Hà Nội kiểm tra hoạt động của các trường phổ thông ngoài công lập
Từ ngày 1/10, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra các trường có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện liên kết giáo dục, trường ngoài công lập.
Ảnh minh họa
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra các trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, trường phổ thông thực hiện liên kết giáo dục, các trường phổ thông ngoài công lập và các trường thực hiện chương trình bổ trợ năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục đích của kế hoạch kiểm tra nhằm đánh giá toàn diện về tính pháp lý, các điều kiện dạy học và các hoạt động giáo dục thường xuyên của trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, trường phổ thông thực hiện liên kết giáo dục, các trường phổ thông ngoài công lập và các trường thực hiện chương trình bổ trợ năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện kiểm tra các điều kiện đảm bảo để trường hoạt động giáo dục sau khi được cấp phép; việc đảm bảo chương trình đã được phê duyệt; việc thực hiện chương trình quốc tế, khảo thí và kiểm định chất lượng theo chuẩn đã đăng ký; tỉ lệ tiếp nhận học sinh Việt Nam theo quy định.
Cùng với đó là quy trình quản lý chất lượng, công khai các hoạt động giáo dục; việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ; đảm bảo việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên; việc giảng dạy chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam.
Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện liên kết giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra điều kiện tổ chức thực hiện chương trình giáo dục tích hợp; tổ chức thực hiện chương trình giáo dục tích hợp (công tác quản lý, công tác dạy và học, việc công khai các thông tin liên quan để thực hiện chương trình giáo dục tích hợp trên trang điện tử của cơ sở giáo dục).
Video đang HOT
Đối với các trường phổ thông ngoài công lập, Sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra các điều kiện đảm bảo để trường hoạt động giáo dục sau khi được cấp phép; việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; các điều kiện về tổ chức đội ngũ, nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy và học của nhà trường.
Đối với các trường thực hiện dạy học bổ trợ, Sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra các điều kiện về tổ chức đội ngũ, nhân sự và điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo cho hoạt động dạy và học bổ trợ của nhà trường; các quyết định liên quan đến quy trình lựa chọn đơn vị thực hiện hoạt động dạy học bổ trợ; công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo học chương trình bổ trợ của nhà trường.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Phòng Giáo dục trung học tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra. Các Phòng GD&ĐT cử đại diện lãnh đạo, chuyên viên phối hợp kiểm tra các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận, huyện.
Trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, trường phổ thông thực hiện liên kết giáo dục, các trường phổ thông ngoài công lập và các trường thực hiện chương trình bổ trợ năm học 2022-2023 cung cấp Kế hoạch giáo dục của nhà trường; chuẩn bị báo cáo về các nội dung kiểm tra; chuẩn bị địa điểm, cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ đoàn kiểm tra theo yêu cầu.
Phụ huynh như 'ngồi trên đống lửa', chờ đợi công bố môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT
Thời gian từ nay đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội không còn nhiều. Nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng học và ôn tập của con khi vẫn phải học online kéo dài.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội vốn được ví căng thẳng như thi đại học. Nếu như mọi năm, thời điểm này, học sinh lớp 9 "vắt chân lên cổ" để học và ôn tập từ lớp học chính khóa tới lớp học thêm thì năm nay học sinh ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố vẫn học trực tuyến.
Duy trì hiệu quả việc học trực tiếp
Chương trình học kỳ I đã chuẩn bị đi hết chặng đường. Đến thời điểm này, thành phố mới chỉ cho phép học sinh lớp 9 ở 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp. Tại các trường cho học sinh đi học trở lại, thầy và trò đang dồn sức để ôn tập, củng cố kiến thức, vừa thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, với mong muốn duy trì việc học trực tiếp được lâu dài và hiệu quả.
Là một trong số 18 huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cho học sinh lớp 9 đi học trở lại, Phòng GDĐT huyện Sóc Sơn đã hướng dẫn các nhà trường tổ chức tập dượt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên kỹ năng xử lý nếu phát hiện ca F0 khi đang tổ chức dạy học.
Đến thời điểm này, 18 huyện, thị xã của Hà Nội cho phép học sinh lớp 9 đến trường học trực tiếp.
Bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng Phòng GDĐT huyện Sóc Sơn cho biết, các trường trên địa bàn đã chủ động xây dựng kịch bản tổ chức dạy học, tận dụng tối đa thời gian học sinh học trực tiếp để rà soát, bồi dưỡng, tổ chức dạy học bảo đảm chất lượng, nhất là đối với các môn có trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông.
So với các năm học trước, học sinh lớp 9 toàn thành phố năm nay thiệt thòi hơn vì phải trải qua 2 năm liền học trực tuyến. Để đảm bảo kiến thức cho học sinh, Trường THCS Hạ Bằng (huyện Thạch Thất) ưu tiên bố trí các giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy khối lớp 9.
Trường THCS Hạ Bằng có 4 lớp 9 với 157 học sinh đã được đến trường học trực tiếp. Theo ông Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, bên cạnh các hoạt động đảm bảo về phòng chống dịch, trường đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh cuối cấp chuẩn bị thi vào lớp 10. Trong thời gian này, trường tiếp tục duy trì việc học bổ trợ miễn phí vào buổi chiều với học sinh lớp 9, rà soát, phân loại, đánh giá học lực học sinh để có kế hoạch ôn tập phù hợp với từng em.
Sau 3 tuần triển khai cho học sinh lớp 9 đi học trực tiếp, huyện Ba Vì đã bảo đảm điều kiện an toàn cho học sinh và giáo viên. Ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng phòng GDĐT huyện Ba Vì cho biết, tận dụng thời gian học sinh được đến trường, các trường trên địa bàn huyện đã tập trung ôn tập lại kiến thức học trực tuyến, sau đó kết hợp dạy chương trình mới và củng cố kiến thức, hỗ trợ thêm cho học sinh chưa nắm được bài.
Chờ đợi công bố môn thi thứ 4
Trong khi học sinh lớp 9 tại 18 huyện, thị xã được đi học trở lại thì học sinh ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố vẫn chưa được đến trường. Nếu như mọi năm, thời điểm này, học sinh lớp 9 "vắt chân lên cổ" để học và ôn tập từ lớp học chính khóa tới lớp học thêm thì năm nay các em vẫn đang phải học trực tuyến kéo dài. Nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng về "tấm vé" vào lớp 10 công lập năm nay của con.
Gần 2 năm học trực tuyến, con trai chị Nguyễn Hồng Tươi (quận Ba Đình), học sinh lớp 9 Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) đã quen với việc học chính khóa và học thêm online. Tuy nhiên vì là năm cuối cấp nên cả hai mẹ con chị Tươi đều cảm thấy rất áp lực khi thời gian từ nay đến kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập chính thức diễn ra không còn nhiều. Chị Tươi chia sẻ: "Học online rất hạn chế khả năng tiếp thu của con. Trong khi tính cạnh tranh của kỳ thi này rất cao, tỉ lệ đỗ trường công lập chỉ khoảng hơn 60% nên tôi rất lo lắng".
Để giảm áp lực cho học sinh, nhiều phụ huynh và giáo viên đề xuất thành phố nên bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 THPT công lập năm nay.
Không được đến trường học trực tiếp, học sinh lớp 9 chỉ được học và ôn tập cùng thầy cô qua màn hình vi tính. Hơn thế, thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ 4, thế nên học sinh phải cùng lúc học và ôn tập tất cả các môn. Anh Nguyễn Thanh Tú (quận Long Biên) cho rằng, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh.
"Các con học sinh lớp 9 năm nay rất thiệt thòi và gặp nhiều khó khăn trong học tập. Học online kéo dài các con đã rất căng thẳng rồi nên tôi cho rằng, thành phố nên sớm công bố môn thi thứ 4 để các con có kế hoạch ôn tập cụ thể. Đừng như năm ngoái công bố vào phút chót khiến các con tăng áp lực", anh Tú nêu quan điểm.
Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết Online, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GDĐT quận Hà Đông cho biết, do lo lắng về hiệu quả học tập của học sinh nên hiện nay nhiều phụ huynh có con học lớp 9 trên địa bàn bày tỏ mong muốn được các trường tổ chức lịch dạy phụ đạo kiến thức 3 môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh cho các con. Tuy nhiên, nhằm giảm áp lực học trực tuyến cho học sinh, TP Hà Nội chưa cho phép các trường dạy thêm buổi chiều cho học sinh nên về vấn đề này, Phòng GDĐT quận Hà Đông phải xin ý kiến của Sở GDĐT.
Bà Hằng cũng cho biết, thời gian tới, phòng sẽ triển khai lấy ý kiến phụ huynh về nguyện vọng có nên tổ chức thi môn thứ 4 hay không, sau đó đơn vị sẽ có đề xuất với Sở GDĐT.
Theo quan điểm của Trưởng phòng GDĐT quận Hà Đông, với năm học đặc biệt, học trực tuyến kéo dài gần hết học kỳ I như năm nay, thành phố nên tính đến phương án bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh. Nếu không giảm hoặc không công bố sớm, học sinh vừa phải học vừa phải ôn tập tất cả các môn, học sinh sẽ vất vả và áp lực.
Hỗ trợ tâm lý học sinh sau thời gian nghỉ dịch: Cần sự tinh tế của giáo viên Trong ba ngày 22, 23, 24/11, các trường học đủ điều kiện an toàn tại khu vực ngoại thành Hà Nội được phép mở cửa cho học sinh lớp 9 đến trường học trực tiếp. Bên cạnh việc hỗ trợ, củng cố kiến thức thì Ban giám hiệu các trường cũng đặc biệt lưu tâm đến việc theo dõi, phát hiện những học...