Hà Giang không còn hiện tượng thu mua cam non
Người dân không bán cam non đầu vụ giúp cam đảm bảo chất lượng đưa ra thị trường để giữ uy tín cam sành Hà Giang.
Bước vào vụ cam 2019 – 2020 này, qua tìm hiểu tại các xã trọng điểm trồng cam của Hà Giang, đã qua hai vụ cam sành không còn có hiện tượng thu mua cam non như những vụ trước. Đây là thành quả công tác tuyên truyền của cấp ủy chính quyền các cấp, đặc biệt là sự thay đổi nhận thức trong bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cam Hà Giang.
Bắc Quang là địa phương có diện tích đất trồng cam sành lớn nhất tỉnh Hà Giang, những năm qua, cây cam sành đã đưa nhiều nhà vườn nơi đây trở nên khá giả với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hơn hàng tỷ đồng/năm. Chuyện thương lái tìm đến mua cam sành non và người dân hái đem bán được người dân ở đây xác nhận là có thật.
Theo nhiều hộ trồng cam ở đây cho biết, từ nhiều năm trước, cứ đến đầu vụ cam nhiều thương lái từ các địa phương khác lại đến địa phương gặp gỡ nhân dân để đặt vấn đề thu mua cam sành non.
Bắc Quang là địa phương có diện tích trồng cam sành lớn nhất tỉnh Hà Giang. (Ảnh: hagiangtv)
Đối với người trồng cam, để đảm bảo cho cam sành phát triển tốt ngay từ đầu vụ, nhiều nhà vườn tỉa bớt trái non xấu, tại những vườn cam tơ và vườn già cỗi, chỉ để lại những trái còn đẹp. Số trái cam non được hái bỏ tại gốc, giờ có người mua, bà con thu gom đem bán để có thêm chi phí phục vụ sản xuất.
Ông Dương Minh Chiểu, xã Tiên Kiều huyện Bắc Quang cho biết, những năm trước cứ đến mùa, khi cam chưa chín người dân đã bán hết, nhưng từ năm ngoái đến nay sau khi được tuyên truyền bà con bắt đầu để cam chín mới hái bán.
Bán cam non ở Hà Giang còn thể hiện ở hành động khác, khi cam mới vào đầu vụ, mặc dù cam chưa đủ độ chín, chưa hội tụ đủ hàm lượng đường và các chất nhất định nhưng người dân vẫn cắt sớm để bán với tâm lý giá thành đầu vụ cao.
Video đang HOT
Cùng với đó, một số nhà vườn do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên phải cắt cam bán sớm để hoàn trả kinh phí chăm sóc. Đây là việc làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng cam sành Hà Giang, vì người tiêu dùng sẽ phải ăn cam chưa đảm bảo chất lượng, chưa đủ độ ngọt đặc trưng.
Để giữ gìn uy tín chất lượng cam Sành Hà Giang trên thị trường, cấp ủy, chính quyền các cấp của Hà Giang đã quyết liệt vào cuộc, phối hợp với các đoàn thể xã hội, Hội trồng cam địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không bán cam non đầu vụ, cam không đảm bảo chất lượng, độ ngọt ra thị trường để giữ uy tín cam sành Hà Giang.
Ông Vi Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hảo huyện Bắc Quang cho biết, trong 2 năm trở lại đây, trên cơ sở chủ trương, chính sách của tỉnh và huyện, xã đã tăng cường tuyên truyền cho bà con nhất là các hộ sản xuất theo mô hình Vietgap không còn hiện tượng bán cam non.
Có thể nhận thấy, từ niên vụ cam sành năm 2018 – 2019 và bắt đầu vào niên vụ cam 2019 – 2020, tại các địa phương trồng cam của Hà Giang đã tuyệt đối không còn hiện tượng bán cam non, người dân đã tự nâng cao ý thức của chính mình trong việc củng cố, nâng cao chất lượng và gìn giữ thương hiệu cam sành Hà Giang.
Theo Hoàng Anh-Đình Anh
VOV
Cam sành loạn giá, có nơi bán gần trăm nghìn/kg
Cam sành là loại cam được nhiều người yêu thích bởi hương vị đậm đà và giàu vitamin. Thế nhưng, hiện nay trên thị trường, giá cam sành đang có sự chênh lệch khá lớn.
Cam sành là một trong những cây chủ lực trong chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp của một số tỉnh như Hà Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang...
Cam sành là cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh trên cả nước
Cam sành có hương vị đậm đà, thơm ngon có sức mua nhiều nhất hiện nay. Lượng tiêu thụ nhanh như vậy cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho người tiêu dùng khi không ít người bán vì hám lợi mà đưa ra thị trường những loại cam không đạt chất lượng tốt để bán với giá cao bằng mác cam sành.
Dạo qua một số chợ mạng có thể thấy giá cam sành nơi thì bán cao ngất ngưởng, nơi thì bán giá khá thấp khiến người tiêu dùng loạn giá, không biết phải chọn loại nào.
Cam sành hữu cơ được bán với giá 70.000đ/kg
Can sành Hàm Yên được quảng cáo là tươi ngon nhất Hà Nội cũng bán với giá 70.000đ/kg
Trong khi đó cam sành Vĩnh Long chỉ có giá 17.000đ/kg.
Không đề rõ tỉnh nào sản xuất nhưng cam sành ở đây được bán với giá lên tới 83.800đ/kg
Cũng xuất xứ Vĩnh Long nhưng có chỗ lại bán cam sành với giá 25.000đ/kg
Cam sành 65.000đ/kg được quảng cáo là vỏ mỏng, mọng nước.
Với "mê hồn trận" giá như trên, người tiêu dùng thật khó để lựa chọn, mua được rồi cũng không biết mình có bị "hớ" hay không. Tuy nhiên, để mua được cam sành chuẩn, ngon, bạn hãy chọn những nhà cung cấp uy tín, cam có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra, để chọn được những quả cam sành tươi ngon, ngọt, mọng nước bạn hãy chú ý những điều sau:
- Những quả có hình dáng ngay ngắn, không xiên vẹo, không bên to, bên nhỏ, núm cam còn tươi. Phần vỏ cam xung quanh cuống dày và cao trong khi chính giữa núm lõm hơn so với xung quanh. Nếu khi cầm quả trên tay, thấy nhẹ là quả ít nước, xốp và khô...
Không chọn quả cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên vì những quả này bị rám nắng nên vỏ dày, sượng khô, ít nước, không ngọt.
- Về màu sắc, cam sành ngon sẽ có da xanh bóng, cầm nặng tay. Cam chín tự nhiên sẽ hơi vàng ở phần đáy, còn nếu chín đều ở các phần thường là cam chín do giấm, không nên chọn. Ngoài ra, những trái có màu vàng tươi, đã rụng cuống, thì bạn cũng không nên mua vì có thể màu vàng tươi đó là do sâu hại, ong chích, cây bị suy kiệt... khiến trái rụng sớm.
- Với những trái cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên thì đây có thể là những quả bị rám nắng không đều, khi ăn vỏ sẽ dày, múi cam sượng, khô, ít nước và không ngọt.
Theo Gia đình & Xã hội
Xin hãy lắng nghe! Phương thức thi trắc nghiệm tại kỳ thi THPT tiếp tục được xới lên tại kỳ họp Quốc hội lần này. Ảnh minh họa Đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh cho rằng, thi trắc nghiệm là một trong những nguyên nhân gây ra sai phạm hàng loạt tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở một số tỉnh như Hà Giang,...