Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 giảm 1,4%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 trên địa bàn Hà Nội giảm 1,4% so với tháng trước, giảm 1,31% so tháng 12/2019 và tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2020 tăng 4,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong tháng 4, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giảm so với tháng trước. Trong đó, giảm sâu nhất là nhóm giao thông, giảm 12,73% (chủ yếu do tác động giá xăng dầu điều chỉnh giảm ngày 29/3 và ngày 14/4; các phương tiện công cộng, xe bus, taxi, xe khách tạm dừng hoạt động từ ngày 1/4 đến 22/4, từ ngày 23/4 mới hoạt động trở lại 20 – 30% công suất); tiếp đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 2,56% (do giá ga và giá dầu hỏa thế giới giảm sâu nhất trong nhiều năm trở lại đây).
Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,56%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,49%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,14%; nhóm bưu chính, viễn thông giảm nhẹ 0,04%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,37%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,39%. Trong đó lương thực tăng 0,92% do tâm lý người tiêu dùng mua tích trữ lương thực đã đẩy giá gạo, mỳ tôm, miến, bánh đa trong tháng tăng; thực phẩm tăng 1,54% chủ yếu do giá thịt lợn hơi trên thị trường vẫn ở mức cao, kéo theo giá thực phẩm chế biến tăng 2,71%, thịt bò tăng 1,53%, trứng các loại tăng 2,29%; riêng giá thịt gia cầm tươi sống giảm 1,56%.
Tiếp đến là nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ 0,07%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%.
Cũng trong tháng 4, chỉ số giá vàng giảm 1,2% so với tháng trước, tăng 9,04% so với tháng 12/2019 và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng bình quân 4 tháng, chỉ số giá vàng tăng 21,76% so với cùng kỳ năm 2019.
Xe bus hoạt động trở lại, phong cách phục vụ đúng chuẩn "anti Covid"
Kể từ 0 giờ ngày 23/4, Hà Nội chính thức được gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, kéo theo đó là các phương tiện công cộng được hoạt động trở lại như thường nhật.
Xe bus, xe taxi, xe công nghệ đều đã đón những hành khách đầu tiên sau gần một tháng tạm ngưng hoạt động.
Video đang HOT
Tuy nhiên, xe bus là một trong số phương tiện công cộng có nhiều nguy cơ lây nhiễm nhất vì không gian khép kín, hành khách ngồi gần nhau trong suốt chuyến đi. Vì vậy, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, nhiều xe bus đã được trang bị cẩn thận các biện pháp phòng, chống dịch để có thể vận hành trơn tru khi đi vào hoạt động.
Xe bus được trang bị cẩn thận để chống dịch. (Ảnh: Xe Bus Confessions)
Xe bus sắp xếp chỗ ngồi phong cách "anti Covid": Hành khách ngồi cách nhau một ghế
Để chuẩn bị cho ngày đầu tiên hoạt động trở lại sau gần một tháng tạm ngưng, nhiều xe bus đã trang bị giấy chú thích ghế ngồi "cấm" nhằm ngăn chặn khả năng lây lan virus trong cộng đồng. Ngay khi những hình ảnh này xuất hiện trên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm của các "tín đồ" xe bus.
Những ghi chú cực dễ thương mới xuất hiện trên xe bus sáng 23/4. (Ảnh: Xe Bus Confessions)
Bởi sở dĩ, xe bus vốn là phương tiện được cho là "đắt khách" nhất trong các loại xe vận chuyển hành khách nên việc chen lấn và phải đứng chôn chân trên xe suốt hành trình dường như đã quá quen thuộc. Với việc sắp xếp chỗ ngồi so le như vậy đã ngay lập tức khiến dân tình háo hức chờ đến ngày được trải nghiệm xe bus "thế hệ mới".
Vì khoảng cách trong xe không thể đảm bảo 2m nên việc sắp xếp ngồi so le sẽ hạn chế được phần nào khả năng tiếp xúc giữa người với người. (Ảnh: Xe Bus Confessions)
Khẩu hiệu "chống dịch như chống giặc" vẫn được áp dụng kể cả khi ngừng giãn cách xã hội. (Ảnh: Xe Bus Confessions)
Tần suất hoạt động thay đổi, xe chỉ được chở không quá 50% ghế ngồi
Dù ở một số tỉnh, thành, xe bus vẫn là chưa được hoạt động trở lại nhưng tại Hà Nội, phương tiện này đã được cho phép chạy với tần suất 20 - 30% so với trước đây. Các chuyến xe vẫn giãn cách nhau để đảm bảo không bị ùn ứ và có quá nhiều hành khách trên cùng một không gian kín.
Đường phố Hà Nội vẫn vắng như bao ngày trước nhưng nhìn mà xem, xe bus đã quay trở lại rồi đây. (Ảnh: Xe Bus Confessions)
Bên cạnh đó, xe bus sẽ từ chối phục vụ khi đã nhận đủ số người quy định ở trên xe (từ 18 - 20 người, chiếm khoảng 50% ghế ngồi). Với số lượng hành khách giảm đi chắc chắn sẽ khiến nhiều người thích thú bởi xe bus vốn là phương tiện "ai nhanh chân hơn thì người ấy được ngồi".
Mỗi chuyến sẽ cách nhau ít nhất là 1 tiếng nên hành khách cần sắp xếp thời gian hợp lý, tránh bị lỡ xe và phải chờ rất lâu sau mới có thể đón được lượt tiếp theo. (Ảnh: Xe Bus Confessions)
Cộng đồng mạng: Thấy xe bus chạy lại là mừng rơi nước mắt!
Kể từ đợt giãn cách xã hội giai đoạn 2, xe bus phải tạm dừng hoạt động khiến cho nhiều người đi lại vô cùng khó khăn. Các phương tiện công cộng khác tuy vẫn được sử dụng nhưng giá thành đắt đỏ, không phù hợp với đối tượng sử dụng là học sinh, sinh viên,...
Ý kiến cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Chỉ cần thấy xe bus là nước mắt "auto" chảy. (Ảnh: Chụp màn hình)
Xe bus hoạt động trở lại đã khiến dân tình xôn xao và "mừng rơi nước mắt" vì có thể di chuyển như thường ngày với chi phí hợp túi tiền. Nhiều người đã bắt đầu "rục rịch" rủ nhau đi dán vé tháng sau một thời gian dài vứt xó vé xe bus. Dù tần suất hoạt động của xe bus chưa cao nhưng đã một phần nào giúp cho việc lưu thông của học sinh, sinh viên được trở lại guồng quay ngày thường.
Chắc hẳn những "tín đồ" xe bus sẽ vô cùng háo hức trong ngày gặp lại các tuyến xe quen thuộc. Còn bạn, bạn đã chuẩn bị gì để trải nghiệm xe bus với phong cách phục vụ "anti Covid" rồi?
BT
Hết cách ly xã hội, hàng loạt phương tiện ở Quảng Nam hoạt động trở lại Các xe tuyến cố định, xe bus, xe taxi... và hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa ở Quảng Nam được phép hoạt động trở lại. Ngày 23/4, Sở Giao thông Vận tải Quảng Nam ban hành thông báo về việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19. Theo...