Hà Nội: Người dân tin tưởng khám bệnh trạm y tế
Sau một thời gian triển khai thực hiện mô hình điểm trạm y tế (TYT), TYT xã Tân Hội, huyện Đan Phượng đã dần tạo được niềm tin của người dân trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Điều đó thể hiện ở số lượng người bệnh đến khám đã tăng lên.
Theo báo cáo của TYT xã Tân Hội tại buổi kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ngày 4-4, tổng số lượt khám chữa bệnh quý 1-2019 là 3.232 lượt, trong đó 1.679 lượt được thanh toán BHYT và 1.553 lượt miễn phí do chưa được thanh toán BHYT (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại). Bình quân khoảng 50-60 lượt bệnh nhân đến khám mỗi ngày, tăng hơn 2 lần so với khi chưa triển khai TYT điểm.
Bên cạnh đó, công tác quản lý bệnh không lây nhiễm, tính đến 31-3 có tổng số 375 bệnh nhân tăng huyết áp được lập hồ sơ quản lý điều trị tại trạm; 98 bệnh nhân đái tháo đường được lập hồ sơ quản lý điều trị tại trạm trên tổng số 109 hồ sơ. Việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân đạt 97%, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 91%.
Nhìn chung, từ khi triển khai mô hình TYT điểm của Bộ Y tế, TYT xã Tân Hội đã được nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao tay nghề; bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại trạm được thuận lợi đặc biệt là các bệnh mạn như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về xương khớp, di chứng sau đột quỵ… được trực tiếp các bác sỹ của BV tuyến Trung ương, TP khám điều trị ngay tại tuyến y tế cơ sở.
Người dân đến khám, tư vấn tại TYT xã Tân Hội, huyện Đan Phượng.
Bên cạnh đó công tác quản lý bệnh không lây nhiễm theo mô hình bác sỹ gia đình thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý sức khỏe cho các thành viên trong gia đình nhằm phát hiện và điều trị sớm tiền tăng huyết áp, tiền đái tháo đường… thay đổi lối sống sinh hoạt phù hợp để phòng và ngăn ngừa sự tiến triển, các biến chứng của bệnh.
Video đang HOT
Đánh giá về việc thực hiện mô hình điểm tại TYT xã Tân Hội, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã ghi nhận những cố gắng mà TYT và Trung tâm y tế huyện Đan Phượng đã đạt được thời gian qua trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, việc thực hiện TYT điểm nói riêng khiến người dân đã tin tưởng y tế cơ sở hơn.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu TYT xã Tân Hội khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai mô hình trạm y tế điểm; đề nghị hoàn thiện, bổ sung các máy móc, trang thiết bị, mẫu thử xét nghiệm cho TYT. Bổ sung các dịch vụ khám sàng lọc bệnh ung thư như: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung và hoàn thiện đội ngũ nhân lực để phuc vụ tốt nhất cho người dân đến khám tại TYT, đẩy mạnh công nghệ thông tin kết nối với các BV tuyến trên. Trung tâm y tế huyện cần có kế hoạch điều chuyển cán bộ xuống trạm, bổ sung nguồn nhân lực cán bộ tại trạm đảm bảo công tác khám chữa bệnh…
Nhấn mạnh vai trò của công tác truyền thông trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, do đó Bộ trưởng giao Vụ Truyền thông thi đua khen thưởng cùng Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương làm các video về chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống các bệnh không lây nhiễm, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, rửa tay sạch, tập thể dục giữa giờ… có thời lượng 3 phút để phát tuyên truyền tại trạm y tế, giúp người dân khi đến khám được tiếp cận thông tin tốt hơn.
Thịnh An
Theo phapluatxahoi
Ngôn ngữ khám bệnh qua búp bê để giữ trinh tiết của phụ nữ Trung Quốc
Thời phong kiến, phụ nữ Trung Quốc không được trực tiếp gặp thầy thuốc mỗi khi khám bệnh.
Thay vào đó, họ phải ngồi sau một tấm rèm hoặc màn tre, thò tay ra ngoài và miêu tả triệu chứng bệnh qua vật trung gian là búp bê ngà. Nếu gặp vấn đề hô hấp, bệnh nhân nữ sẽ chỉ tay vào phần ngực búp bê. Nếu gặp vấn đề kinh nguyệt, họ chỉ vào bụng búp bê. Qua thứ ngôn ngữ bí mật này, thầy thuốc đưa ra chẩn đoán.
