Hà Nội đưa nội dung giáo dục văn hóa giao thông vào chương trình chính khóa
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngành GD&ĐT, giai đoạn 2021-2030.
Hà Nội đưa nội dung giáo dục văn hóa giao thông vào chương trình chính khóa.
Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu 100% nhà trường tổ chức giáo dục, phổ biến kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, các kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; 100% khu vực cổng trường nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông.
Video đang HOT
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn 2021-2030 của ngành GD&ĐT Hà Nội là đưa nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn vào giảng dạy trong chương trình chính khóa, trong các hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông.
Giai đoạn 2021-2030, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của ngành GD&ĐT Hà Nội cũng tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác, trong đó có việc tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh bằng xe ô tô; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, góp phần giảm ùn tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông xung quanh khu vực trường học, trên các tuyến đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà cho học sinh.
Bên cạnh đó, toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng của các nhà trường và là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cuối năm của học sinh.
Học sinh Đà Nẵng thách đấu cùng 'dị nhân' Siêu Trí Tuệ
Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2 Nguyễn Đức Giang sẽ có mặt tại Ngày hội Toán học mở 2021 cùng những thử thách hóc búa và thú vị dành cho 2 .000 người trẻ yêu Toán tại Đà Nẵng vào tháng 4.
Ngày hội Toán học mở 2021 với chủ đề "Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn" lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng với sự phối hợp của Tổ chức Giáo dục FPT, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và Sở GD&ĐT Đà Nẵng. Chương trình sẽ diễn ra trong ngày 18/4 tại khuôn viên Trường Đại học FPT và Trường Phổ thông FPT Đà Nẵng với nhiều hoạt động trải nghiệm hữu ích dành cho những người quan tâm tới bộ môn Toán học và Toán học ứng dụng.
Tham gia chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2, "cao thủ toán học không gian" Nguyễn Đức Giang đã khiến các giám khảo kinh ngạc và hưng phấn bởi năng lực khó lý giải, xuất sắc vượt qua thử thách Origami biến hình mà Siêu Trí Tuệ thế giới cũng chưa giải quyết được.
Góp mặt tại Ngày hội Toán học mở 2021, Đức Giang sẽ thể hiện năng lực "Suy luận và Tư duy không gian ngẫu nhiên" của bản thân trước sự chứng kiến của hơn 2000 học sinh, sinh viên cùng các thầy cô giáo, chuyên viên đào tạo Toán học tại Đà Nẵng. Đặc biệt, Đức Giang còn mang tới loạt thử thách "xứng tầm Siêu Trí Tuệ", hứa hẹn tạo ra phần giao lưu thể thao trí tuệ gay cấn.
Ngày hội Toán học mở 2021 tại Đà Nẵng sẽ gồm 3 bài giảng của các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành Toán của Việt Nam gồm PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương, PGS.TS. Nguyễn Tiến Trung và TS. Đức (David) Trần trình bày về các chủ đề đang được cả thế giới quan tâm được thiết kế dành riêng cho từng đối tượng đặc thù.
"Thế giới của chúng ta rộng lớn hay bé nhỏ" là câu chuyện lý thú mà PGS.TSKH. Phan Thị Hà Dương dành cho cho đối tượng đại chúng: từ học sinh tiểu học tới những người trưởng thành có hứng thú về Toán. Người nghe sẽ ngược dòng thời gian về 300 năm trước khi những bài toán đồ thị đầu tiên được manh nha, từ đó từng bước tìm hiểu vai trò của đồ thị trong đời sống hiện tại - thành phần cốt yếu của Toán học và Khoa học máy tính.
Trong khi đó, bài giảng "Giáo dục Toán thực - Một cách hiểu đầy đủ về việc dạy toán gắn với thực tiễn và sự phù hợp với mục tiêu Chương trình môn Toán 2018" của PGS.TS. Nguyễn Tiến Trung lại được thiết kế đặc biệt hướng tới đối tượng là các thầy cô, các chuyên viên đào tạo Toán bậc THCS và THPT.
Song song đó, bài giảng của TS. Đức (David) Trần với nội dung "Giới thiệu Công nghệ Blockchain: Lý thuyết và ứng dụng" dự kiến thu hút sự quan tâm của các bạn sinh viên yêu thích công nghệ và đam mê tìm hiểu Blockchain - công nghệ chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.
Không chỉ gói gọn trong các bài giảng, Ngày hội Toán học mở 2021 tại Đà Nẵng còn tổ chức chuỗi hoạt động trải nghiệm Toán học ứng dụng trong đời sống thực tế tại hàng loạt khu triển lãm mô hình, trò chơi thể thao trí tuệ... Những người tham gia được tiếp cận với các ứng dụng của Toán học trong đời sống, từ đó hiểu rõ hơn Toán học làm được gì và người học Toán thực tế có thể làm được gì với chuyên môn của mình.
Ngày hội Toán học mở đã được tổ chức 7 năm liên tiếp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Môi trường học tập lý tưởng của mọi sinh viên Theo một khảo sát gần đây, trong 10 lý do học sinh chọn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành để học tập bởi đây là trường đại học đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Khu công nghệ cao - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - NTTU Trường có các chương trình đào tạo đa ngành/chuyên ngành có tính liên thông và linh hoạt...