Gương mặt nổi bật vinh danh trong phong trào Sinh viên 5 tốt
Để vừa bảo đảm việc học, vừa có thể tham gia các hoạt động đoàn thể, NCKH… những SV được vinh danh trong phong trào Sinh viên 5 tốt đều có một quá trình phấn đấu với những kế hoạch, mục tiêu cụ thể.
Những SV được tuyên dương trong phong trào “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương và Sao tháng Giêng của ĐH Đà Nẵng.
Trui rèn trong gian khó
Đào Thị Thanh Trà, SV năm 4, ngành Đông phương học, Khoa Quốc tế học (Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng) được Bộ GD&ĐT khen thưởng là một trong những HS, SV xuất sắc tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020, vừa được tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” tiêu biểu và giải thưởng Sao Tháng Giêng cấp Trung ương. Với Thanh Trà, những danh hiệu này không đơn thuần là giải thưởng mà là kết quả của cả một quá trình nỗ lực không ngừng.
Điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn, nhà lại có 5 chị em đều trong độ tuổi đi học, để có tiền trang trải cho việc học tập và sinh hoạt, ngay khi nhập học, Đào Thị Thanh Trà đồng thời tìm việc để làm thêm. Suốt trong 4 năm qua, Trà vừa phải thật khéo léo thu xếp, cân đối thời gian làm thêm, học tập và tham gia hoạt động phong trào, đoàn thể. Kết quả học tập các học kì của Đào thị Thanh Trà luôn đạt loại xuất sắc. Đặc biệt học kì II, năm học 2019 – 2020, Trà đạt điểm tuyệt đối 4.0/4.0 điểm học tập và 100/100 điểm rèn luyện. Cũng trong năm học này, Thanh Trà có đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải Nhì cấp trường.
Trà vừa là Ủy viên Ban thường vụ Đoàn trường, Bí thư Liên chi đoàn Khoa Quốc tế học, Chủ nhiệm CLB Truyền thông UFLS Multimedia với công việc chính là phụ trách mảng truyền thông của trường. Trà cũng là người thường xuyên phát động các phong trào hoạt động tình nguyện.
Video đang HOT
Trong hai đợt dịch Covid-19, Trà có 2 tháng ròng rã tham gia tình nguyện cùng các lực lượng chức năng ở trạm kiểm soát cửa ô Hòa Phước để làm nhiệm vụ phòng, chống dịch. Mới đây nhất, Thanh Trà đã kết nối, phối hợp với Liên chi đoàn Khoa Cơ khí (Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng) tổ chức chương trình “Xuân yêu thương”, mang những suất quà ý nghĩa đến với học sinh và bà con vùng cao xã A Ting (huyện Đông Giang, Quảng Nam).
Chia sẻ bí quyết trong học tập, sắp xếp hiệu quả các hoạt động phong trào, đoàn thể và cả công việc làm thêm, Đào Thị Thanh Trà cho biết: “Em thường tranh thủ học bài ngay trên lớp, ghi nhớ bài giảng của thầy cô giáo. Để đào sâu và mở rộng thêm kiến thức, em tìm đọc nhiều tài liệu từ một số nguồn tham khảo khác. Đạt kết quả trên, em phải hết sức tập trung và thực hiện nghiêm túc thời gian biểu hàng ngày”.
Sinh viên Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng được tập huấn các kỹ năng cần thiết khi tham gia tình nguyện phục vụ tại Bệnh viện dã chiến Tuyên Sơn (Đà Nẵng) trong đợt 2 dịch Covid – 19 bùng phát tại thành phố này.
Nuôi dưỡng ngọn lửa nhiệt tình, cống hiến
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) đã triển khai chuẩn hoạt động ngoại khóa, rèn luyện của SV. PGS.TS Lê Văn Huy – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đây là yêu cầu với đoàn viên, SV nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm xã hội; trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để SV có thể thực hiện tốt các hoạt động xã hội, ngoại khóa. Chuẩn hoạt động ngoại khóa nhằm rèn luyện đoàn viên, SV tính năng động, chủ động trong việc hợp tác, tổ chức và dẫn dắt các hoạt động xã hội.
