Hà Nội cải tạo, xây mới 724 trường mầm non
Thời gian tới, Hà Nội đặt mục tiêu cải tạo và xây mới hơn 700 trường mầm non, trong đó có 500 trường công lập, 224 trường ngoài công lập. Quy mô trường không quá 20 nhóm lớp/trường số trẻ trung bình từ 30 – 35 trẻ/lớp.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Hà Nội đặt mục tiêu phát triển mạng lưới trường, lớp đảm bảo cơ cấu hợp lý theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa… góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố.
Thiếu trường, thiếu lớp khiến người Hà Nội phải xếp hàng đăng đơn cho con đi học.
Đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo đạt 90%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100% đến năm 2020, trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt trên 60%, mẫu giáo đạt 95% và duy trì 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo.
Mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 1 trường mầm non công lập. Quy mô trường không quá 20 nhóm lớp/trường. Số trẻ trung bình từ 30 đến 35 trẻ/nhóm lớp. Diện tích tối thiểu cho 1 học sinh khu vực nội thành là 8m2, ngoại thành là 12m2. Đối với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu là 15m2.
Hà Nội cho biết, toàn thành phố cần cải tạo và xây mới 724 trường mầm non giai đoạn 2011 – 2030, trong đó trường công lập 500 trường, ngoài công lập 224 trường. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2020 xây mới, cải tạo 300 trường công, 102 trường ngoài công lập giai đoạn 2021 – 2030 là 200 trường công và 122 trường ngoài công lập.
Giáo dục tiểu học, Hà Nội phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được xây dựng kiên cố hóa, hiện đại hóa. Mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 1 trường tiểu học công lập. Quy mô mỗi trường không quá 30 lớp và trung bình 30 học sinh/lớp. Diện tích tối tiểu cho 1 học sinh khu vực nội thành là 6m2, ngoại thành 10m2 đối với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu 15m2/học sinh.
Toàn thành phố sẽ cải tạo và xây mới 234 trường tiểu học giai đoạn 2011 – 2030, trong đó giai đoạn 2011 – 2020 là 114 trường (công lập là 74 trường, ngoài công lập 40 trường) giai đoạn 2021 – 2030 là 120 trường (công lập 70 trường, ngoài công lập 50 trường).
Đối với trung học cơ sở, trong giai đoạn 2011 – 2030, thành phố đặt mục tiêu cải tảo, xây mới 108 trường, trong đó giai đoạn 2011 – 2020 là 50 trường (công lập 35 trường, ngoài công lập 15 trường) giai đoạn 2020 – 2030 là 58 trường (công lập 35 trường, ngoài công lập 23 trường).
Quy mô mỗi trường trung học cơ sở không có 45 lớp trung bình 30 học sinh/lớp. Diện tích tối thiểu cho 1 học sinh nội thành 6m2, ngoại thành là 10m2 với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối tiểu 15m2/học sinh.
Với giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 đến 2030, toàn thành phố sẽ cải tạo và xây mới 112 trường, trong đó giai đoạn 2011 – 2020 là 50 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 30 trường), giai đoạn 2021 – 2030 là 62 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 42 trường). Hà Nội cũng đặt mục tiêu quy mô không quá 45 lớp/trường trung bình cũng không quá 40 học sinh/lớp.
Quang Phong
Theo dân trí
TP.HCM đề xuất tăng học phí 3-5 lần
Theo UBND TP.HCM, khung học phí ban hành năm 1998 không còn thích hợp với các điều kiện của một thành phố đi đầu cả nước và có thay đổi lớn về mặt bằng giá cả.
Học phí các cấp học ở TP.HCM được đề xuất tăng 3-5 lần.
UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về thực hiện Nghị định số 49 ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2012-2013 đến 2014-2015 trên địa bàn, để xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 HĐND khóa VIII (diễn ra từ ngày 11-13/7).
Mức thu không còn phù hợp
UBND TP.HCM cho rằng khung học phí ban hành năm 1998 không còn thích hợp với các điều kiện của một thành phố đi đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội và là địa phương có những thay đổi lớn về mặt bằng giá cả hằng năm.
Từ nhiều năm nay, việc xây dựng mức thu học phí thường dựa theo mức thu lần trước, không trên cơ sở thu đủ bù chi sau khi được phân bổ ngân sách. Ngân sách chi cho GD-ĐT hiện nay lên trên 26% ngân sách chi thường xuyên hằng năm của thành phố.
TPHCM luôn quan tâm đầu tư cho GD-ĐT năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, phần lớn đã dành chi cho con người (hơn 80%) nên còn hạn chế phần chi hoạt động và cơ sở vật chất. Mặt khác, từ năm 1998 đến nay, nhà nước đã 7 lần nâng mức lương tối thiểu từ 290.000 đồng lên 1.050.000 đồng/người/tháng, dẫn đến mức thu học phí hiện nay đã lạc hậu và càng làm hoạt động của nhà trường khó khăn hơn.
Video đang HOT
Từ năm 2004, khi thực hiện chế độ lương mới, các trường phải trích 40% tổng thu học phí để phục vụ cải cách tiền lương. Vì vậy, với mức thu học phí thấp, lại phải trích ra chi lương nên kinh phí dành cho hỗ trợ giảng dạy của các cơ sở GD-ĐT không đáp ứng được yêu cầu.
Ngoài ra, theo UBND thành phố, do mức học phí thấp, không ít nhà trường, đặc biệt là các trường phổ thông công lập, thực hiện những khoản thu khác, tạo ra tình hình phức tạp, thiếu minh bạch trong cơ cấu tài chính nhà trường, dẫn đến tình trạng lạm thu.
Mức học phí thấp cũng chưa tạo được động lực cần thiết để các trường chất lượng cao phấn đấu nâng cao tính cạnh tranh trong việc đào tạo nhân lực so với các trường quốc tế, nhiều gia đình đã phải cho con em đi du học.
Tăng 3-5 lần
Phương án đề xuất học phí được UBND TP.HCM đề nghị như bảng sau:
Cấp học
Mức học phí mới đề nghị
Nhóm 1 (các quận)
Nhóm 2
(các huyện)
Nhà trẻ
150.000
90.000
Mẫu giáo
120.000
60.000
Tiểu học
Không thu
THCS
75.000
60.000
Bổ túc THCS
112.000
90.000
THPT
90.000
75.000
Bổ túc THPT
135.000
112.000
(Đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng)
Theo UBND TPHCM, mức thu này được xây dựng trên tinh thần của điều 10 Nghị định số 49 của Chính phủ, quy định: Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập: mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân. Từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015, mức học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.
Đối với cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: cho phép hiệu trưởng các trường căn cứ mức trần học phí từng năm học và hệ số điều chỉnh quy định tại điểm 1 và điểm 2 điều 12 Nghị định số 49 từ năm học 2012-2013 đến 2014-2015 để xác định mức thu học phí cụ thể cho các đối tượng, trình độ đào tạo theo từng năm học.
Đối với các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề trực thuộc UBND thành phố, cho phép hiệu trưởng căn cứ mức trần học phí từng năm học quy định tại điểm 3 điều 12 Nghị định 49 từ năm học 2012-2013 đến 2014-2015, để xác định mức thu học phí cụ thể cho các đối tượng, trình độ đào tạo và ngành nghề theo từng năm học.
Đối với khoản thu trường công lập chất lượng cao và các môn tự chọn: Sở GD-ĐT TP.HCM chịu trách nhiệm xây dựng các mức thu khác theo từng loại hình trường (học bán trú, môn tự chọn, ngoại khóa) và mức học phí chất lượng cao trình UBND TP xem xét quyết định.
Mức thu học phí công lập hiện nay
Đây là mức thu tại TPHCM, được xây dựng và thực hiện từ năm 1998 theo Quyết định số 70 của Thủ tướng Chính phủ:
Cấp học
Mức thu đang thực hiện
Nội thành
Ngoại thành
Nhà trẻ
50.000
30.000
Mẫu giáo
40.000
20.000
Tiểu học
Không thu
Không thu
THCS
15.000
10.000
Bổ túc THCS
45.000
35.000
THPT
30.000
25.000
Bổ túc THPT
65.000
45.000
(Đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng)
Theo Người Lao động
"Cái bẫy" của sự đổi mới giáo dục chắp vá? Chừng nào đổi mới GD 2 chưa được làm rõ và thống nhất thì mọi nỗ lực đổi mới bộ phận chỉ có thể đem lại một phiên bản mới của đổi mới GD 1, và do đó chúng ta vẫn luẩn quẩn trong "cái bẫy" của sự đổi mới chắp vá. Mô hình GD... chưa từng có trong lịch sử Bản chất...