Hà Nội thông qua quy hoạch hệ thống giáo dục
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố Quy hoạch phát triển hệ thống GD Mầm non, GD phổ thông, GD Thường xuyên, GD Chuyên nghiệp và Quy hoạch mạng lưới trường học Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, xây dựng hệ thống giáo dục (GD) mầm non, GS phổ thông, GD Thường xuyên, GD Chuyên nghiệp thủ đô Hà Nội đáp ứng cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước; sẽ tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập.
Đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học mục tiêu đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo đạt 90%, duy trì 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo, 100% trường mầm non thực hiện chương trình đổi mới GDMN, 80% cơ sở GDMN ứng dụng tin học trong quản lý và giáo dục trẻ, tỷ lệ trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia 2030 đạt 75-80%.Từ nay đến năm 2030, mục tiêu của Hà Nội là xây dựng thêm 724 trường mầm non.
Duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học, tỷ lệ trường tiểu học công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2030 đạt 75-80%. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2030 đạt 75-80%.
Dự kiến từ năm 2011 đến năm 2030 sẽ cải tạo và xây thêm 234 trường Tiểu học, 108 trường THCS và 112 trường THPT. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hoá, hiên đại hoá. Xây dựng mô hình cung ứng dịch vụ trình độ, chất lượng cao.
Về giáo dục thường xuyên, phấn đấu xây dự cơ sở vật chất cho 8 trung tâm giáo dục thường xuyên; bố trí quỹ đất để xây dựng ít nhất 1 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, trẻ em tự kỷ tại các quận, huyện, thị xã,..
Video đang HOT
Ngoài ra, đến năm 2015 xây dựng mới hai trường trung cấp chuyên nghiệp ở Ứng Hòa và Sơn Tây. Di chuyển và xây dựng 2 trường trung cấp chuyên nghiệp hiện có ở ngoài đê (trường trung cấp Kinh tế Hà Nội, trường Trung cấp xây dựng Hà Nội) và hai trường trong khu vực nội thành (Trung cấp sư phạm mẫu giáo- nhà trẻ HN, Trung cấp kỹ thuật tin học) về cụm trường trung cấp chuyên nghiệp theo quy hoạch.
Đến năm 2020 sẽ huy động trên 95% trẻ khuyết tật đi học các lớp phổ cập, trường chuyên biệt. 100% phường, xã, thị trấn có trung tâm học tập cồng đồng và hoạt động tốt. Nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên 55% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.
Đảm bảo 100% đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn nghề nghiệp, 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về lý luận chính trị và có trình độ đào tạo trên chuẩn. Đến năm 2015, phấn đấu có 100 đến 150 giáo viên dạy các môn học khoa học tự nhiên ở bậc THPT có thể giảng dạy bằng tiếng nước ngoài.
Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)
Nhà giáo nào cũng phải học tập suốt đời
Việc nhà giáo tham gia xây dựng xã hội học tập là điều cần thiết. Tuy nhiên để thực hiện tốt cần có sự hiểu biết sâu sắc kết hợp với các chính sách phù hợp. GS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội khuyến học VN đã có những chia sẻ quanh vấn đề này.
Thưa giáo sư, việc phát triển xã hội học tập (XHHT) thì rất cần sự tham gia của đội ngũ các nhà giáo. Tuy nhiên, khi họ tham gia lại chưa nhận được sự quan tâm của Nhà nước cũng như xã hội. GS có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
GS Phạm Tất Dong: Tại chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, Đảng khẳng định đây là sự nghiệp của toàn dân và tất nhiên là có cả giáo viên.
Song, cho đến nay, ngành Giáo dục chưa có văn bản nào nói đến nhiệm vụ cụ thể của giáo viên các ngành học, bậc học đối với việc xây dựng XHHT. Do vậy, trong nhiệm vụ các năm học nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT chưa nêu những tiêu chí xây dựng XHHT, do vậy, giáo viên chưa biết được ở cấp học mà minh giảng dạy, mình phải làm gì để góp phần xây dựng XHHT.
GS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam
Nhiều nhà giáo cảm thấy trình độ chuyện môn, trình độ vi tính và ngoại ngữ của mình còn hạn chế, điều kiện trang thiết bị cho trường học chưa được cải thiện, tiền lương cho giáo viên khá thấp, do vậy, họ cho rằng, làm thêm những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng XHHT sẽ khó có thể làm tốt được... Đây là những khó khăn, những thách thức mà nhà giáo phải đối diện khi họ được giao nhiệm vụ cụ thể đối với việc xây dựng XHHT.