Những phong trào đoàn, hội, câu lạc bộ đội nhóm, sẽ là môi trường giúp SV tích lũy và phát triển các kỹ năng mềm, nghề nghiệp; nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện, bảo đảm tương lai nghề nghiệp lâu dài cho SV. Nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động phong trào của Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng, SV muốn tham gia đều phải qua vòng phỏng vấn vì số SV đăng ký rất đông.
Từ Thị Việt Linh (SV 43K06.1, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng) vừa đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” là cái tên vô cùng nổi bật và khá quen thuộc trong SV nhà trường. Là Ủy viên BCH Liên chi đoàn khoa Kế toán, Linh là một trong những tình nguyện viên đi đầu trong các chiến dịch tình nguyện ý nghĩa của khoa. Bộ sưu tập giải thưởng trong các cuộc thi kiến thức, kỹ năng của Linh cũng dày lên theo từng năm học. Kết quả học tập của Linh luôn nằm trong tốp đầu của lớp. Như năm học 2019 – 2020, bảng điểm học tập của Linh rất ấn tượng với 3.71/4.0.
Cũng nằm trong danh sách “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương, Phạm Xuân Sơn (44K13.1, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng) không chỉ có thành tích học tập “khủng” mà còn được biết đến là một SV năng nổ trong nhiều hoạt động ngoại khóa và cộng đồng ở cấp khoa và trường. Từ những chiến dịch tình nguyện cho đến các hoạt động thể thao, nghiên cứu khoa học, Sơn đều luôn hoàn thành xuất sắc.
Để tạo động lực, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo trong sinh viên và nâng cao chất lượng về NCKH, công bố quốc tế, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên ĐH Đà Nẵng đã tham mưu cho ĐH Đà Nẵng có cơ chế để cho các SV, học viên cao học, nghiên cứu sinh có cơ hội đề xuất và thực hiện các công trình NCKH, các ý tưởng về khởi nghiệp và sáng tạo với đầu ra là sản phẩm cụ thể theo quy định ĐH Đà Nẵng được đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐH Đà Nẵng.
Sinh viên đi thực tập ở nước ngoài: Nhiều giá trị cộng thêm
Trần Văn Vũ và Trần Nguyên Hoàng - SV lớp 16 PFIEV3 (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng) vừa được nhận sang thực tập và làm Capstone Project tại Công ty La SOGET (Pháp) với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Đại diện công ty Logi VietFrance; TS. Lê Quốc Huy-Phụ trách chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) và SV nhận học bổng ký kết thỏa thuận.
Trong năm 2020 Chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) có 6 SV sang thực tập và làm Capstone Project - đồ án tốt nghiệp tại Pháp và Canada. Trong đó, có 2 SV làm tại Cty La Soget (Le Havre, CH Pháp), 2 SV tại Polytech Marseille (CH Pháp), một SV tại Grenoble INP (CH Pháp), một SV tại Trường đại học Montréal (Canada). Tất cả SV đều được tài trợ toàn bộ chi phí và được trả lương trong quá trình thực tập và làm Capstone Project. Nhờ thành tích họp tập và nghiên cứu xuất sắc nên đã có 2 SV tiếp tục được nhận học bổng học Master tại Pháp và Canada sau khi hoàn thành chương trình thực tập.
TS Lê Quốc Huy - Phụ trách Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) cho biết: "Việc hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước để triển khai thực tập và làm đồ án tốt nghiệp cho SV là hoạt động quan trọng được Khoa triển khai thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó hiện nay khoa đã xây dựng được một mạng lưới hợp tác tương đối rộng và đa dạng để hỗ trợ SV làm thực tập và đồ án tốt nghiệp. Với chương trình PFIEV, các doanh nghiệp nước ngoài có thể do trường đối tác từ phía Pháp giới thiệu và tuyển chọn hoặc được khoa giới thiệu dựa trên mối quan hệ đã được thiết lập (ví dụ như công ty Logi-France và công ty La SOGET)".
