Gửi tuổi trung niên: Một thứ càng tham lam càng rước về nhiều tai họa
Khi đã bước chân đến độ tuổi trung niên, nếu bạn vẫn còn hoang đường, cố sống cố chết để gìn giữ hư vinh và sĩ diện, chỉ là việc vô ích.
Hư vinh
Khi đã bước chân đến độ tuổi trung niên, nếu bạn vẫn còn hoang đường, cố sống cố chết để gìn giữ hư vinh và sĩ diện, chỉ là việc vô ích. Bởi nó sẽ chẳng giúp được bạn đi qua những cơn đói và thống khổ hằng ngày.
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, con người nếu chỉ biết ham mê hư vinh, chìm đắm trong ánh hào quang giả dối, sẽ càng sống không chân thật, làm việc không tận tâm tận lực, chỉ biết a dua ton hót, không có việc gì làm chỉ biết đi khoe khoang, thổi phồng bản thân lên để thỏa mãn sự hư vinh của mình. Những người này chỉ biết đến đố kỵ mà không thấy được điểm tốt ở người khác.
Thể diện rốt cuộc bao nhiêu tiền một cân, mà nhiều khi chúng ta phải hao tâm tổn sức để ý đến cách nhìn của người khác đến thế? Để rồi cuối cùng tự đánh mất thứ quý giá nhất: Chính là nhân phẩm của chính mình!
Video đang HOT
Ngoan cố giữ thể diện là sai lầm
Trung Hoa có câu: “Nhân hoạt nhất trương kiểm, thụ hoạt nhất trương bì”, ý nói con người sống không thể không có thể diện, giống như cây cối không thể không có lớp vỏ. Ngụ ý, thể diện rất quan trọng. Vậy nhưng, nếu bạn cứ cố “quan trọng hóa” điều đó lên, luôn đặt cái thể diện của mình lên trên mọi tình huống ở bất kì hoàn cảnh nào thì nó chỉ khiến bạn thêm thụt lùi và mệt mỏi mà thôi.
Phàm là những người thông minh sẽ biết xem nhẹ hư vinh,không hám danh lợi, đẩy bản thân vào vòng xoáy tiêu cực mà tận tâm tận lực làm việc, sống tốt cho chính mình và mang lại hạnh phúc cho người khác. Người thật việc thật, không tham vọng viển vông, dùng sức lao động chân chính để đổi lấy vinh quang, đó mới là thành quả bền vững, đáng ngưỡng mộ.
3 dục vọng nếu không biết kiềm chế sẽ rước phải đại họa
Những người có chút thành tích liền khoe khoang khắp nơi, thực ra, so với người tài giỏi thực sự, họ không là gì cả.
1. Quá tham lam
"Sử kí" Tư Mã Thiên có viết: "Thiên hạ hi hi, giai vi lợi lai; thiên hạ nhưỡng nhưỡng, giai vi lợi vãng." Câu này có nghĩa, con người trong thiên hạ, cả ngày bận tới bận lui, suy cho cùng cũng chỉ vì một chữ "lợi". Con người chạy theo chữ "lợi" vốn không sai, nhưng nếu quá tham lam thì lại đang tự trói buộc chính mình.
Sống ở đời, càng tham lam, càng dễ đánh mất chính mình. Vốn dĩ tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, sinh không tự đến, chết cũng chẳng mang đi được. Nên đừng để bản thân rơi vào cái bẫy của sự tham lam rồi bị nó đè bẹp, chìm đắm trong dục vọng không lối thoát.
2. Quá kiêu ngạo
Những người có chút thành tích liền khoe khoang khắp nơi, thực ra, so với người tài giỏi thực sự, họ không là gì cả.
"Kiêu ngạo tự mãn là một trong những cái bẫy đáng sợ nhất của con người, hơn nữa, cái bẫy này còn do chính chúng ta đào nên." Người tài giỏi có thể khiến người khác ngưỡng mộ, nhưng nếu không khiêm tốn, sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu. Người kiêu ngạo thường rơi vào cái bẫy tự hủy hoại mình mà không hay, cho tới khi thật bại thảm hại rồi họ mới chợt tỉnh ngộ. Nhưng, tới khi đó, tất cả đều đã quá muộn.
3. Quá ngang ngược
Dù bạn giàu có đến mức nào, tài giỏi đến mức độ ra sao cũng đừng tự cho mình quyền hạn tự cho mình là đúng, có thể phê bình người khác thâm tệ. Trên thế giới không ai là giống ai cả, yếu điểm của người này là thế mạnh của người khác. Hiểu được sự khác biệt đó, đừng chăm chăm nhìn vào điểm yếu của họ, cuộc sống của bạn mới thực sự vui vẻ.
Cách hành xử của kẻ thua cuộc, tự rước về kết cục thê thảm Nên nhớ phóng đại quá mức về vị trí của mình, quá tự cao sẽ không thể hiện được giá trị thực sự của bản thân trong cuộc sống. Tự nâng mình lên mà hạ người xuống Tô Thức hay còn gọi là Tô Đông Pha, một nhà thơ nổi tiếng ở thời nhà Tống. Ngày nọ, Tô Đông Pha đến đàm luận...