Gương mặt thật của vị vua Ai Cập lừng danh nhất lịch sử được tiết lộ lần đầu tiên sau 3.300 năm
Các nhà khoa học cuối cùng đã phục dựng được hình ảnh thật của vị vua Ai Cập huyền thoại Tutankhamun.
Pharaoh Tutankhamun (1341 – 1323 trước Công nguyên), hay Vua Tut là vị vua Ai Cập cổ đại quyền lực bậc nhất với thời kỳ trị vì từ hơn 3.300 năm trước. Vị vua Ai Cập lên ngôi khi mới 9 tuổi và trị vì đất nước trong 10 năm (1332 – 1323 TCN) trước khi băng hà năm 19 tuổi.
Lăng mộ của ông được phát hiện vào năm 1922, là ngôi mộ duy nhất pharaoh Ai Cập duy nhất cho đến nay được tìm thấy trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Việc phát hiện ra ngôi mộ của Vua Tut được coi là một trong những khám phá khảo cổ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Vua Tut là một trong những pharaoh Ai Cập nổi tiếng nhất
Bằng cách sử dụng một mô hình kỹ thuật số của hộp sọ đã được ướp xác, mới đây một nhóm nghiên cứu đến từ Úc, Ý và Brazil đã tái tạo được khuôn mặt của Vua Tut. Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Giải phẫu và Phôi học của Ý .
Chuyên gia đồ họa người Brazil và đồng tác giả Cicero Moraes cho biết: “Ông ấy trông giống như một chàng trai trẻ với khuôn mặt thanh tú. Nhìn vào gương mặt này, chúng ta thấy giống một sinh viên trẻ hơn là một chính trị gia đầy trách nhiệm, điều này càng khiến nhân vật lịch sử trở nên thú vị hơn”.
Theo Moraes, nhóm nghiên cứu không được tiếp cận trực tiếp với hộp sọ của pharaoh nên việc dựng mô hình rất khó khăn. Rất may, nhóm đã có thể lấy được hồ sơ từ các nghiên cứu trước đó bao gồm các tài liệu tham khảo về kích thước hộp sọ cũng như các bức ảnh của Tut, người trị vì từ năm 1332 đến 1323 trước Công nguyên.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã thành công tái tạo khuôn mặt của pharaoh Ai Cập quá cố
Nhà thiết kế đồ họa tiết lộ rằng mọi thứ từ “kích thước của môi, vị trí của nhãn cầu, chiều cao của tai và mặt trước của mũi” đều được tạo ra từ các lần chụp cắt lớp vi tính (CT) trước đó.
Lăng tẩm của Vua Tut được nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter phát hiện vào năm 1922, nằm sâu bên dưới Thung lũng các vị vua của Ai Cập. Ngôi mộ đã trở thành chủ đề gây tò mò suốt 100 năm qua với rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.
Michael Habicht, nhà Ai Cập học, khảo cổ học tại Đại học Flinders ở Úc và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết mô hình mới này rất giống với mô hình được thực hiện vào năm 2005.
Habicht cho biết: “Công trình tái tạo của chúng tôi gần giống với công trình do một nhóm người Pháp thực hiện cách đây vài năm. Nó cũng tương ứng với những mô tả cổ xưa về Tutankhamun, đặc biệt là với cái đầu đội hoa sen từ kho báu trong lăng mộ của ông.
Vua Tut không phải là vị vua Ai Cập đầu tiên được tái tạo bằng kỹ thuật số. Vào năm 2018, các nhà khoa học từ Đại học Bristol đã tiết lộ một bản kỹ thuật số khuôn mặt của Nữ hoàng Nefertiti. Nữ hoàng bí ẩn cũng được đồn đại là đã được chôn cất gần Vua Tut, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được giả thuyết đó.
Xưởng ướp xác bí ẩn hơn 4.000 năm của Ai Cập mở cửa đón khách
Cơ quan quản lý cổ vật Ai Cập vừa chính thức mở cửa một xưởng được sử dụng để ướp xác người và động vật linh thiêng có niên đại khoảng 4.000 năm cho du khách tham quan.
Theo đó, các công xưởng và lăng mộ cổ được các nhà chức trách tiết lộ hôm 27/5 vừa qua được đặt tại một nghĩa địa Pharaoh rộng lớn bên ngoài thủ đô Cairo của Ai Cập.
