Hà Nội học liên ngành phải là trụ cột của Đại học Thủ đô Hà Nội
“Trường Đại học (ĐH) Thủ đô Hà Nội tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Nhà trường xây dựng chương trình giá trị sống của người Hà Nội, để sau này sinh viên ra trường có sự hiểu biết và phát huy” – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Ngày 5/10, trường ĐH Thủ đô Hà Nội phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội và Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc gia 65 năm giáo dục Thủ đô và giá trị sống của người Hà Nội.
Trong bài phát biểu khai mạc, PGS.TS Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng ĐH Thủ đô Hà Nội khẳng định kể từ giai đoạn giải phóng đất nước đến nay, những giá trị văn hóa cội nguồn của người Hà Nội được đề cao. Những giá trị hiện đại, tiến bộ được người Hà Nội coi trọng. Đó là niềm tự hào, kiêu hãnh của người Hà Nội và là nền tảng tạo nên sự ổn định, phát triển bền vững kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Sinh viên trường ĐH Thủ đô Hà Nội biểu diễn văn nghệ chào mừng Hội thảo. Ảnh: Thủy Trúc
Tuy nhiên, vẫn còn đó những mối lo và điều trăn trở khi có một bộ phận công dân, thanh niên sinh viên Hà Nội có cách sống và lối sống thiếu sự Khiêm Cung, coi thường giá trị tình nghĩa (tấm lòng và tránh nhiệm) đang thiếu lòng tự trọng, thiếu sự xấu hổ trong một số cư xử thường nhật.
Để thực hiện sứ mạng kết nối, phát triển truyền thống của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, có Hà Nội hóa và quốc tế hóa đồng bộ các thành tố quá trình đào tạo của nhà trường.
“Là nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, trường ĐH Thủ đô Hà Nội xác định phần lớn sản phẩm đào tạo của trường đã và sẽ là những công dân của Thủ đô, sống và làm việc vì sự phát triển của Thủ đô. Vì thế, văn hóa và bản sắc của Hà Nội phải in đậm dấu ấn trong quá trình đào tạo của nhà trường…” – PGS Bùi Văn Quân thông tin.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh đến giáo dục giá trị sống, tổ chức rèn luyện cho thanh niên, sinh viên sống xứng đáng với hệ giá trị trong nền văn hóa truyền thống cao cả của dân tộc. Cũng như, cập nhật với các bàn luận về văn hóa tiên tiến của thời đại đang là điều cấp thiết cho toàn bộ nền giáo dục của đất nước, trong đó có giáo dục Thủ đô.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị trường ĐH Thủ đô Hà Nội xây dựng chương trình giá trị sống. Ảnh: Thủy Trúc
Video đang HOT
Vì thế Thứ trưởng Hữu Độ đề nghị trường ĐH Thủ đô Hà Nội ưu tiên hàng đầu là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Nhà trường xây dựng chương trình giá trị sống của người Hà Nội, để sau này sinh viên ra trường có sự hiểu biết và phát huy.
Thực tế, tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã nhiều năm lấy môn Hà Nội học làm môn tự chọn và hàng năm có tới 400 sinh viên các ngành đăng ký môn học này. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô, ĐH Quốc gia Hà Nội, nhận xét đây là con số khá ấn tượng.
Qua kinh nghiệm quản lý ngành học Việt Nam học và phụ trách Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô, GS Nguyễn Quang Ngọc đánh giá cao trường ĐH Thủ đô Hà Nội có chủ trương xây dựng và phát triển Hà Nội học theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Và hy vọng đây sẽ là cơ sở để nhà trường đi xa hơn trong sứ mệnh cao cả của trường.
Các đại biểu tham quan không gian trưng bày Người Hà Nội và nét đẹp văn hóa thanh lịch, văn minh…
GS Nguyễn Quang Ngọc mong muốn, Hà Nội học liên ngành cần trở thành ngành học trụ cột ở trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Không chỉ thế, Hà Nội học liên ngành và Hà Nội học định hướng dụng nghề nghiệp ( du lịch, dịch vụ, quản lý xã hội, quản lý văn hóa, quản lý di sản, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực, phẩm chất người Hà Nội…) sẽ trở thành ngành học trụ cột ở trường ĐH Thủ đô Hà Nội…
Tham luận về giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống mang bản sắc Hà Nội thanh lịch, văn minh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết: Từ 10 năm nay, Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh” do Sở biên soạn đã được giảng dạy trong trường phổ thông ở Hà Nội.
Tính cần thiết của Bộ tài liệu đã được khẳng định, bởi không chỉ cần cho học sinh mà còn có tác dụng đối với toàn xã hội trong việc xây dựng nếp sống văn hóa… từ đó góp phần xây dựng, đào tạo các thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh./.
Theo kinhtedothi
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên: Vấn đề cấp bách và lâu dài
Sáng ngày 2/10, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo "Thực trạng đạo đức lối sống của HS, SV - Vấn đề và giải pháp".
Tham dự hội thảo có TS Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Liên Hiệp hội KH&KT Việt Nam, GS Nguyễn Cương - Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam, PGS Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Xuân An Việt - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HS, SV (Bộ GD&ĐT) cùng đại diện một số trường và các nhà khoa học, các chuyên gia tâm lý GD.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Giáo viên chủ nhiệm chuyên trách đóng vai trò là nhà tâm lý
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Phan Tùng Mậu cho biết, vấn đề GD đạo đức lối sống cho HS trường phổ thông nói riêng và vấn đề GD đạo đức, lối sống cho HS phổ thông, cho SV các trường ĐH, CĐ và HS các trường dạy nghề nói chung, là một vấn đề cấp bách và lâu dài của ngành GD nước ta.
Vấn đề này cần được sự quan tâm lớn, đột xuất và lâu dài trong nhiều năm của Đảng và Nhà nước trong đó ngành GD giữ vai trò chủ công.
Nếu làm tốt việc GD đạo đức, lối sống cho HS, SV thì sẽ góp phần hạn chế được nạn bạo lực học đường, bạo lực xã hội. Hội thảo mong muốn xin ý kiến các nhà khoa học, các nhà trường đánh giá đúng thực trạng và đưa giải pháp để Liên hiệp hội kiến nghị với Bộ GD&ĐT tạo cơ chế chính sách về công tác GD đạo đức, lối sống cho HS, SV.
Những ý kiến tại Hội thảo là cơ sở để Liên hiệp hội đề nghị BCH TƯ Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về GD đạo đức lối sống cho HS, SV.
Chia sẻ thực tiễn GD đạo đức, lối sống cho HS trong nhà trường, TS Võ Thế Quân, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Đô (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: GD toàn diện đức - trí - thể - mỹ là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường Việt Nam, trong đó GD đạo đức có vị trí quan trọng hàng đầu.
Từ khi thành lập năm 1991 đến nay, Trường THPT Đông Đô (Tây Hồ, Hà Nội) đã kiên trì thực hiện có hiệu quả các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống HS như đưa bộ môn Kỹ năng sống vào chương trình dạy học chính thức trong nhà trường.
Chương trình dạy học mỗi tuần 2 tiết, cả năm học 72 tiết, cả lý thuyết và thực hành với rất nhiều nội dung phong phú về đạo đức, lối sống cho HS. Thông qua chương trình GD kỹ năng sống nhà trường đã GD cho các em biết cách rèn các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
TS Võ Thế Quân chia sẻ tại Hội thảo.
Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử đối với cán bộ GV và HS. Với quan điểm "gieo suy nghĩ gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận". Suy nghĩ tích cực sẽ dẫn đến hành động tích cực, hành động tích cực sẽ dẫn đến kết quả tốt.
Nhà trường đã chọn mô hình mới "xây dựng đội ngũ GV chủ nhiệm (GVCN) chuyên trách". Đây là những thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm trong công tác GD học sinh, được đào tạo chính thức trong các trường ĐH SP, có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý.
GVCN chuyên trách đóng vai trò là nhà tâm lý, nhà giáo dục, nhà quản lý, người mẹ thứ 2 của các em HS.
Việc giáo dục đạo đức không được xem nhẹ
Nói về thực trạng GD đạo đức, lối sống hiện nay của HS, SV, thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, chuyện GD đạo đức hiện nay như một báo động về thế hệ trẻ đã đi chệch con đường đào tạo con người mà chúng ta mong muốn.
Theo thầy Hòa, nguyên nhân đầu tiên đó là việc GD đạo đức nhỏ lẻ, không được chú tâm, xem nhẹ, mà hiện nay các nhà trường đang lo lắng và tập trung nhất là chạy theo điểm số, chạy theo thi cử và giáo dục cả nước bị cuốn theo dòng thác thành tích - thi cử.
Mà đã tập trung vào GD chạy theo thành tích - thi cử - điểm số thì việc giáo dục đạo đức nếu không coi là bị xem nhẹ thì cũng không phải là trọng tâm, thường xuyên, làm lấy lệ, hình thức không xuất phát từ mục tiêu GD con người.
Tại hội thảo, các đại biểu đặt ra vấn đề cần quan tâm, xem xét GD văn hóa, đạo đức, giá trị sống cho HS trong kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; tha hóa và đạo đức lối sống cho HS, SV - tìm kiếm giải pháp tháo gỡ; GD đạo đức lối sống cho HS, SV cần đa dạng về hình thức và sát với mục tiêu đào tạo; một số kiến nghị về GD đạo đức lối sống của HS, SV
Trịnh Huyền
Theo GDTĐ
Truyền cảm hứng học tập tới học sinh Sáng 23/9, tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn ứng dụng phương pháp STEAM trong giáo dục do Bộ GDĐT, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp tổ chức. Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, phương pháp STEAM giúp học sinh vận dụng được kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ...