Gửi tiết kiệm vào công ty tài chính, nhiều người ‘trắng tay’
Khoảng 40 người ở Đà Nẵng gửi hơn 13 tỷ đồng tiết kiệm vào Công ty CP tài chính VietNam Capital nhưng đến kỳ rút gốc, lãi thì không được thanh toán.
Công ty tài chính huy động tiết kiệm lãi suất cao
Trong đơn tập thể tố cáo Công ty CP tài chính VietNam Capital (phòng giao dịch 155 Điện Biên Phủ, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng, do ông ông Trương Quốc Thái làm giám đốc) gửi VTC News, các nạn nhân Nguyễn Hữu T., Nguyễn Thị N., Trần Văn T., Lê Thế C., Ngô Thị H., Bùi Thị T., Nguyễn Thị M. (cùng trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết, công ty này vận động, mời gọi họ gửi tiết kiệm với lãi suất cao.
Tin tưởng công ty này thực hiện việc nhận gửi tiền tiết kiệm và chi trả như ngân hàng nên 7 người này gom góp tiền gửi, người thấp nhất là 200 triệu đồng và cao nhất là 700 triệu đồng.
Tuy nhiên, đến khi đáo hạn, những người này đến trụ sở chi nhánh Công ty CP tài chính VietNam Capital nói trên để rút gốc và lãi nhưng không được.
Theo bà Nguyễn Thị N., số tiền 200 triệu đồng bà vừa đáo hạn tại ngân hàng, được Trương Quốc Thái giới thiệu, mời gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng 3%, lại tin tưởng là công ty hoạt động như ngân hàng nên bà chuyển toàn bộ sang gửi tại đây.
Ông Lê Thế C. và chị Nguyễn Thị Ngọc T. với đơn tố cáo.
” Cứ nghĩ họ hoạt động như ngân hàng nên tôi tin tưởng gửi 2 lần (2 sổ tiết kiệm) tổng cộng 400 triệu đồng và mới chỉ nhận được 2 quý tiền lãi. Bây giờ đến ngày đáo hạn, tôi năm lần bảy lượt đến đòi nhưng ông Thái và nhân viên hứa hẹn rồi không trả. Bây giờ liên lạc với ông Thái cũng không được nữa“, bà N. buồn bã kể.
Cùng đứng tên trong đơn tập thể, ông Lê Thế C. (công nhân công ty cây xanh) cho biết, ông gửi 255 triệu đồng vào công ty này nhưng đến nay không rút được.
” Đây là số tiền vợ chồng tích góp hơn 10 năm qua, bây giờ đối diện nguy cơ trắng tay. Được giới thiệu lãi suất 13%/6 tháng, số tiền 255 triệu đồng thì rút tiền lãi mỗi tháng được 2,7 triệu đồng, cao hơn gửi bên ngân hàng nên tôi mới gửi mong kiếm thêm chút ít lo cho con cái. Sau khi gửi, tôi được giao Giấy chứng nhận tiết kiệm, có chữ ký, đóng dấu của giám đốc nên rất tin tưởng. Bây giờ đến khi rút tiền gốc thì mới biết mình bị lừa. Tôi nhiều lần nhắn tin, gọi điện cho cả chủ tịch lẫn giám đốc công ty nhưng không ai nghe máy“, ông C. trình bày.
Chị Nguyễn Thị Ngọc T. (công nhân, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết, được người quen giới thiệu và được ông Thái mời gửi tiết kiệm nên 3 năm qua chị gửi tổng cộng 700 triệu đồng. Đây là số tiền vợ chồng chị tiết kiệm nhiều năm qua để xây nhà nên khi thấy tại đây nhận gửi tiết kiệm lãi suất cao nên mới gửi để hy vọng có thêm khoản lãi.
