Hà Nội: Những quán bán đồ ăn gia truyền, khách muốn mua phải xếp hàng
Cảnh xếp hàng mua thực phẩm không phải chỉ có ở thời bao cấp, mà ở một số quán bán đồ ăn gia truyền nổi tiếng, hàng chục năm nay thực khách vẫn xếp hàng chờ tới lượt.
Đặc điểm nhận diện của quán thịt quay này đó là từ 4h chiều đến tối, khách mua sẽ xếp hàng dài chờ đến lượt.
Hàng thịt quay Thể Giao không có biển hiệu, nằm bên cạnh đình Thể Giao
Hàng thịt quay Thể Giao không có cửa hàng, biển hiệu mà chỉ là một góc nhỏ trên vỉa hè, ngay bên cạnh đình Thể Giao. Cơ ngơi của quán hàng 30 năm tuổi này nằm gọn trong hai cái bàn inox, đặt lên trên là cái mâm cơ man các loại thịt quay, hộp nước xốt, kiệu, dưa muối, mấy chiếc làn nhựa đựng thịt, 2 tấm thớt gỗ dày.
Hàng ngày, dù chừng 4h15 – 4h20 chủ quán mới ra bày biện, nhưng 4h đã có người đứng xếp hàng đợi sẵn. Đó là bởi sức hấp dẫn từ những món ăn làm khéo, lôi kéo không chỉ khách lân cận, mà còn cả người ở xa đến mua.
Mỗi buổi chiều đi qua con phố này, mọi người lại bắt gặp cảnh xếp hàng như mọi ngày. Anh Hoàng Anh, một khách hàng sau khi mua thịt quay đã đăng bức ảnh khách xếp hàng mua thịt quay với tiêu đề “Nhịp sống thường ngày”, đã nhận được rất nhiều phản hồi thú vị.
Hàng thịt qua Thể Giao nhận được nhiều lời khen từ khách hàng
Tài khoản Ngân Tuyền với lời bình “Thịt quay ở đây ngon tuyệt. Ngày nào tớ đi làm cũng qua đây, thấy người ta xếp hàng đông lắm”; Một người có tên Loan Nguyễn thì nói: “Mọi người thích ăn thịt quay khu nhà mềnh thế nhỉ. Ở đây, buổi sáng xếp hàng mua xôi Phú Thượng và cháo. Buổi chiều xếp hàng mua thịt quay…
Tìm hiểu được biết, trong suốt 30 năm qua, chị Thúy và anh Kha (chồng chị) – chủ quán thịt quay trên, đều tự tay tẩm ướp, tự canh lửa cho từng mẻ thịt chứ không thuê thợ. Cũng theo chủ quán, để có những mẻ thịt quay phục vụ cho thực khách, ngày nào gia đình chị Thúy, anh Kha cũng phải quay cuồng từ 7 giờ sáng đến khi bán hết thịt, dọn hàng mới tạm xong.
Phở gia truyền Bát Đàn
Có lẽ chẳng thể tìm thấy nơi nào khác ở Hà Nội mà ngày ngày vẫn diễn ra cảnh người xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt, rồi tự phục vụ như ở quán phở gia truyền trên phố Bát Đàn.
Khách hàng kiên nhẫn chờ tại quán phở trên phố Bát Đàn
Video đang HOT
Có lẽ hương vị truyền thống bao năm của quán đã trở thành liều thuốc gây “nghiện” với nhiều người, để mỗi sáng, hàng dãy người lại tiếp tục kiên nhẫn nối đuôi nhau chờ tới lượt tự bưng bê bát phở trên tay và tự tìm chỗ ngồi để thưởng thức.
Để giảm bớt sốt ruột, một số thực khách có tuổi thường mua báo mới để đọc rồi nhích dần từng bước chân chờ tới lượt.
Xếp hàng mua xôi 5.000 đồng ở phố cổ
Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ đến hơn 8 giờ, tại vỉa hè trước cửa số nhà 44 phố Hàng Hòm (Hoàn Kiếm – Hà Nội) lại đông nghẹt người mua xôi với giá chỉ 5.000 đồng.
Quán xôi đông tấp nập, chỉ phục vụ khách từ 6h đến 8h sáng là hết hàng
Chủ hàng xôi là hai vợ chồng chị Huyền, anh Hải, cùng trực tiếp bán xôi. Do lượng khách đông, nên chủ quán phải thuê ba bốn người phụ bán.
Người mua xôi chủ yếu là các cụ về hưu, ở phố Hàng Hòm, Hàng Quạt, Hàng Nón, có người ở xa hơn. Có bác đã mua xôi ở đây 25 năm kể từ ngày có hàng xôi Huyền, Hải.
Nhiều thực khách ăn tại đây cho biết, quán xôi đã có mặt ở vị trí này từ rất lâu năm, giá rẻ xôi ngon lại có đủ loại từ xôi xéo, xôi vò, xôi đỗ, lạc… nên sáng sáng, người xếp hàng mua xôi kín cả một góc phố. Thậm chí, chủ quán còn phải treo biển nhắc nhở người tới mua xôi “nói đủ nghe, để xe gọn gàng”.
Đến khoảng 8 giờ sáng, những thúng xôi đã được bán hết sạch.
Xếp “số” mua bánh rán
Nhiều thực khách vẫn gọi đây là bánh rán xếp số, bởi lẽ khi tới ăn tại hàng bánh rán mặn Võng Thị trên đường Lạc Long Quân, thực khách thường phải xếp hàng lấy số rất dài.
Hàng bánh rán ngon nức tiếng đã có thâm niên hơn 30 năm, trên đường Lạc Long Quân
Không có cửa hàng khang trang, không có biển hiệu hay nhờ quảng cáo, chỉ với giá 7 – 8.000 đồng/cái, những chiếc bánh thơm ngon cứ tự mời gọi khách tới nườm nượp. Tính đến nay, quán bánh rán nổi tiếng này đã được hơn 30 năm tuổi.
Mỗi bánh rán có giá 7.000 đồng/chiếc, được cắt ra bát trước khi ăn
Tài khoản Trang Lưu – một khách hàng từng ăn ở đây, chia sẻ: “Hàng bánh rán nổi như cồn nhiều năm nay mà vẫn chưa thấy giảm nhiệt. Mỗi chiếc bánh khá to nhân đầy đặn, cách ăn ở đây hơi khác 1 chút là cắt ra bát rồi chan nước sốt nhà làm, thêm cả dưa góp ăn đỡ ngấy. Thông thường, một bát như trong ảnh là 2 cái. Nếu ai ăn tốt sẽ ăn 3 cái, nhưng tôi thì 2 cái thôi vì cũng hơi nhanh ngán”.
Dù chỉ là hàng bán vỉa hè nhưng mà ko lúc nào vắng khách, còn phải xếp hàng dài đợi mãi mới tới lượt mình nhưng chị chủ và các bác làm đồ cũng nhanh nhẹn lắm. Dù bánh ko ngon xuất sắc nhưng mùa đông ngồi ăn 1 bát bánh rán như thế cũng vui.
Được biết, quán mở từ 10 giờ sáng đến khoảng 6, 7 giờ tối là đã không còn bánh để bán, có ngày đông khách, chiều muộn nhiều thực khách tới ăn lại phải ngậm ngùi quay về vì quán đã treo biển hết hàng.
Ngỡ ngàng loại quả đen sì, trước rụng đầy vườn nay thành đặc sản đắt hơn thịt lợn
Giữa thị trường bão hòa của các loại đồ ăn, thức uống như bây giờ, loại quả bình dị bao đời ở một số vùng quê bỗng "lên đời" trở thành đặc sản, được người dân khắp nơi tìm mua với giá cao hơn giá thịt lợn.
Là loại quả hình thoi, khi chín có màu đen, nếu ai lần đầu nhìn thấy quả trám sẽ chột dạ nghĩ: Tại sao loại quả đen nhẻm, xấu xí, kỳ lạ này khi vào mùa lại được chị em nội trợ đổ xô đi mua với giá đắt đỏ, thậm chí có người chi tiền triệu để mua rồi cất tủ ăn dần?
