Hà Nội rà soát trường học trong khu đô thị
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa chỉ đạo các sở, ngành rà soát việc xây dựng trường học tại các khu đô thị để biết được thông tin tại sao chưa xây hoặc đã xây trường nhưng chưa hoạt động.
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 40 khu đô thị mới (khoảng 28.897 ha) đang triển khai xây dựng công trình và hạ tầng kỹ thuật 10 khu đô thị (khoảng 466 ha) đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng trường học ở các khu đô thị này chưa được chủ đầu tư quan tâm đúng mức.
Nhiều khu vực nội thành Hà Nội thiếu trường lớp khiến phụ huynh chật vật đăng đơn cho con đi học
Tính đến cuối năm 2011, tại 10 khu đô thị mới đã đưa vào sử dụng, theo quy hoạch có 38 trường học nhưng mới xây dựng và đưa vào sử dụng 27 trường. Trong đó chỉ có 4 trường công lập. Còn lại 11 trường chưa xây dựng xong, trong đó có 7 trường đã giao cho chủ đầu tư triển khai bằng nguồn vốn ngân sách, còn lại 4 trường vẫn chưa triển khai các thủ tục đầu tư.
Thiếu trường học trong các khu đô thị, ngoài nguyên nhân thiếu sự quan tâm của chủ đầu tư, một phần do một số dự án khi phê duyệt chưa xác định được trách nhiệm đầu tư thuộc ngân sách hoặc xã hội hóa khi lập quy hoạch, giao đất nên nhiều khu đô thị đưa dân vào ở nhưng lại không có trường học…
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở các khu đô thị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa yêu cầu giám đốc các sở ngành, chủ tịch quận, huyện và chủ đầu tư rà soát xây dựng trường học tại các khu đô thị. Việc rà soát này để biết được thông tin khu đô thị đã xây dựng trường hay chưa hoặc đã xây dựng trường nhưng chưa đưa vào hoạt động, những lý do vướng mắc do đâu.
Quang Phong
Theo dân trí
Huyện Nhà Bè (TP.HCM): Xã nào cũng có dự án "treo"
Ngày 6-9, Ủy ban MTTQ TP.HCM tiếp tục giám sát về việc thực hiện quy hoạch tại huyện Nhà Bè. Cuộc giám sát cho thấy trên địa bàn huyện có 17 dự án "treo", chiếm 70% tổng diện tích các dự án (hơn 630ha).
Dự án "treo" nằm rải rác khắp các xã. Nhiều dự án được giao đất từ năm 2003, 2004 nhưng đến nay chưa san lấp, chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa triển khai thi công. Nhà đầu tư gồm nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong nước và nước ngoài, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP cũng như tập thể cán bộ công nhân viên...
Gia đình bà Trần Thị Kia (ấp 2, xã Phước Kiển, Nhà Bè, TP.HCM) chưa di dời do chủ đầu tư chưa giao nền nhà - Ảnh: T.T.D.
14 năm chưa đền bù xong
Xã Phước Kiển có đến bảy dự án "treo" với diện tích gần 120ha. Trong đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP là chủ đầu tư hai dự án "treo" có diện tích trên 45ha. Quy mô các dự án "treo" đa dạng, dự án nhỏ nhất có diện tích chưa đến 1ha, dự án lớn nhất là khu đô thị Nhơn Đức - Phước Kiển có diện tích 350ha.
Theo UBND huyện Nhà Bè, bức xúc nhất là dự án khu đô thị Nhơn Đức - Phước Kiển (xã Nhơn Đức và xã Phước Kiển). Dự án này được quy hoạch năm 1998, UBND TP giao đất năm 2006 cho Công ty GS (Hàn Quốc) theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng. UBND huyện Nhà Bè đã giải phóng 80% mặt bằng, phần còn lại bị ngưng từ đầu năm đến nay do thiếu tiền. Hiện dự án này chưa có đất để bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất, UBND huyện Nhà Bè chưa có nền đất để giao cho 224 trường hợp hoán đổi đất nông nghiệp lấy đất ở. Một số trường hợp hộ dân đồng ý hoán đổi đất nông nghiệp đã thay đổi ý kiến, xin nhận tiền bồi thường nhưng UBND huyện chưa có tiền trả cho dân. Dự án còn khoảng 50 hộ dân chưa được nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.