” Tháng 8/2023, đến hạn rút gốc và lãi, tôi đến chi nhánh công ty tại 155 Điện Biên Phủ để rút tiền thì nhân viên báo không thể rút lãi và gốc ra được. Không thể ngờ tiết kiệm bao năm, nay đối diện nguy cơ trắng tay“, chị T. ứa nước mắt.
Bi đát nhất là trường hợp của bà L.T.T.T (trú quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), người từng làm giúp việc nhà cho ông Lê Quốc Thái.
Theo bà L.T.T.T, bà là người giúp việc theo giờ tại nhà cho ông Thái nên tin tưởng nên gom góp hết tiền được 150 triệu đồng gửi tiết kiệm. Khoảng 6 tháng sau, khi nhà có việc, bà xin rút tiền và khi đến trụ sở chi nhánh công ty thì không được rút và cũng mới biết nhiều người cũng bị lừa như mình.
Video đang HOT
Giấy chứng nhận tiết kiệm người gửi tiền được công ty cung cấp.
Chiêu trò lôi kéo khách hàng
Ghi nhận của PV VTC News, hầu hết những người gửi tiết kiệm tại đây đều được công ty viết phiếu thu, cấp sổ ghi “Giấy chứng nhận tiết kiệm” và mức lãi suất tùy theo số tiền gửi, từ 9,5% đến 12,5%/năm. Các sổ này đều do ông Trương Quốc Thái ký tên, đóng dấu.
Theo tìm hiểu, ngoài 7 người đứng đơn tập thể này, tại Đà Nẵng còn có hàng chục người khác cũng là nạn nhân của của công ty này. Cụ thể, có khoảng 40 khách hàng của VietNam Capital gửi tiền với con số lên đến hơn 13 tỷ đồng.
Không chỉ đưa ra lãi suất tiết kiệm ở mức cao hơn ngân hàng 3%, Công ty CP tài chính VietNam Capital còn tung chiêu khuyến mãi khủng để lôi kéo khách gửi tiền.
Cụ thể, khi một khách hàng giới thiệu được người khác gửi tiết kiệm sẽ nhận được quà của công ty. Nếu mức người gửi 200 triệu đồng thì người gửi nhận khuyến mãi 3 chỉ vàng, người giới thiệu được tặng quà là 2 chỉ vàng, quy ra trả bằng tiền.
” Bây giờ tôi mới biết công ty dùng số tiền của người gửi để tặng quà cho chính họ và người giới thiệu“, bà Nguyễn Thị N. cho biết.
Không những vậy, công ty còn tổ chức các chương trình dã ngoại, bốc thăm trúng thưởng bằng tiền, vàng giá trị khá lớn để thu hút khách hàng. Thậm chí, khi có người đồng ý gửi tiết kiệm, công ty cho người đến tận nhà thu tiền chứ không phải đến chi nhánh công ty.
Trụ sở chi nhánh Công ty CP tài chính VietNam Capital tại 155 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, Đà Nẵng đóng cửa.
Thông tin VTC News có được, hiện Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Đà Nẵng thụ lý đơn tố cáo của người dân. Phòng Cảnh sát Kinh tế cũng đã mời các nguyên đơn lên làm việc, thu thập thông tin để điều tra.
Trong ngày 14/12, PV cố gắng liên hệ với ông Ngô Quốc Thái theo số điện thoại ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hợp đồng gửi tiết kiệm nhưng không nhận được phản hồi.
PV tìm đến chi nhánh Công ty CP tại số 155 Điện Biên Phủ, phường Chính Gián, quận Thanh Khê thì đã đóng cửa, không một bóng người.
Bi kịch vay tiền online với mức lãi suất cao 'cắt cổ', thế chấp bằng 'ảnh nóng'
Khó khăn kinh tế khiến nhiều phụ nữ chọn cách vay tiền online dù lãi suất cao 'cắt cổ', và thậm chí dùng 'ảnh nóng' để thế chấp khoản vay.