Sinh viên khóa 15 PFIEV bảo vệ online từ nước Pháp, Canada.
Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 nên Trần Văn Vũ và Trần Nguyên Hoàng sẽ không sang Pháp được mà làm từ xa tại Việt Nam. Khi điều kiện cho phép các em sẽ sang Pháp để tiếp tục công việc. Ngoài toàn bộ chi phí ăn ở và đi lại được tài trợ thì SV còn được trả lương thực tập 15triệu/tháng cùng với cam kết tuyển dụng sau khi tốt nghiệp để làm việc với mức lương tối thiểu 26 triệu/tháng cho Công ty Logi VietFrance tại Đà Nẵng, là đối tác của Công ty LA SOGET- một công ty hàng đầu của Pháp trong lĩnh vực phần mềm Logistic (vận chuyển hàng hóa), có trụ sở tại thành phố Cảng Le Havre, Pháp.
TS Lê Quốc Huy chia sẻ: "Việc SV phải thực tập từ xa đã dự trù và lên kế hoạch trước từ phía Công ty, sinh viên và Khoa. Các SV, giảng viên phía Việt Nam cũng như GV hướng dẫn và Kỹ sư hướng dẫn phía Pháp đều đã quen với các công cụ làm việc online từ xa. Hơn nữa 2 SV nhận học bổng là SV thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin - chuyên ngành Công nghệ phần mềm - và Công ty phía Pháp (La SOGET) cũng là công ty phần mềm, nên việc thực tập của các em SV hoàn toàn không có vấn đề gì. Tất nhiên các em sẽ thiệt thòi hơn các SV năm trước là không được trải nghiệm một cách trực tiếp môi trường làm việc và đất nước, con người, văn hóa Pháp và Châu Âu".
Cho đến nay, chỉ tính riêng chương trình PFIEV, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã có gần 80 SV thực tập và làm đồ án tốt nghiệp ở nước ngoài. Theo TS Lê Quốc Huy, về cơ bản việc đưa SV đi thực tập và làm đồ án tốt nghiệp ở nước ngoài không gặp khó khăn gì đáng kể. Nhà trường và khoa cũng tạo điều kiện hết sức thuận tiện để SV triển khai các thủ tục giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp nước ngoài có yêu cầu rất cao vế ngoại ngữ (cả tiếng Anh và tiếng Pháp) nên số lượng SV được tuyển chọn hàng năm còn chưa nhiều.
Theo kế hoạch đào tạo, thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp của SV là từ tháng 1 đến tháng 6. Tuy nhiên, có những SV sẽ được doanh nghiệp đề nghị kéo dài thêm thời gian thực tập. Phía công ty sẽ chi trả toàn bộ chi phí và lương trong khoảng thời gian kéo dài này. Như năm 2020, có 4 SV đươc đề nghị kéo dài, phía công ty Pháp không chỉ trả lương mà còn liên hệ ĐSQ Việt Nam tại Pháp để mua vé máy bay cho các em về Việt Nam.
Trong quá trình SV thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tại nước ngoài, giảng viên hướng dẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp với phía doanh nghiệp để đảm bảo định hướng, nội dung và chất lượng đề tài đáp ứng đủ một luận văn tốt nghiệp kỹ sư PFIEV, cũng như luận văn làm đúng tiến độ để các SV có thể bảo vệ trước Hội đồng hỗn hợp gồm cả GS Pháp và Việt Nam.
Nữ Chủ tịch Hội Sinh viên tài năng, có nụ cười tỏa nắng Sở hữu gương mặt xinh xắn và nụ cười thân thiện cùng bảng thành tích nổi bật, Phạm Khả Vy (khoa Tài chính - Thương mại, Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Công nghệ TP. HCM.) hiện đang là gương mặt sinh viên nổi bật của trường. Từ năm thứ nhất, Vy được biết đến phong trào "Sinh viên 5 tốt" của...