Hà Nội có thêm một trường chất lượng cao
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4722/QĐ-UBND về việc công nhận trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông) đạt tiêu chí trường chất lượng cao.
Cô trò trường THPT Lê Lợi
UBND TP giao Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm về việc xét đề nghị, kiểm định công nhận trường chất lượng cao; duy trì và tổ chức, hoạt động theo đúng tiêu chí trường chất lượng cao đối với Trường THPT Lê Lợi.
Ngành Giáo dục Thủ đô đang phấn đấu từng bước trở thành trung tâm đào tạo có uy tín ở khu vực nên việc xây dựng các trường chất lượng cao là yêu cầu cần thiết. Luật Thủ đô ra đời đã trở thành căn cứ chính thức cho việc xây dựng trường chất lượng cao trên địa bàn thành phố
Trường THPT Lê Lợi là cơ sở giáo dục công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của TP. Hà Nội. Trường được tổ chức và hoạt động tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT đối với trường THPT, chịu sự chỉ đạo, quản lí trực tiếp, toàn diện của Sở GD&ĐT và các Sở, ngành có liên quan của TP. Hà Nội.
Trường THPT Lê Lợi tọa lạc trên chính khuôn viên cũ của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, tại số 72 phố Bà Triệu, quận Hà Đông. Sứ mệnh của Trường THPT Lê Lợi là đào tạo con người phát triển toàn diện, sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ giao tiếp…
Hà Nội hiện có 20 trường chất lượng cao, trong đó có 14 trường công lập (7 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 4 trường THCS và 2 trường THPT) và 5 trường ngoài công lập.
Tiêu chí để xác định trường chất lượng cao gồm thành tích, chất lượng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý, phương pháp giảng dạy, số lượng học sinh một lớp, tỉ lệ học sinh khá, giỏi… Sĩ số lớp học được đảm bảo với mức không quá 30 học sinh ở bậc tiểu học, không quá 35 trẻ độ tuổi mầm non.
Video đang HOT
Nam sinh học trong bóng tối đỗ Đại học Luật TP.HCM
Bùi Công Dân, học sinh trường THPT Lê Lợi, Phú Yên sống cùng bà ngoại trong căn nhà tranh, vách đất. Em vừa nhận tin đỗ Đại học Luật TP.HCM.
Bùi Công Dân (sinh năm 2002) mồ côi bố khi em vừa chào đời. Mẹ Dân đi bước nữa, bỏ lại em cho bà ngoại chăm. Dân cùng bà sống trong căn nhà nhỏ tại thôn Phước Lộc, xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Những tưởng nỗi đau và khó khăn sẽ ngăn bước Dân đến trường nhưng bằng nghị lực của bản thân, sự chia sẻ của những người thân, em có 3 năm học xuất sắc tại trường THPT Lê Lợi (Phú Yên).
Mới đây, Dân thi đỗ Đại học Luật TP.HCM với tổng điểm 22,8.
Đi làm kiếm tiền nuôi bà
4 năm trước, trong chương trình Cặp lá yêu thương, câu chuyện về cậu bé 14 tuổi - Bùi Công Dân sống cùng bà ngoại trong căn nhà tranh vách đất, mưa là dột khiến nhiều người xúc động.
Cuộc sống khó khăn ngày ấy hằn sâu trong tâm trí Dân và ám ảnh cậu đến tận bây giờ.
Công Dân cùng bà ngoại. Ảnh: NVCC
6 tuổi, Dân đã cùng bà ra đồng cấy lúa, mò cua, bắt ốc. Lớn hơn, Dân tranh thủ ngoài giờ học, đi bộ cách nhà 30km để làm thuê, phụ giúp bà ngoại trang trải cuộc sống, từ xách vữa, tách vỏ hạt điều...
"Em thường dậy sớm buổi sáng nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, trưa ra đồng bắt ốc, bán cho lái buôn. Chiều tan học, em đến xưởng hạt điều làm. Mỗi buổi đi bắt ốc, em kiếm thêm được 30.000 đồng", Dân tâm sự.
Một ngày bận rộn của Dân thường không có thời gian ăn trưa. Em từng chia sẻ bữa ăn thịnh soạn nhất của mình chỉ có ruột cá, rau luộc chấm nước mắm.
"Ngoại năm nay đã 70 nên em không muốn ngoại đi làm. Ngoại đã thay ba mẹ nuôi em 18 năm nay, đủ vất vả, khổ cực rồi", Dân kể.
Sau khi Cặp lá yêu thương được phát sóng, em cùng bà được các mạnh thường quân hỗ trợ, cuộc sống bớt khó khăn phần nào.
Học là niềm vui lớn nhất
Xuất phát điểm khó khăn hơn các bạn cùng trang lứa, Dân tự nhủ phải cố gắng học tập. Em nói, chỉ có con đường học hành mới giúp em thay đổi cuộc sống của hai bà cháu.
Dân được biết đến với hành trình học trong bóng tối khi nhiều năm em đọc sách dưới ánh đèn pin mập mờ. Không có tiền đi học thêm, Dân tự học, tra cứu từ sách vở và Internet. Nhà không có Wi-Fi, Dân kê bàn ra cổng ngồi học, bắt nhờ hàng xóm.
Dân luôn duy trì được thành tích học tập tốt. Ảnh: NVCC
12 năm đi học, Dân là học sinh giỏi. Trong hai năm liên tiếp, em giữ vị trí nhất khối, trường với điểm tổng kết trên 8,5.
Dân học giỏi đều các môn. Em tham gia các cuộc thi cấp trường, huyện và đạt giải cao trong môn Ngữ văn.
Yêu thích các môn xã hội, Dân đăng ký nguyện vọng thi Đại học Luật TP.HCM. Em mong muốn trở thành luật sư, bênh vực và bảo vệ lẽ phải.
"Mẹ từng là nạn nhân của bạo hành gia đình nên em mong muốn học luật để bảo vệ những người yếu thế", Dân nói.
Nam sinh tâm sự thời gian áp lực nhất là trước kỳ thi. Tự hứa phải đỗ đại học bằng mọi giá, Dân tạm gác công việc làm thêm dưới xưởng hạt điều, tập trung ôn luyện. Tối nào em cũng học đến 2h sáng, ôn lại lý thuyết và tải đề trên mạng về làm.
"Điểm của em chỉ lệch sàn 0,05 điểm. Dù chưa hoàn thành mục tiêu đã đề ra nhưng em xem đây là món quà, tiếp thêm động lực, niềm tin cho bản thân", Dân chia sẻ.
Những ngày phía trước sẽ đầy gian nan, bởi em chưa biết sẽ phải làm gì để lo kinh phí trong 4 năm đại học. Nhưng trước mắt, Dân đã lên kế hoạch đi làm thêm, xin học bổng. Với nam sinh, sự ủng hộ của bà ngoại sẽ là động lực lớn nhất để cậu vững tin hơn vào con đường đã chọn, mạnh mẽ hơn trước những va vấp của cuộc đời.
Gia Lai: Xem xét đặc cách tốt nghiệp cho thí sinh bị tai nạn giao thông Theo thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, sở này sẽ xem xét việc đặc cách tốt nghiệp THPT đối với thí sinh Trần Đình Nguyên (18 tuổi), trú tại phường Hội Phú, TP.Pleiku, do em này bị tai nạn giao thông. Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT - ĐÀO NGỌC THẠCH Cụ thể, vào chiều hôm 9.8, sau...