Theo quan điểm của tôi, nếu nói Nhà nước và xã hội chưa thật sư quan tâm đến điều kiện làm việc và sinh sống của giáo viên hiện nay thì đúng, còn chưa quan tâm đến sự tham gia của giáo viên khi nhà giáo tham gia xây dựng XHHT thì chưa chính xác, bởi hiện nay có văn bản nào yêu cầu nhà giáo tham gia xây dựng XHHT đâu.
Để các nhà giáo tham gia xây dựng XHHT thì cần có những chính sách đi kèm. Tuy nhiên điều này lại vượt quá khả năng của Hội Khuyến học Việt Nam. Theo GS, chúng ta cần phải hành động như thế nào để giải quyết vấn đề này?
GS Phạm Tất Dong: Hội Khuyến học Việt Nam là một tổ chức xã hội (tổ chức phi Chính phủ), không có chức năng hoạch định chính sách chứ không phải là việc xây dựng chính sách vượt quá sức của Hội.
Hội tham gia giải quyết vấn đề này chỉ ở mức độ tham mưu mà thôi. Sắp tới, Hội đề xuất với Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng XHHT những tiêu chí phát triển các thiết bị giáo dục, các mô hình học tập cũng như các mô hình khuyến học, khuyến tài cần có trong XHHT; và tất nhiên, Hội sẽ tư vấn cho nhà nước những chính sách cần thiết, trong đó có chính sách giáo viên. Đó chính là việc làm đúng chức năng của Hội Khuyến học Việt Nam.
Việc xây dựng XHHT cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD-ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam. Hiện nay công việc này đã được triển khai như thế nào? Có rào cản nào khiến cho việc xây dựng gặp khó khăn hay không?
GS Phạm Tất Dong: Sự phối hợp giữa Bộ GD-ĐT và Hội, về cơ bản, là tốt. Hội thảo ở Văn Miếu - Quốc Tử giám bàn về "Vai trò và vị trí của nhà giáo trong xã hội học tập" ngày 15/11 vừa qua là một minh chứng. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành này, đôi khi sự phối hợp giữa hai bên chưa thật sự "ăn ý". Thật ra, ngay cả việc phối hợp với các cơ quan của Bộ GD-ĐT cũng như trong các tổ chức khác, Hội còn có lúc phối hợp chưa thật thật nhịp nhàng, huống chi lại là sự phối hợp giữa một tổ chức Chính phủ với một tổ chức phi Chính phủ ở cấp Trung ương.
Mặc dù vậy, tôi xin khẳng định, Bộ GD-ĐT vẫn đang cùng Hội Khuyến học Việt Nam đồng hành trong sự nghiệp xây dựng XHHT.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam, GS có chia sẻ gì với các thầy cô trong cả nước? Điều GS muốn nhắn nhủ với những người đang âm thầm xây dựng XHHT và vận động nhân dân học tập suốt đời?
GS Phạm Tất Dong: XHHT đặt ra vấn đề "Ai cũng học tập" và "Ai cũng học tập suốt đời". Nhà giáo muốn phát huy hết năng lực của mình vào sự nghiệp xây dựng XHHT thì "Nhà giáo cũng học tập" và "Nhà giáo nào cũng phải học tập suốt đời". Ta học suốt đời thì ta mới đủ sức tham gia giảng dạy suốt đời.
Nghề dạy học, có chế độ nghỉ hưu, còn dạy học thì là việc làm của những ai muốn chia sẻ tri thức và kỹ năng với người học. Việc làm ấy không phân biệt lứa tuổi, trình độ, lĩnh vực chuyên môn, nghĩa là thầy, cô giáo dạy môn học nào, dạy ở cấp học nào, đã hưởng chế độ hưu trí chưa,... đều đủ điều kiện tham gia dạy học.
Dạy học là việc làm suốt đời của nhà giáo. Khổng Tử đã nói: "Dạy không chán". Nhà giáo mà chán dạy thì không thể tham gia xây dựng XHHT được.
S.H (thực hiện)
Theo dân trí
Nhà giáo phải là nhà hoạt động XH-chính trị Nói vê môt xã hôi học tâp suôt đời, theo GS. TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam: "Nhà giáo giờ đây phải là một nhà giáo phạm, một nhà hoạt động xã hội, hoạt động chính trị chứ không chỉ đứng trên lớp là xong". Sáng 15/11, tại Văn Miêu Quôc Tử...