Hà Giang có một món cháo ngon chế biến từ “độc dược” nhưng lại mang đến vô vàn tác dụng cho sức khỏe
Cháo ấu tẩu được biết đến như món ăn giải cảm của đồng bào Mông. Sau này, người vùng cao bổ sung thêm gia vị, chế biến thành món ngon khó cưỡng.
Cháo ấu tẩu, hay còn gọi cháo ấu tàu, cháo đắng là đặc sản của vùng cao Hà Giang. Ban đầu, cháo ấu tẩu được biết đến như món ăn giải cảm của đồng bào dân tộc Mông. Sau này, người vùng cao bổ sung thêm gia vị, chế biến thành món ngon đậm đà, lạ miệng.
Củ ấu tẩu chỉ mọc ở núi cao, vị hơi cay và ngọt, tính nóng
Củ ấu tẩu vị hơi cay và ngọt, tính nóng, lá giống lá ngải cứu, chỉ mọc ở núi cao. Người dân Tây Bắc đã khéo léo chế biến ấu tẩu thành món ăn ngon và bổ dưỡng.
Nhìn sơ qua, củ ấu tẩu hơi giống với củ ấu miền xuôi nhưng cứng hơn và có độc. Bởi vậy, người dân nơi đây thường chỉ sử dụng vài củ ấu tẩu cho một nồi cháo to.
Một nồi cháo to thường chỉ sử dụng vài củ ấu tẩu
Củ ấu tẩu dùng nấu cháo phải được ngâm kỹ bằng nước gạo, rửa sạch, ninh nhừ khoảng 4-5 tiếng để thải hết chất độc. Khi chín mềm, củ ấu tẩu bở tơi, tạo thành dạng bột đặc sền sệt. Dùng bột này nấu cùng gạo tẻ, nếp cái hoa vàng và chân giò thui.
Cháo ấu tẩu có thể trị đau nhức xương khớp
Khi hạt gạo được ninh nhừ khoảng 4 tiếng thì đánh cháo thật nhuyễn. Nếm thử một chút thấy đầu lưỡi không tê là nồi cháo ấu tẩu đã hoàn thành, độc dược đã được loại bỏ. Tô cháo đặc biệt hấp dẫn bởi màu nâu đậm, vị đắng của ấu tẩu quyện với nước xương hầm.
Cháo ấu tẩu có thể trị đau nhức xương khớp, an thần, ăn cùng lá tía tô giúp giải cảm.
Video đang HOT
Độ nổi tiếng của cháo ấu tẩu hẳn là điều không cần bàn cãi. Với người dân ở xứ sở hoa tam giác mạch, cháo ấu tẩu trở thành món ăn đêm thường nhật vì theo quan niệm của họ cháo sẽ có tác dụng cho sức khỏe sau giấc ngủ đêm. Khi ăn, múc cháo ra bát, đập trứng gà, thêm hành, tía tô, trộn đều rồi ăn nóng.
Cháo ấu tẩu ăn cùng lá tía tô giúp giải cảm
Để thưởng thức trọn vị cháo ấu tẩu thơm ngon mà vẫn đảm bảo sức khỏe, bạn cần lưu ý:
- Tuyệt đối không tự mua nguyên liệu và chế biến tại nhà.
- Cháo ấu tẩu kén chọn người ăn vì hương vị cay nồng và đắng như tam thất.
- Phụ nữ mang thai không nên ăn cháo ấu tẩu.
- Sau khi ăn cháo ấu tẩu, bạn không được ăn quả lê vì 2 thứ này tương đối “kị” nhau.
Múc cháo ra bát, đập trứng gà, thêm hành, tía tô, trộn đều rồi ăn nóng
Vì thành phần hóa học chủ yếu là aconitin nên củ ấu tẩu thuộc danh mục thuốc độc bảng A. Lượng độc này có thể khiến chân tay tê cứng, tắc nghẽn mạch máu, đông máu, thậm chí tử vong.
Y học đánh giá cao công dụng chữa bệnh của ấu tẩu
Theo Đông y, củ ấu tẩu tác dụng trợ dương bổ hỏa, trừ phong hàn, táo thấp. Ngoài ra, dùng ấu tẩu ngâm rượu để xoa bóp, chữa chân tay tê bại do phong hàn thấp.
Ấu tẩu còn chữa chứng ra nhiều mồ hôi, dương hư sợ lạnh, ngực bụng lạnh đau, thận dương suy. Đông y chia củ ấu tẩu thành 2 vị thuốc tương ứng 2 công đoạn khác nhau:
- Ô đầu: củ ấu tẩu chưa qua bào chế, có thể gây chết người nên chỉ dùng ngoài da.
