Hà Nội: Các trường phổ thông sẵn sàng tiếp nhận du học sinh
Việc tiếp nhận nói trên được thực hiện theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25-12-2002 “Về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 21-7 cho biết: Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp nhận học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài về nước học tập và học sinh, sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ chỉ đạo các trường phổ thông trên địa bàn thành phố chủ động có kế hoạch cho việc này.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Nhằm giúp các du học sinh không bị gián đoạn học tập, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ của du học sinh có nguyện vọng học tập tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố và tổ chức kiểm tra. Nếu du học sinh đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và các điều kiện theo quy định thì sẽ được tiếp nhận vào học theo chương trình ở trình độ tương đương. Việc tiếp nhận du học sinh được thực hiện ở cả các trường phổ thông công lập và ngoài công lập.
Video đang HOT
Việc tiếp nhận nói trên được thực hiện theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25-12-2002 “Về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”.
Quy định này đề cập việc tiếp nhận hai đối tượng học sinh: Thứ nhất, học sinh Việt Nam học tại các trường trung học ở nước ngoài có nguyện vọng vào học các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ở Việt Nam; thứ hai, học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ở Việt Nam.
Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25-12-2002 cũng nêu rõ điều kiện và các thủ tục tiếp nhận, bao gồm các yêu cầu về đối tượng, trình độ, về tuổi, chương trình học tập… Trong đó, cả 2 đối tượng đều được gia hạn 1 tuổi so với quy định của từng cấp học.
Hơn 40 trường đại học bàn cách thúc đẩy giáo dục quốc tế tại Việt Nam
Các ý kiến chia sẻ, kiến nghị, đề xuất của các đại biểu cũng là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo có những chính sách kịp thời, đúng đắn cho sự phát triển của giáo dục đại học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: GDTĐ)
Ngày 21/7, hơn 40 hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam cùng tham gia "Hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam." Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và có sự tham gia của đại diện sứ quán các nước có hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo với Việt Nam.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nhiều du học sinh Việt Nam bị lỡ dở chương trình học tập tại các trường quốc tế vì dịch COVID-19. Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều cơ sở giáo dục đại học ở các nước phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Nhiều du học sinh không thể quay lại trường học do các chính sách hạn chế đường bay và xuất nhập cảnh.
Trong khi đó, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, các trường đại học vẫn mở cửa đón sinh viên. Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là dịp tốt cho các cơ sở đào tạo đại học tiếp nhận sinh viên Việt Nam đang du học tại nước ngoài về tiếp tục học tập đồng thời cũng là cơ hội tốt để tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn gửi các trường đại học, các học viện xem xét tiếp nhận các du học sinh Việt Nam và các sinh viên quốc tế vào học các chương trình đào tạo quốc tế.
Việt Nam hướng tới thúc đẩy giáo dục đại học chất lượng quốc tế (Ảnh minh họa: PM/Vietnam )
Với tinh thần đó, "Hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam" được Bộ tổ chức nhằm giới thiệu, trao đổi về năng lực và kinh nghiệm triển khai các chương trình đào tạo quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học trong nước. Từ đó, sẵn sàng đón các du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, du học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam trong giai đoạn bệnh dịch còn diễn biến phức tạp trên thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đây là cơ hội tuyệt vời cho tất cả các bên để bàn thảo và đưa ra những giải pháp giúp cung cấp các chương trình đào tạo tốt nhất cho cả sinh viên Việt Nam và nước ngoài, khởi tạo nên một môi trường quốc tế chuẩn mực cho người học, chuẩn bị hành trang cho các em trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã có nhiều chương trình đào tạo chất lượng, được kiểm định quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác. Nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được ghi nhận trong danh sách các bảng xếp hạng đại học uy tín nhất tại châu Á và trên thế giới với ba trường thuộc top 1.000 đại học tốt nhất thế giới theo xếp hạng của QS và THE; 8 trường thuộc top 500 đại học tốt nhất châu Á theo xếp hạng của QS.
Việt Nam cũng có 5 trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Các chương trình đào tạo quốc tế liên kết với các đại học uy tín ở nước ngoài không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng với khoảng 400 chương trình liên kết đào tạo với hơn 30 quốc gia trên thế giới./.
Du học sinh về nước muốn theo học các trường ĐH Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì? Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều du học sinh Việt Nam đã trở về nước và có nguyện vọng tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục tại quê nhà. Do diễn biến của dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp, nhiều du học sinh đã về nước và mong muốn được tiếp tục theo học tại các cơ...