Hà Nội tổ chức dạy học phù hợp với thời gian còn lại của năm học
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II, năm học 2019-2020.
Theo đó, các đơn vị, trường học cần căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy, học phù hợp với thời gian còn lại của năm học 2019-2020. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý, đối với các môn chuyên biệt, gồm môn thể dục (cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông) và môn mỹ thuật, âm nhạc (cấp trung học cơ sở), thì nhà trường chủ động điều chỉnh nội dung và hình thức dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị.
Các nhà trường không thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nội dung chú thích: Không dạy, không làm, không thực hiện, khuyến khích học sinh tự học… Theo kế hoạch thời gian năm học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lần thứ hai, thời gian kết thúc năm học 2019-2020 vào trước ngày 15-7-2020.
Minh Khang
Lớp 1 học trực tuyến mùa dịch, phụ huynh than trời vì không hiệu quả
Phụ huynh cho rằng, học sinh lớp 1 không thể tập trung hay tự học, nên việc học online gần như không có hiệu quả với trẻ.
Ổn định lớp xong thì gần hết giờ
Ứng phó với dịch bệnh kéo dài, các cơ sở giáo dục trên cả nước tích cực tổ chức lớp học trực tuyến giúp học sinh không quên kiến thức và đảm bảo tiến độ kế hoạch năm học. Tuy nhiên sau 1- 2 tuần triển khai rộng rãi hoạt động day học trực tuyến ở cấp tiểu học, không ít phụ hynh băn khoăn về chất lượng.
Chị Nguyễn Hoài, có con đang học lớp 1, trường tiểu học Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, hơn tuần nay, các cô giáo bắt đầu nhắc nhở phụ huynh theo sát lịch học trực tuyến của con, mỗi tuần 2 môn Toán, Tiếng Việt. Còn lại 5 môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục... các cô sẽ giao bài tập để bố mẹ tự hướng dẫn các con hoàn thành tại nhà.
Buổi học đầu tiên được gặp lại các bạn qua màn hình máy tính, con rất vui, chúng reo hò, thi nhau chuyện trò hỏi thăm. Chúng cũng bày tỏ mong muốn được nói chuyện với các bạn nhiều hơn. Tuy nhiên sau khi học được 3- 4 ngày, các con dần dần có những biểu hiện chán nản khi ngồi nghe cô giảng bài trực tuyến.
Nguyên nhân, con chị Hoài nói rằng lớp rất ồn, cô dạy nhanh nên học sinh không hiểu bài. Ngồi màn hình lâu cũng khiến mắt của con mỏi. " Tôi khá lo lắng về việc này. Tôi chủ động hỏi một số phụ huynh khác xem các con có tình trạng giống thế không. Ngạc nhiên là tất cả những người được hỏi đều cho biết các con không hứng thú sau một tuần học online", chị Hoài cho hay.
Phụ huynh luôn phải theo sát cùng học, cùng làm bài tập với con khi tham gia học trực tuyến. (Ảnh: Đ.H)
Chị Hoàng Lan, có con đang học lớp 2, trường Tiểu học Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội cũng cho biết, khi cô giáo ở trường thông báo lịch học trực tuyến cho con tại nhà, gia đình rất lo vì con còn quá nhỏ để tự học. Vì thế buộc lòng cha mẹ phải sắp xếp lại thời gian làm việc và sinh hoạt để luôn có người ngồi kèm con học online.
Mỗi buổi tối, từ 7 giờ, con bắt đầu tiết học. Riêng việc ổn định trật tự lớp, điểm danh sĩ số, cô giáo yêu cầu bạn này tắt mic, bạn kia không nói chuyện... đã mất gần nửa tiếng. Chưa kể thi thoảng giữa tiết học cả cô và trò đều bị "rớt mạng", trục trặc kĩ thuật... chắc thời gian học thực tế còn lại chỉ 20 phút.
Sau mỗi tiết học, cô giáo sẽ gửi kèm bài tập để phụ huynh hướng dẫn con làm. "Bài giảng không hiểu rõ thì sao các con làm bài tập được. Quả thực tôi thấy rất áp lực khi các con học theo cách này, gần như hiệu quả bằng không", chị Lan nói.
Phụ huynh như giáo viên dạy tại nhà
Không riêng gì các bậc phụ huynh, nhiều giáo viên rất trăn trở để việc học trực tuyến cho học sinh lớp 1, để làm sao đạt được hiệu quả hơn. Cô Nguyễn Hồng Hà, giáo viên một trường tiểu học ở Hà Nội cho rằng, đối với hình thức học trực tuyến khó khăn nhất các em chưa sử dụng được máy tính, hoặc điện thoại. Phải có phụ huynh ngồi kèm, bảo ban vì học sinh nhỏ tuổi thường hiếu động, chưa thể tập trung.
Đồng thời, việc học trực tuyến rất khó để tương tác giữa cô - trò như ở trên lớp, nên kết quả không thể như mong đợi. "Học trực tuyến có thể giúp học sinh không bị ngắt quãng kiến thức, khi vao hoc chinh thưc không mât nhiêu thơi gian bơ ngơ, lam quen, tư đo co thê tiêp thu bai hoc dê dang, chăc chăn hơn.
Nhưng việc dạy học trực tuyến theo kiểu phòng trào và chắp vá như một số trường đang làm hiện nay sẽ phản tác dụng, lợi bất cập hại. Điểm dễ dàng nhận thấy đầu tiên là những áp lực về tâm lý, trẻ bị căng thẳng không đáng có khi các em chưa biết tập trung và học trực tuyến là gì", cô Hà chia sẻ.
Theo giáo viên này, nếu cố ép học trong khi tự bản thân trẻ cảm thấy không có nhu cầu sẽ khiến trẻ mất tập trung, ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập sau này.
Giáo viên và phụ huynh tích cực phối hợp để học sinh hiểu bài khi học trực tuyến.
Cô Lê Ngọc Bích, trường Tiểu học Đoàn Kết, Hà Nội cho biết, gần đây cô thường xuyên nhận được những phản ánh từ phụ huynh. Họ lo lắng khi giờ học không đạt hiệu quả như mong đợi vì thời gian tiết học ngắn, các con chưa kịp hiểu bài.
Cô Bích cho rằng, học trực tuyến có thành công được hay không nhờ phần lớn từ sự trợ giúp từ phụ huynh. Như trước đây học tập trên lớp thì giáo viên dễ dàng nắm bắt được tiến độ, mứ tiếp thu của học sinh để theo sát và điều chỉnh. Việc làm này sẽ chuyển giao sang cho các bậc phụ huynh.
"Giữa lúc dịch bệnh như hiện nay, không còn cách nào khác, chỉ mong phụ huynh cùng học, cùng làm bài tập và cùng chấm điểm. Điều đó mới giúp việc học online phát huy được hết hiệu quả. Dĩ nhiên sau khi các con quay trở lại trường, giáo viên sẽ kiểm tra và ôn luyện lại những kiến thức dạy trực tuyến, đảm bảo học sinh hiểu bài và không bị chậm so với các bạn khác", cô giáo nói.
Video: Học trực tuyến thời virus corona: Làm sao để hiệu quả?
HÀ CƯỜNG
9 môn học được giảm tải cho học sinh tiểu học nghỉ phòng dịch COVID-19 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn về việc Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học kỳ II năm học 2019-2020, cho từng môn học từ lớp 1 đến lớp 5. Theo đó, 9 môn học sẽ được tinh giản những nội dung nâng cao, giữ lại nội dung...