- Phụ tử: thành phẩm sau bào chế, qua nhiều công đoạn khử độc, có thể dùng để uống.
Cháo ấu tẩu trở thành món ăn đêm thường nhật với người dân vùng cao
Củ ấu tẩu sau chế biến trở thành vị thuốc quý trong “tứ đại danh dược” (sâm, nhung, quế, phụ). Y học đánh giá cao công dụng chữa bệnh của ấu tẩu, đặc biệt là ngâm rượu để xoa bóp.
Món cháo 'độc dược', chỉ nên ăn vào buổi tối vang danh mọi miền của Hà Giang
Được nấu từ nguyên liệu có chứa chất độc nhưng người Hà Giang đã khéo léo chế biến thành món ăn bổ dưỡng.
Ai đến Hà Giang cũng một lần nghe qua món cháo ấu tẩu. Món cháo này còn được người dân địa phương gọi là "cháo độc dược" hay "cháo chết người" bởi thành phần nguyên liệu đặc biệt. Đó chính là củ ấu tẩu.
Cháo ấu tẩu ở Hà Giang. (Ảnh minh họa)
Bí quyết "hóa giải" độc dược trong củ ấu tẩu thành một loại thuốc quý của người Hà Giang đó là sơ chế sạch lớp vỏ bên ngoài rồi ngâm vào nước gạo qua đêm. Đợi khi ấu tẩu sạch hoàn toàn, người Mông sẽ đem đi ninh cho nhừ mềm trên lửa liu riu. Ấu tẩu khi ấy nở bung ra, thành chất sền sệt.
Củ ấu tẩu là nhân vật chính tạo nên điểm nhấn cho món ăn.
Cháo ấu tẩu còn có thêm gạo tẻ, nếp cái trồng trên nương và chân giò lợn cắp nách, đôi lúc còn có thêm trứng chần hoặc trứng non. Tất cả nguyên liệu được bỏ vào ninh cùng với ấu tẩu trong 4 tiếng thì mới ra được bát cháo đạt chuẩn.
Mô tô cháo ấu tẩu đầy đủ các thành phần: trứng, xương chân giò, rau thơm và gia vị. (Ảnh minh họa)
Để biết cháo đã ăn được hay chưa, người nấu sẽ nếm thử một lượng nhỏ, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng... thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc, chưa thể ăn. Chỉ khi không thấy tê đầu lưỡi tức là cháo chín, có thể thưởng thức. Vậy mới thấy, người Mông ở Hà Giang chế biến món này công phu đến mức nào.
Cháo nấu xong có màu nâu đậm, nhìn giống bát cháo lòng của người miền xuôi, vị bùi, béo và đặc biệt rất thơm. Củ ấu tẩu có vị đắng, tuy nhiên khi ăn vào lại rất dẻo và bùi, xen kẽ với vị ngọt của tinh bột, vị béo của thịt chân giò và tủy xương tiết ra trong quá trình chế biến đã tạo nên một cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.
Cháo ấu tẩu có màu nâu giống cháo lòng ở dưới xuôi. (Ảnh minh họa)
Món này có vị béo, bùi và đắng đặc trưng của ấu tẩu. (Ảnh minh họa)
Người Hà Giang thường ăn cháo ấu tẩu vào buổi tối. (Ảnh minh họa)
Cháo ấu tẩu có quanh năm nhưng người Mông thường ăn vào buổi tối, vì theo kinh nghiệm lâu năm của người dân thì cháo có tác dụng tốt nhất qua giấc ngủ đêm. Đến Hà Giang, không khó để bắt gặp hình ảnh hàng cháo ấu tẩu bắt đầu đông khách ra vào mỗi tối, khói mang theo mùi thơm của món ăn phủ khắp không gian, xua đi cái lạnh của sương gió của núi rừng.
Món cháo độc chỉ ngon về đêm, bị cảm, mệt mỏi ăn cháo này xong rất nhanh hồi phục Món cháo độc này hay được mọi người tìm ăn ban đêm, càng lạnh càng ngon, càng bị cảm, mệt mỏi càng nhanh hồi phục, lỡ trúng độc thì nhanh chóng mát xa, tẩm quất là khỏi. Lần đầu ăn cháo độc Đấy là món cháo ấu tẩu - đặc sản của Hà Giang, món ngon quen thuộc với những người đi Đồng...