Hà Nội sẽ bảo đảm đầy đủ nhu yếu phẩm cho người dân trong dịch Covid-19
Sáng 7/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu chủ trì đầu cầu Hà Nội tham dự Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác phòng chống sinh vật hại cây trồng vụ Đông Xuân tại các tỉnh, TP phía Bắc” do Bộ NN&PTNT tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, Hà Nội xác định sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm cho 10 triệu người dân cư trú trong dịch Covid-19.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội nghị.
Để thực hiện được mục tiêu trên, vụ Đông Xuân 2019 – 2020, Hà Nội tổ chức gieo trồng 108.000ha. Trong đó, diện tích lúa khoảng 87.000ha. Bên cạnh đó là 8.477ha rau các loại, cùng hàng ngàn héc-ta diện tích đậu tương, ngô, khoai lang…
Đặc biệt, đối với rau, hiện mỗi ngày Hà Nội cung ứng ra thị trường khoảng 2.200 tấn. Ngành nông nghiệp đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương xuống giống, luân canh gối vụ sau thu hoạch sớm để tăng cường sản lượng rau xanh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với lúa, Hà Nội đã chỉ đạo trà sớm nên dù ảnh hưởng bởi rét làng Bân nhưng diện tích lúa không bị ảnh hưởng nhiều. Theo đó, toàn TP có khoảng 40ha lúa bị bệnh đạo đạo ôn, 613ha bị chuột phá hoại, và khoảng 81ha bị bệnh khô vằn. Theo nhận định, sản lượng lúa vụ Đông Xuân có thể đạt trên 500.000 tấn (trong bối cảnh diễn biến thời tiết không quá bất thường), bảo đảm đủ lương thực cho người dân.
Video đang HOT
Trên cơ sở công tác sản xuất vụ Đông Xuân, cũng như phòng chống dịch bệnh đang được thực hiện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho biết, Hà Nội có thể bảo đảm đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, nhất là trước diễn biến dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp hiện nay.
Để hỗ trợ Hà Nội thúc đẩy sản xuất, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục quan tâm đến công tác thủy lợi, nhất là điều kiện tưới tiêu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước sông Hồng ngày một hạ thấp hiện nay. Đồng thời, hỗ trợ TP quy hoạch, phát triển các vùng chuyên canh tập trung, vùng nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến, bảo quản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản…
Trọng Tùng
Người Cần Thơ hài lòng với dịch vụ mua sắm online thời dịch
Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua mạng online, qua điện thoại những nhu yếu phẩm cần thiết.
Sau 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại thành phố Cần Thơ, người dân đều đồng tình, ủng hộ, nhiều người dân đã thực hiện việc cách ly xã hội bằng nhiều cách. Trong đó chọn mua hàng nhu yếu phẩm qua mạng để tránh tiếp xúc và ra đường thời điểm này, cùng chung tay phòng, chống dịch Covid-19.
Đường phố vắng vẻ, không còn cảnh dòng người đứng chờ đèn đỏ đông đúc như trước đây. Các nhà hàng khách sạn, quán cà phê đóng cửa từ nhiều ngày trước để phòng dịch Covid-19, với những người có việc thực sự thì nhanh chóng hoàn thành công việc để về nhà.
Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua hàng online, qua điện thoại, đặt những nhu yếu phẩm cần thiết và sau đó sẽ được nhân viên của cửa hàng tiện ích, siêu thị giao hàng đến tận nhà.
Người tiêu dùng vào mạng lựa chọn hàng hóa thiết yếu để được phục vụ tại nhà.
Anh Nguyễn Hải Triều, ngụ quận Ninh Kiều cho biết, mua hàng qua mạng, qua điện thoại cảm thấy tiện lợi và yên tâm. Gia đình sẽ cố gắng thực hiện việc này trong thời gian cách ly qua dịch bệnh.
Còn chị Trần Thị Thu Hiền, ngụ phường An Thới, quận Bình Thủy chọn cách mua nhu yếu phẩm qua điện thoại để an toàn. Sau khi đã chọn được những mặt hàng thiết yếu cho gia đình, nhân viên cửa hàng tiện ích sẽ mang hàng đến tận nhà giao cho khách hàng, không phải đến tận nơi để mua như trước đây. Chị Hiền cho biết, đây là cách làm tốt nhất thời điểm này để cùng chung tay phòng dịch Covid-19.
"Tôi thấy dịch vụ giao hàng này rất thuận tiện, trong bối cảnh dịch bệnh không ai muốn đi ra ngoài, nhưng vẫn có thể điện thoại đến siêu thị đặt mua và họ giao hàng rất thuận tiện. Hàng hóa mua qua điện thoại giá cả hợp lý, hàng hóa tốt, tốc độ giao hàng nhanh, đúng như ý của mình", chị Hiền cho biết.
Nắm bắt được xu thế mua sắm của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng tiện ích đã thực hiện bán hàng online, bán qua điện thoại và giao hàng tận nhà. Với hóa đơn trên 200.000 đồng, các cửa hàng sẽ giao hàng trong vòng bán kính 5 km mà không thu thêm phí.
Ngoài phạm vi 5 km, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền 6.000 đồng/km, để hỗ trợ xăng xe cho nhân viên. Ngoài cung cấp hàng hóa tận nơi cho người tiêu dùng, các cửa hàng tiện ích cũng đưa ra giải pháp để bảo vệ khách hàng mua sắm trực tiếp, và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên trong quá trình giao dịch.
Nhu yếu phẩm cần thiết cho những ngày cách ly được người tiêu dùng lựa chọn và đặt mua.
Chị Nguyễn Hương Thủy, Cửa hàng trưởng Co.op Food đường Trần Việt Châu, quận Ninh Kiều cho biết, hàng ngày cửa hàng cho vệ sinh quầy, kệ bằng nước sát khuẩn, vệ sinh sàn và đồng thời có trang bị nước rửa tay khô cho khách hàng, nhắc nhở khách hàng đeo khẩu trang khi mua sắm.
Trong 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân Cần Thơ đã chấp hành tốt, hạn chế đi lại, chuyển sang làm việc tại nhà, kết nối trực tuyến, qua mạng internet với cơ quan, đơn vị; đồng thời mua sắm đồ dùng thiết yếu qua online, qua điện thoại. Với mỗi người dân, việc không ra đường thời điểm này là góp phần chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19./.
Phạm Hải
Siêu thị đông đúc người dân mua đồ chuẩn bị tuần cao điểm 'sống chậm' Trưa 27.3, tại siêu thị Co.op Mart trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM) có khá đông người mua nhu yếu phẩm cho một tuần "sống chậm". Hình ảnh người dân xếp hàng chờ thanh toán tại siêu thị Co.op Mart trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) trưa 27.3 Sau yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh...