Hà Nội: Các trường THPT đã chuẩn bị gì cho việc dạy chương trình mới?
Mặc dù đã có thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị nhưng khi triển khai Chương trình GDPT 2018, các trường vẫn phải loay hoay tự tìm phương pháp cho mình.
Chỉ còn ít ngày nữa năm học 2022-2023 sẽ chính thức bắt đầu, chưa kịp mừng khi kết thúc thời gian dài giảng dạy trực tuyến, các trường đã phải nhanh chóng bắt tay vào triển khai Chương trình GDPT mới cho năm học này.
Ở khối THPT, thời điểm hiện tại, học sinh đầu cấp đang gấp rút hoàn tất các công đoạn lựa chọn môn học bắt buộc và môn học tự chọn. Phía nhà trường ngoài việc định hướng cho học sinh, cũng phải tiến hành tập huấn, xây dựng bài giảng đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.
Các em học sinh khối 10 năm nay được lựa chọn 4 môn học trong 9 môn học gồm Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật. Lựa chọn môn học như thế nào cho phù hợp là điều phụ huynh, học sinh quan tâm.
Khó khăn trong xây dựng tổ hợp môn.
Trao đổi với Người Đưa tin, ông Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng trường THPT Hoài Đức A, Hoài Đức cho biết: “Trên cơ sở nguyện vọng của học sinh và tổ hợp của nhà trường đưa ra đến thời điểm hiện tại chúng tôi cơ bản đã sắp xếp xong từng môn lựa chọn và bắt buộc”.
Để đảm bảo nhân sự, điều kiện giảng dạy, nhà trường vẫn xây dựng những tổ hợp dựa trên việc phân ban các khối tự nhiên và xã hội như chương trình cũ. Tuy nhiên, khi thực hiện cũng gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên, và chỉ có thể cố gắng điều tiết để đảm bảo phù hợp.
Video đang HOT
Về việc thực hiện giảng dạy đối với lớp 10 năm nay, ông Dũng chia sẻ: “Trên cơ sở tập huấn nội dung sách giáo khoa, tập huấn của Sở GD&ĐT, chúng tôi tập trung chủ yếu tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi nhiều trong tổ chức dạy học và mục đích đào tạo, riêng về kiến thức cơ bản không thay đổi gì nhiều”.
Để mang lại kết quả, thầy Dũng cũng cho rằng cần thực hiện phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình mới, thích hợp với từng môn, từng bài và cần đảm bảo tính chủ động của học sinh.
Tự tìm phương án cho mình
Ở chiều ngược lại năm học này nhiều trường vẫn gặp khó khăn trong việc chọn tổ hợp, xếp lớp cho học sinh. Có điểm đầu vào ở mức thấp, một số tổ hợp không đủ lượng học sinh đăng ký, trường THPT Minh Khai, Quốc Oai đã phải có những tính toán để phù hợp với thực tế.
Bà Trần Thị Thủy, Hiệu trưởng trường THPT Minh Khai, Quốc Oai chia sẻ: “Ngay sau khi có những thay đổi về môn Lịch sử, nhà trường cũng đã nhanh chóng triển khai việc xây dựng tổ hợp môn.
Tuy nhiên, trường chúng tôi khác với các trường điểm trúng tuyển cao, việc cho học sinh đăng ký theo khối dự thi đại học không thành công vì có những khối chỉ được 5 hoặc 25 em đăng ký như vậy không đủ để xếp lớp”.
Phía nhà trường đã phải quay về với cách chia cũ, định hướng theo hai ban Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, “Chưa biết sau 3 năm các con sẽ thi tốt nghiệp như thế nào, chúng tôi phải định hướng theo chương trình cũ, các lớp theo ban tự nhiên sẽ gồm những môn Lý, Hóa, Sinh; khối xã hội gồm Sử, Địa, GDCD. Đây sẽ là những môn cơ bản để phù hợp thi tốt nghiệp sau này của học sinh”, bà Thủy bày tỏ.
Nhưng giải pháp này cũng dẫn đến việc học sinh sẽ học lệch, chuyên về một khối, các khối A, khối B sẽ rất ít học sinh và đa phần các em đều theo ban xã hội.
Cần có những tính toán kỹ lưỡng trong triển khai Chương trình GDPT 2018.
Song song với lựa chọn tổ hợp, để đảm bảo công tác giảng dạy cho năm học mới, nhà trường cũng đã tiến hành công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch bài giảng, làm bài giảng mẫu theo tổ nhóm.
Chia sẻ thêm về nhân sự, bà Thủy bày tỏ: “Hiện tại còn lớp 11, 12 theo chương trình cũ vì vậy vẫn chưa quá xáo trộn về mặt bằng nhân sự, không thừa thiếu cục bộ, những môn thừa giáo viên sẽ được xếp sang giải dạy môn trải nghiệm hoặc Giáo dục địa phương”.
Trước những thay đổi của chương trình lớp 10 năm nay, các trường cần có những lưu ý gì trong phương pháp giảng dạy và thực hiện, chia sẻ với Người Đưa tin, ông Hà Xuân Nhâm, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết:
“Để đảm bảo hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường cần hiểu rõ nội dung Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn sửa đổi để xây dựng kế hoạch giáo dục cho năm học mới.
Ngoài ra phải đổi mới kiểm tra, đánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện kế hoạch giáo dục, ưu tiên tối đa cho khối lớp 10″.
Hà Nội đảm bảo chất lượng giáo dục khi triển khai chương trình mới
Ngày 17/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp Trung học cơ sở từ điểm cầu chính kết nối với điểm cầu các quận, huyện, thị xã.
Quang cảnh hội nghị
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2021-2022, quy mô giáo dục cấp THCS của thành phố Hà Nội có 668 trường với gần 526.000 học sinh.
Các nhà trường đã ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, tổ chức dạy học linh hoạt, hoàn thành kế hoạch thời gian năm học bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đối với lớp 6.
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên, học sinh lớp 7 toàn thành phố học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Như vậy, cấp THCS sẽ triển khai song song hai chương trình, trong đó học sinh lớp 6, 7 học Chương trình giáo dục phổ thông 2018; học sinh lớp 8, 9 học chương trình giáo dục hiện hành.
Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT , các nhà trường chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng.
Nhấn mạnh về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu năm học 2022-2023 của toàn ngành là bảo đảm an toàn cho học sinh, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học; chủ động phát hiện, phòng ngừa các nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho học sinh.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện hiệu quả năm "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển" theo chủ đề công tác của thành phố năm 2022; thực hiện tốt công tác dân chủ trong trường học; triển khai đúng các quy định về dạy thêm, học thêm; thu, chi tài chính.
Năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn; tổ chức dạy học theo định hướng phát triểm phẩm chất, năng lực học sinh.
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh; hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên... để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cũng lưu ý các đơn vị căn cứ khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 do UBND TP Hà Nội vừa ban hành để triển khai các nhiệm vụ.
Theo đó, học sinh các cấp học của thành phố sẽ khai giảng vào ngày 5/9/2022. Sở yêu cầu các nhà trường tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, tiết kiệm, bảo đảm trang trọng, lấy học sinh làm trung tâm.
Hà Nội: Chủ động các giải pháp thực hiện chương trình lớp 10 mới Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường chủ động thực hiện các giải pháp để thực hiện tốt ngay từ năm đầu tiên. Ảnh minh họa Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai...