên, nên còn được gọi là môn ngoại ngữ điều kiện chuyên. Riêng với lớp chuyên ngữ (là lớp chuyên ngoại ngữ mà học sinh đăng ký học tại Trường THPT chuyên hoặc trường THPT có lớp chuyên) được chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1, phải thi bằng đúng ngoại ngữ học tại lớp chuyên (ví dụ: chuyên Anh thi bằng tiếng Anh, chuyên Pháp thi bằng tiếng Pháp).
Nhóm 2, học sinh thi vào lớp chuyên ngữ bằng ngoại ngữ khác với ngoại ngữ học tại lớp chuyên (ví dụ: học sinh thi vào lớp chuyên Pháp trường chuyên Nguyễn Huệ bằng tiếng Anh; thi vào lớp chuyên Trung Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam bằng tiếng Nhật...).
Sẽ công bố dự kiến điểm chuẩn
Đặc biệt, điểm mới năm nay so với các năm trước mà Sở GD&ĐT Hà Nội công bố, sau khi có kết quả thi, Sở GD&ĐT sẽ cung cấp cho từng trường phổ điểm, dự kiến điểm chuẩn; tiếp theo sẽ họp xét duyệt điểm chuẩn, công bố điểm của học sinh và điểm chuẩn cùng một thời điểm (trước 1 ngày đợt tuyển sinh thứ nhất).
Điều này nhằm chấm dứt tình trạng tuyển sinh 10 như chơi chứng khoán trong năm 2018, trong đó một phần nguyên nhân do phụ huynh và học sinh không biết về mặt bằng điểm thi để có thể dự kiến được điểm chuẩn.
Ngoài ra, trường ngoài công lập phải công khai số học sinh trúng tuyển. Theo đó, đối với các trường ngoài công lập có số lượng học sinh dự tuyển quá chỉ tiêu quy định, hội đồng tuyển sinh nhà trường có trách nhiệm duyệt số học sinh trúng tuyển đúng theo chỉ tiêu được giao căn cứ vào điểm xét tuyển của học sinh và thông báo công khai số học sinh trúng tuyển.
Hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chỉ cho phép các xác nhận nhập học cho học sinh theo đúng chỉ tiêu quy định.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Tuyển sinh thời 4.0: Phụ huynh hoan hỉ vui mừng, chuyên gia lo thiếu thiết bị Phương án tuyển sinh đầu cấp trực tuyến sau khi thực hiện thành công tại các trường ở Hà Nội đã bắt đầu được áp dụng đối với học sinh TP.HCM. Hầu hết các phụ huynh đều hào hứng với cách thức này, xoá đi nỗi lo phải trắng đêm xếp hàng nộp hồ sơ, con em họ cũng được thi tuyển công...