Phụ nữ Trung Quốc từng sử dụng búp bê ngà để khám bệnh. Ảnh: Internet
Trong bài luận Chinese Medicine Dolls năm 1952, chuyên gia nghiên cứu lịch sử y học Howard Dittrick cho biết khám bệnh qua búp bê là hình thức khám bệnh duy nhất của phụ nữ Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ. Từ những năm 1300 đến cuối thế kỷ 19 dưới thời nhà Minh và nhà Thanh, quan niệm về trinh tiết "nam nữ thọ thọ bất thân" không cho phép một thầy thuốc nam chạm vào cơ thể bệnh nhân nữ, hoặc một bệnh nhân nữ cởi đồ để các thầy thuốc nam khám.
Thời đó, xã hội Trung Quốc chỉ chấp nhận đàn ông làm bác sĩ. Năm 1879, Bệnh viện Canton Missionary trở thành cơ sở y tế đầu tiên nhận đào tạo y học cho sinh viên nữ, theo luận án của bà Shing-ting Lin về chăm sóc y tế tại Trung Quốc cho phụ nữ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Song, Bệnh viện Canton Missionary đưa ra quyết định này không vì bình đẳng giới mà để thỏa mãn quan niệm bác sĩ nam không nên chạm vào bệnh nhân nữ.
Búp bê chẩn đoán của người Trung Quốc xưa mô phỏng một người phụ nữ không mặc quần áo trong tư thế nằm nghiêng, tay đeo vòng, thỉnh thoảng cầm quạt. Chất liệu chủ yếu để khắc loại búp bê này là ngà, ngoài ra còn có ngọc bích, hổ phách, đồng, gỗ và cả ngọc lưu ly.
Ông Dittrick cho biết tất cả những con búp bê ngà đều có tư thế giống nhau: đầu gác trên cánh tay trái, tay phải vắt ngang cơ thể. Búp bê cho phụ nữ trưởng thành có tóc búi gọn đằng sau còn búp bê cho bé gái có tóc tết hoặc buộc đuôi ngựa hai bên. Búp bê đời đầu còn được các nghệ nhân khắc cả chân bó búp sen, sản phẩm của tục bó chân đầy đau đớn của người Trung Quốc cổ.
Một mẫu búp bê chẩn bệnh đơn giản. Ảnh: Wellcome Collection.
Phụ nữ tầng lớp thượng lưu có thể tự mang búp bê đến khám, thường là những mẫu đẹp, được thiết kế riêng. Người nghèo thì dùng mẫu búp bê đơn giản hơn của thầy thuốc. Những mẫu búp bê y tế càng sang trọng thì độ phức tạp càng cao. Ví dụ búp bê dưới triều nhà Minh nằm nghiêng mình trên ghế thu nhỏ, có đệm xanh, một vài mẫu có cả gối lụa và khăn thêu. Để tránh hẳn việc phải đi lại và gặp gỡ, những phụ nữ giàu có đánh dấu lên cơ thể búp bê bằng mực Ấn Độ hoặc than, sau đó cử người hầu mang búp bê tới cho thầy thuốc.
"Thầy thuốc dưới thời các vua Trung Quốc không phản đối hình thức thăm khám và điều trị bệnh nhân qua búp bê ngà. Thực tế, hình thức khám cho bệnh nhân nam cũng gần giống như vậy. Việc bệnh nhân nam cởi quần áo trước mặt thầy thuốc không bị cấm, nhưng những bác sĩ học rộng tài cao thấy việc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người khác không xứng với chức vị của họ", bà Shing-ting Lin viết.
Thực tế, chỉ một con búp bê ngà khó có thể biểu đạt hết những mối quan tâm về sức khỏe của phụ nữ. Đối với các vấn đề liên quan đến phụ khoa hoặc sản khoa như quản lý chu kỳ kinh nguyệt hay sinh nở, phái đẹp Trung Quốc vẫn cần đến sự hỗ trợ của nữ hộ sinh và người hầu.
Lê Hằng
Theo Atlasobscura
Nhiều người Việt tàn phá bản thân vì thói quen ăn uống ngược đời Gần 90% số người Việt nấu ăn luôn cho loại gia vị này vào thực phẩm khi chuẩn bị chế biến. Theo TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay: Muối rất quan trọng đối với cơ thể con người. Trong muối có Natri - là một trong hai nguyên tố chính cấu thành...