Được biết, cây trám có ở các vùng trung du, miền núi phía Bắc, ra hoa vào tháng 2 và cho thu hoạch quả vào tháng 7, khi chín có màu đen, cùi màu vàng, hạt nhọn 2 đầu. Quả trám đen có vị thơm, bùi, ngậy hấp dẫn có thể chế biến thành nhiều món ăn như trám kho, gỏi trám, xôi trám hoặc ngâm muối để ăn hàng ngày.
Quả trám đen được bán với giá từ 120-150.000 đồng/kg.
Mới sáng sớm, tại cổng chợ đầu mối Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), khi người bán hàng vừa đổ bao trám đen ra chiếc bạt rộng chừng 2m2, lập tức 5-6 người xúm lại tranh nhau bốc từng vốc trám đen cho vào túi rồi mua với giá 140.000 đồng/kg.
Anh Hải (tiểu thương chợ đầu mối Minh Khai) cho biết anh chuyên bán các loại rau củ quả quê ở đầu chợ nhưng trám đen là loại đắt hàng nhất, có bao nhiêu cũng hết.
"Thường là hết mùa trám đen sẽ đến mùa trám chua (trám trắng). Mặc dù giá trám đen gấp 3-4 lần trám chua nhưng bán rất đắt hàng. Năm ngoái, giá trám đen khoảng 100-120.000 đồng/kg nhưng năm nay giá cao, tôi bán 140.000 đồng/kg mà không có hàng để bán. Hôm nào nắng ráo lấy nhiều cũng chỉ được 2 tạ, bán chỉ 2 tiếng là hết veo", anh Hải nói.
Quả trám có màu đen, cùi màu vàng, ăn rất bùi và ngậy.
Bà Nguyễn Thị Dung, trú tại Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội) cầm túi trám đen 5kg lên tỏ vẻ vui mừng vì phải canh 4-5 ngày nay mới mua được.
"Trước đây, muốn ăn trám đen phải nhờ người mua ở quê chứ ở Hà Nội ít chỗ bán. Từ khi biết ở đây có bán, năm nào tôi cũng phải canh để mua. Mấy ngày trước ra muộn hoặc ra hôm trời mưa không mua được, may quá hôm nay có, tôi mua luôn 5kg, về om lên rồi chấm muối lạc ăn chơi hoặc thổi xôi, ngâm muối, ngâm mắm ăn cả năm, ngon vô vùng", bà Dung chia sẻ.
Bán trám đen trên chợ mạng với giá 140.000 đồng/kg, chị Phan Thị Thương, trú tại Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cứ đến mùa trám là bố chị lại đi thu mua của các gia đình trong xã rồi gửi xe xuống Hà Nội cho chị bán.
"Bố tôi thường đặt mua cả cây rồi trèo lên bẻ, mất công tí nhưng giá mua được rẻ hơn. Nhà nào có người hái thì lại mua tại gốc với giá 100-120.000 đồng/kg, thêm công vận chuyển, cước xe, hao hụt, mỗi kg trám bán ra 2 bố con tôi sẽ lời từ 10-20.000 đồng/kg. Cộng thêm tiền ship thì 1kg trám có giá cao hơn cả thịt lợn nhưng nhiều người mua lắm, cả tạ bán cũng hết", chị Thương cho hay.
Ít ai ngờ loại quả nơi thôn quê với món ăn dân dã giờ trở thành đặc sản được lùng mua với giá đắt đỏ.
Sở hữu vườn trám đen trên diện tích rộng 1.200m2, cho thu hoạch hơn 1 tấn quả, chị Ngô Phương Thủy, trú tại thôn Vân Xuyên, xã Hoàng Vân (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) cho biết, năm nay là năm bội thu của gia đình chị bởi vừa được mùa vừa bán được giá cao.