Các đối tượng cho vay tiền trên mạng nhắm tới những người phụ nữ Campuchia đang cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh, và nguồn thu để nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, những người phụ nữ chấp nhận vay tiền online lại đang phải gánh mức lãi suất 'cắt cổ' hàng tháng lên tới 80% khoản vay chỉ là vài trăm USD, và cuối cùng bị dụ dỗ thế chấp khoản vay bằng 'ảnh nóng'.
Để trả hết các khoản nợ cũ dùng để mở nhà hàng ăn uống ở tỉnh Kampot, cô Vanna (tên nhân vật đã được thay đổi), người mẹ của 3 đứa con, đã phải tiêu toàn bộ số tiền tiết kiệm trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 xuất hiện.
Nhiều tổ chức cho vay nặng lãi nhắm tới phụ nữ đang gặp khủng hoảng kinh tế để cho vay tiền và dụ dỗ dùng ảnh khỏa thân thế chấp khoản vay (Ảnh minh họa)
Khi đang chìm ngập trong nợ nần và nhà hàng phải đóng cửa, người phụ nữ (37 tuổi) đã nhìn thấy thông tin quảng cáo cho vay tiền có tên 'Loanly Internet' trên Facebook. Theo quảng cáo, những khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ sẽ nhận được 50 USD trong giai đoạn khủng hoảng tài chính cá nhân.
'Nhưng tôi cần nhiều tiền hơn thế, do đó bên cho vay đã đề nghị cho tôi vay 1.000 USD nếu tôi đưa cho họ ảnh và video khỏa thân (nude) để đăng lên hệ thống của họ. Tôi không muốn làm như vậy vì cảm thấy xấu hổ, nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác', Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời cô Vanna.
Trên thực tế, nhiều hộ gia đình ở khu vực Đông Nam Á đang chật vật trong cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng do tác động của dịch bệnh Covid-19, kèm theo tình trạng lạm phát tăng cao trên toàn cầu khiến giá bán các mặt hàng thiết yếu từ trứng, mỳ cho tới xăng dầu đều leo thang.
Tại Campuchia, số lượng người sống dưới mức nghèo đói đã tăng lên 1,3 triệu, và 18% trong tổng số 16 triệu dân ở nước này đang sống trong cảnh vô cùng chật vật.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 lại chính là cơ hội vàng đối với những đối tượng cho vay nặng lãi kiếm lời nhanh chóng. Giống như nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu đang gánh nặng nần, cô Vanna không tìm được nơi nào cho vay tiền ngoài Loanly.
Nhưng ngay cả khi đã gửi đi nhiều bức ảnh nude, người mẹ 3 con vẫn chỉ được Loanly chuyển cho 500 USD. Số còn lại bên cho vay giữ lại để khấu trừ trước các khoản lãi. Cô Vanna đành vay thêm 1.000 USD.
Đáng nói, Loanly tính lãi suất là 20%/tuần, tăng gấp đôi lên sau mỗi tuần và có thể lên tới 80% giá trị khoản vay cho mỗi tháng chưa thanh toán. Trong khi đó, theo luật pháp Campuchia, bên cho vay hợp pháp và ngân hàng chỉ có thể tính lãi suất tối đa là 1,5%/tháng hay 18%/năm.
Chiến lược tàn nhẫn
Sử dụng mạng xã hội là vũ khí chiến lược, những tổ chức cho vay nặng lãi có thể dễ dàng tìm kiếm được con mồi. Theo các nạn nhân của Loanly Internet, những kẻ cho vay trực tuyến hướng tới người dùng Facebook và Telegram bằng những chương trình mang tên 'Monkey Loan', 'Happy' và 'Tiger and Lion Loan'.
Khi chính quyền địa phương vào cuộc điều tra, một số trang cho vay online sẽ biến mất và sau đó tái xuất hiện với những tên gọi mới. Song tất cả đều áp dụng chung một chiêu thức hoạt động tàn nhẫn là ứng tiền nhanh cho nạn nhân, sau đó đe dọa và tống tiền để tăng gấp 4 số tiền cho vay ban đầu.