Mostafa Waziri, tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao, cho biết những chiếc bình đất sét và các vật dụng khác được sử dụng để ướp xác người và động vật linh thiêng cũng được tìm thấy tại địa điểm ở Saqqara, một phần của thủ đô cổ đại Memphis của Ai Cập.
Ông Mostafa Waziri giới thiệu một cỗ quan tài cổ bằng gỗ mới được khai quật gần đây ở Saqqara, Ai Cập. Ảnh: AP
Ông Waziri chia sẻ thêm trong một cuộc họp báo về Di sản Thế giới của UNESCO: "Chúng tôi đã phát hiện ra cơ sở ướp xác lớn nhất cho cả người và một cho động vật".
Những nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ có niên đại từ triều đại thứ năm cách đây 4.400 năm, được trang trí bằng "khung cảnh sinh hoạt hàng ngày" cùng những hình ảnh về thu hoạch và trồng trọt.
Các xưởng và lăng mộ trên được cho rằng có niên đại từ triều đại pharaon thứ 30 (380 TCN đến 343 TCN) và thời Ptolemaic (305 TCN đến 30 TCN).
Du khách tham quan trong nghĩa trang Saqqara. Ảnh: NBCNews
Xưởng ướp xác động vật được làm bằng bùn và sàn đá cùng với các công cụ bằng đồng có thể được sử dụng trong quá trình ướp xác. Năm chiếc giường làm bằng đá được phát hiện vẫn còn nằm bên trong căn phòng, nơi được sử dụng để ướp xác những con vật linh thiêng nhất.
Sabri Farag, người đứng đầu khu khảo cổ Saqqara, cho biết một trong những ngôi mộ thuộc về "Ne Hesut Ba", người đứng đầu các nhà ghi chép và tư tế của Horus và Maat trong triều đại thứ năm vào khoảng năm 2400 trước Công nguyên.
Các xưởng và lăng mộ có niên đại từ triều đại pharaon thứ 30 (380 TCN đến 343 TCN) và thời Ptolemaic (305 TCN đến 30 TCN). Ảnh: NBCNews
Ông cho biết ngôi mộ thứ hai thuộc về một linh mục Qadish tên là "Men Kheber" từ triều đại thứ 18 (khoảng năm 1400 trước Công nguyên).
Những ngôi mộ của 'Vương quốc Cũ' dành cho con người được phát hiện có vẽ tên của người chết và vợ của họ.
Bên trong những ngôi mộ của 'Vương quốc Mới', có niên đại từ những năm 1500 trước Công nguyên, người ta đã phát hiện ra những bức tượng thạch cao của chủ nhân những ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn bên trong, với dòng chữ tượng hình màu xanh lam.
Những ngôi mộ của 'Vương quốc Cũ' dành cho con người được phát hiện có vẽ tên của người chết và vợ của họ. Ảnh: NBCNews
Việc phát hiện ra một bộ bình gốm khác thường hồi tháng 2 tại nghĩa địa Saqqara đã làm sáng tỏ cách người Ai Cập cổ đại ướp xác.
Theo nghiên cứu, dư lượng hóa chất được tìm thấy trong lọ cho phép các nhà nghiên cứu xác định hỗn hợp dầu thơm hoặc chất khử trùng, hắc ín và nhựa cây.
Điều này, phù hợp với chữ viết bên ngoài hộp đựng, đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin chi tiết mới về các vật liệu cụ thể được sử dụng trong quá trình ướp xác, chẳng hạn như nhựa cây dammar và dầu elemi, có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở châu Á và châu Phi.
Trong những năm gần đây, chính phủ Ai Cập liên tục công bố những phát hiện khảo cổ học mới cho giới truyền thông quốc tế và các nhà ngoại giao. Họ hy vọng rằng những khám phá như vậy sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách du lịch đến đất nước này để vực dậy một ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị sau cuộc nổi dậy năm 2011.
6 sự thật kỳ lạ ít người biết trên thế giới Dù đã chết hơn 3.000 năm nhưng vị pharaoh này của Ai Cập vẫn phải làm hộ chiếu. Đây là một trong những sự thật kỳ lạ trên thế giới mà ít người biết. Dưới đây là 6 sự thật kỳ lạ "độc nhất vô nhị" trên thế giới. 1. Xác ướp pharaoh bắt buộc phải làm hộ chiếu Hộ chiếu đặc biệt...