Các hộ dân rất bức xúc bởi từ khi đất bị quy hoạch thành khu đô thị đến nay đã 14 năm mà mọi chuyện vẫn chưa đâu vào đâu. Ông Bùi Văn Chín (ở ấp 2) cho biết ông chứng kiến nhiều người dân giao đất cho Nhà nước nhưng chưa nhận đủ tiền bồi thường, tiền tạm cư chỉ được trả một đợt đầu, còn những đợt sau thì chưa có. Năm ngoái, ông Chín đang nuôi cá thì cán bộ làm công tác bồi thường kêu ông phải xả ao, bán cá để chuẩn bị giao đất cho Nhà nước. Từ đó đến nay, ông Chín không nuôi cá, bỏ hoang ao. "Quy hoạch treo khiến dân ở đây khổ cả chục năm, giờ muốn giao đất cho Nhà nước để đi lập nghiệp ở nơi khác cũng không được" - ông Chín than.
Thêm 700ha có nguy cơ chậm triển khai
Quy hoạch khó nhất ở huyện này là khu 12,5ha trung tâm thể dục thể thao. Từ khi có quy hoạch vào năm 2005 đến nay, khu thể dục thể thao này vẫn chưa có nhà đầu tư. UBND huyện muốn thu nhỏ khu quy hoạch còn 4ha nhưng chưa được UBND TP đồng ý.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Nhà Bè còn hơn 40 dự án đã được chấp thuận địa điểm đầu tư với tổng diện tích khoảng 700ha. Đến nay các chủ đầu tư đang ở giai đoạn điều chỉnh quy hoạch, trong đó có nhiều dự án đã quá hạn 12 tháng. Dù các dự án này chưa có quyết định thu hồi đất nhưng một khi nhà đầu tư đã được chấp thuận địa điểm làm dự án nơi nào thì quyền lợi về đất của người dân trong khu vực bị "treo" một cách tự phát: dân muốn bán đất không ai mua, muốn thế chấp vay tiền làm ăn cũng không được...
Trước tình hình tồn tại nhiều quy hoạch "treo", UBND huyện Nhà Bè có nhiều kiến nghị với đoàn giám sát. Theo đó, UBND TP cần có cơ chế hỗ trợ trong trường hợp nhà đầu tư đã thỏa thuận bồi thường được trên 80% diện tích đất mà gặp khó khăn, không thể thỏa thuận tiếp với những hộ dân còn lại. Có như vậy, chủ đầu tư mới nhanh chóng có đất triển khai dự án. UBND TP cũng cần xây dựng quy trình cụ thể hướng dẫn và ưu tiên vốn để UBND các quận, huyện mua lại quỹ nhà đất của doanh nghiệp để sử dụng cho mục đích tái định cư.
Về vấn đề xác định đối tượng hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, đại diện UBND huyện này cho rằng quy định hiện hành về bồi thường giải phóng mặt bằng... hiện nay chưa hợp lý. Theo quy định này, người có đất nông nghiệp bị thu hồi phải đáp ứng ba điều kiện mới được nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp từ 1,5-5 lần giá đất ở trung bình trong khu vực. Đó là các điều kiện: phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp, có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp và diện tích đất được nhận hỗ trợ bị khống chế. Trong đó, điều kiện có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp phải được UBND cấp xã xác nhận. "Cách làm này dễ xảy ra tiêu cực. UBND xã có cảm tình với ai thì xác nhận người đó có thu nhập chính từ nông nghiệp, không thì ngược lại. Chỉ nên căn cứ mục đích sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để hỗ trợ người dân" - đại diện Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè kiến nghị.
Theo VNN
Lần theo đường đi của 4 "chúa tể rừng xanh" Sau khi lực lượng CSMT Công an Hà Tĩnh bắt giữ vụ vận chuyển 4 con hổ còn sống, nhiều cơ quan chống lậu tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo lập tức rà soát lại quy trình chuyên môn để xác định đường đi của 4 cá thể hổ. 4 con hổ xuất xứ từ Lào? Ngay sau khi vụ 4 cá...