'Khi tôi không trả khoản vay đúng hạn, chúng đã gửi ảnh và video nude của tôi cho đứa con gái 16 tuổi và con trai 14 tuổi', cô Vanna nói.
Chuyện này xảy ra vào tháng Tám và trong những tuần sau đó, 2 đứa con của cô Vanna nhìn mẹ với ánh mặt hoàn toàn khác. Chúng trở nên xa lánh và thiếu tôn trọng mẹ.
Tổ chức nhân quyền LICADHO cho hay một số phụ nữ Campuchia là nạn nhân của Loanly Internet chia sẻ họ đã bị dụ dỗ để gửi ảnh khỏa thân làm vật đảm bảo các khoản vay.
'Những phụ nữ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hành vi đe dọa. Một số muốn tự tử, và lo lắng cho cuộc sống hôn nhân cũng như sự an toàn của con cái', báo cáo của LICADHO cho biết.
Hiện Loanly Internet đã biến mất khỏi các kho ứng dụng ở Campuchia, nhưng vẫn hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội.
Dịch bệnh Covid-19 đẩy nhiều phụ nữ vào cảnh khó khăn kinh tế. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Bài học nhớ đời
Ông Chea Pov, Giám đốc phòng tội phạm mạng Campuchia, nhấn mạnh các nạn nhân của những tổ chức cho vay nặng lãi trên mạng thường xấu hổ nên không dám tố giác.
Theo ông Pov, việc báo cáo sự việc bị lừa với các tổ chức phi chính phủ cũng không thể đưa những kẻ lừa đảo ra trừng trị trước pháp luật.
'Chúng tôi cần bằng chứng. Nhưng nếu như các nạn nhân không bàn giao, chúng tôi không thể làm gì', ông Pov nhấn mạnh thêm phần lớn nạn nhân không sẵn lòng chia sẻ hình ảnh và video nude mà họ từng gửi cho các bên cho vay nặng lãi để dùng làm vật đảm bảo cho khoản vay.
Một phụ nữ có tên Sar Pisey cho hay một chi nhánh của Loanly Campuchia đã yêu cầu cô trả thêm 3.000 USD, ngoài số tiền lãi 2.000 USD mà cô đã trả cho khoản vay 6.750 USD.
'Tôi đã trả hơn 8.000 USD trong 2 tháng. Tôi nói họ có thể tới nói chuyện trực tiếp với tôi, và tôi sẵn sàng đối mặt việc bị kiện', cô Sar nói qua điện thoại nhưng bị một ông chủ người Malaysia cắt ngang cuộc nói chuyện và la hét dọa nạt.
Với bằng chứng mà một nạn nhân cung cấp, hôm 1/9, cảnh sát tỉnh Kandal đã bắt giữ 2 người đàn ông trước cáo buộc gian lận cho vay dưới tên công ty 'Diaman 55'. Trong đó, một đối tượng làm phiên dịch cho công ty và mang quốc tịch Campuchia, người còn lại là công dân Malaysia (41 tuổi).
Còn đối với cô Vanna, lần vay tiền online đã khiến cô có bài học nhớ đời. Hiện tại, cô đang phải đối mặt với nỗi đau hàng ngày của một người mẹ luôn cảm thấy xấu hổ trước mặt các con.
'Cuộc sống của tôi ngày càng trở nên tồi tệ hơn từ khi tôi vay tiền. Không ai trong gia đình còn muốn nói chuyện với tôi', cô Vanna chua xót nói.
Lãi suất tăng chóng mặt Dù room tín dụng hạn hẹp nhưng cuộc đua huy động vốn giữa các ngân hàng (NH) ngày càng nóng. Không chỉ tăng lãi suất huy động, các NH đang chạy đua phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao nhằm thu hút nguồn vốn dài hạn. Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động lên 8 - 9%/năm l Trong...