Với 7 gốc trám cổ thụ được các cụ trồng cả trăm năm trước và 10 gốc trám mới trồng vài chục năm đã cho ra quả ổn định, mỗi gốc cho thu hoạch khoảng 100kg quả, bán với giá từ 120-150.000 đồng/kg, dự kiến gia đình chị Thủy thu về trên 100 triệu đồng từ trám đen.
Những cây trám cổ thụ có tuổi đời trên 100 năm tuổi cho thu hoạch cả chục triệu đồng/cây.
"Năm trước mất mùa, mỗi cây trám chỉ cho thu hoạch từ 30-40kg quả, giá bán chỉ tầm 100-120.000 đồng/kg nhưng năm nay sai quả, mỗi cây hái được cả tạ. Nhà tôi không có người hái nên phải thuê người đập với giá 400.000 đồng/ngày. Trám lấy xuống tới đâu có người mua hết tại gốc đến đó với giá 120.000 đồng/kg, nếu trám sơ chế qua, gọi là trám nấu thì bán với giá 150.000 đồng/kg", chị Thủy chia sẻ.
Theo chị Thủy, với người dân ở làng Vân Xuyên thì quả trám đen có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Nham trám, xôi nhân trám, trám kho thịt...nhưng độc đáo và hấp dẫn hơn cả đó chính là món nham trám.
Trám đen thành đặc sản của địa phương được mang ra tiếp đãi khách quý.
"Khi chế biến nham, người ta sẽ tách hạt trám, lấy cùi rồi thái nhỏ. Trám trước khi tách phải được ngâm trong nước ấm (khoảng 40-50 độ) 10-15 phút, sau đó vớt ra, để ráo, bổ dọc quả, tách riêng phần cùi và phần hạt sao cho phần cùi không bị rắn hay nát rồi trộn với thịt quay, cá nướng, cùng với rau thơm, khế chua xắt mỏng, nêm chút mắm, muối, bột ngọt, đường, hành phi, rắc thêm lạc rang giã nhỏ dùng kèm với chén nước tương", chị Thủy bày tỏ.
Ông Hoàng Thế Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hiệp Hòa cho biết, cây trám đen là cây truyền thống được trồng nhiều tại vùng ven bãi bồi sông Cầu thuộc một số thôn của xã Hoàng Vân, được đánh giá là loại cây chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Năm 2020, sản lượng trám đen tại xã Hoàng Vân ước cho thu hoạch trên 60 tấn quả, với giá bán từ 120-130.000 đồng/kg quả tươi, dự tính đạt trên 6 tỷ đồng.
Chị Thuyết, một người dân trú tại xã Hoàng Vân tỏ vẻ phấn khởi vì trám năm nay được mùa, được giá.
Theo ông Hùng, trước đây, cây trám đen được trồng lấy quả để chế biến thành các món ăn dân dã hàng ngày, phục vụ nhu cầu tại địa phương. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế từ loại cây này, nhiều địa phương trong huyện đã chú trọng nhân giống cây và hướng tới xây dựng thương hiệu trám đen.
"Ngoài việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống là nham trám, chúng tôi còn hỗ trợ kinh phí làm tem, nhãn, bao bì để đóng gói, ứng dụng om trám bằng công nghệ để bảo quản được lâu hơn và đưa trám đen vào hệ thống siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc. Đồng thời, cùng với các Viện nghiên cứu đang tiến hành đánh số các cây trám cổ thụ để bảo tồn giống, đồng thời nhân rộng diện tích thêm 3ha trám ghép", ông Hùng cho hay.
Người Nhật rất sợ mồ hôi và có hàng tá sản phẩm chống mùi cơ thể toàn diện siêu tốt, giá đều dưới 100.000 đồng Xịt chống mùi khói bụi, đồ ăn ám lên quần áo, xịt chống mồ hôi toàn thân đâu đâu cũng diệt khuẩn, không trừ chỗ nào. Sống tại Nhật Bản hơn 4 năm qua, tôi được khám phá những đặc điểm rất thú vị trong văn hoá đất nước xứ phù tang. Điển hình là việc người Nhật siêu ám ảnh với việc...