GS.TS Phạm Tất Dong: Cần có hệ thống giáo dục mở đích thực
S.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đề xuất: Tới đây, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục cần có điều, khoản khẳng định về tầm quan trọng của giáo dục không chính quy.
ảnh minh họa
Xây dựng xã hội học tập chứ không phải là xã hội giáo dục
Theo GS.TS Phạm Tất Dong, vấn đề học tập suốt đời đã được thế giới đặt ra từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II và được đặc biệt chú ý thúc đẩy khi Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III (có người gọi là Cách mạng khoa học và Công nghệ) tạo ra những cơ sở vật chất và kỹ thuật cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Khái niệm xã hội học tập cũng dần dần được đưa vào các văn kiện về Chiến lược phát triển giáo dục của nhiều quốc gia.
GS.TS Phạm Tất Dong nhấn mạnh, người ta chủ trương xây dựng xã hội học tập chứ không phải là xã hội giáo dục, bởi vậy việc xây dựng một xã hội mà trong đó có đủ các thiết chế giáo dục là cần thiết, có thể làm được nếu có quyết tâm chiến lược và sẽ thuận lợi hơn khi giàu có, nhưng để từng người dân (không phân biệt giới tính, tuổi tác, thành phần xã hội, trình độ nghề nghiệp, dân tộc, địa vị xã hội…) tự giác học tập suốt đời, coi học như một nghĩa vụ công dân, thì không phải là chuyện dễ dàng.
Bản thân Luật Giáo dục hiện hành đang thể hiện khá rõ nét nước ta là một xã hội giáo dục đang phát triển, nhưng qua Bộ Luật này, xã hội học tập vẫn là một hình ảnh mờ nhạt.
Xét từ góc độ xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập để nhìn vào nội dung Luật Giáo dục hiện nay, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, trong Luật, hệ thống giáo dục ban đầu có cấu trúc rõ nét. Đó là hệ thống giáo dục chính quy, bao gồm các thiết chế, các cơ sở giáo dục dành cho thế hệ trẻ, từ giáo dục nhà trẻ, mẫu giáo đến giáo dục đại học, còn hệ thống giáo dục tiếp tục thì chỉ tập trung vào vài điều của giáo dục thường xuyên.
Giáo dục tiếp tục là hệ thống những thiết chế giáo dục, những cơ sở dành cho người lớn, giúp họ học theo hình thức giáo dục không chính quy.
Video đang HOT
Người lớn là đối tượng chính của việc tổ chức học tập suốt đời, bởi hệ giáo dục ban đầu sẽ đồng hành với thế hệ trẻ cho đến khi họ học xong bậc học cao nhất là đại học (khoảng 22-23 năm).
Sau khi học xong vòng đầu này thì tất cả đều đi vào vòng giáo dục thứ hai, và giáo dục lần này sẽ đi theo con người cho đến khi họ kết thúc cuộc sống.
Ảnh minh họa/internet
Xây dựng nước ta thành một xã hội học tập
Từ nhận xét này, GS.TS Phạm Tất Dong kiến nghị: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục tới đây, nhất thiết phải cân đối các điều, các khoản về giáo dục ban đầu và giáo dục tiếp tục. Như vậy, chúng ta mới có hệ thống giáo dục mở đích thực.
Trong Luật nên dùng những khái niệm giáo dục người và việc học tập của người lớn. Có người rất ngại cụm từ giáo dục người lớn, đó là một sự vô lý. Trên thế giới, cứ khoảng 5 – 6 năm lại có một hội nghị quốc tế về giáo dục người lớn. Đến năm 2015, đã có 11 Hội nghị quốc tế về giáo dục người lớn được tổ chức. Tiếc rằng, Việt Nam chưa bao giờ có đại biểu đi dự những Hội nghị này.
Cũng theo GS.TS Phạm Tất Dong, trong Luật cần có điều khẳng định về tầm quan trọng của giáo dục không chính quy cho người lớn, khẳng định phải đầu tư hơn nữa cho sự phát triển các cơ sở giáo dục không chính quy để hơn 60 triệu người lớn (từ người bắt đầu đi vào lao động cho đến những người về hưu, những người cao niên) để tạo ra những điều kiện thuận lợi, giúp người lớn tiến hành việc học tập của mình.
Sau mấy năm nữa, Quốc hội nên quan tâm đến việc xây dựng nước ta thành một xã hội học tập và việc sửa Luật Giáo dục lần tiếp theo, nên đưa vào Luật những yêu cầu phải có để bảo đảm ai cũng được học hành, ai cũng học suốt đời.
Mặt khác, cần coi trọng những yêu cầu sau đây của xã hội học tập:
Thứ nhất, tạo ra các cơ hội học tập từ phổ thông đến đại học một cách bình đẳng giữa các công dân;
Thứ hai, thúc đẩy việc học tập trong từng gia dình và từng cộng đồng;
Thứ ba, thúc đẩy việc học cho công việc và học tại nơi làm việc;
Thứ ba, mở rộng sử dụng các công nghệ học tập hiện đại;
Thứ thư, xây dựng văn hóa học tập suốt đời.
Theo Giaoducthoidai.vn
Giải tán phòng giáo dục: Có 'nhũng nhiễu' thì thay lãnh đạo chứ không loại bỏ
"Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu của Phòng giáo dục thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức" - đây là khẳng định của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Theo đó, GS.TS Phạm Tất Dong nếu như vẫn còn cấp huyện thì không thể bỏ Phòng Giáo dục đi được, ví dụ như khi thành phố yêu cầu báo cáo thì không thể gọi tất cả hàng trăm trường lên báo cáo cùng lúc được.
Muốn bỏ một cấp nào đi cũng không thể cứ thế mà bỏ được, một giám đốc sở không thể quản lý mấy trăm trường được. Sở giáo dục sẽ bị quá sức, không thể đủ người quản lý được đến cấp trường, độ với là quá lớn.
Trước những ý kiến của dư luận cho rằng phòng giáo dục hiện nay đang gây nhiều "nhũng nhiễu" cho thầy cô, nhiều giáo viên than phiền vì tổ dự giờ của phòng về quá nhiều, gây áp lực cho nhà giáo, hoạt động thanh kiểm tra của phòng giáo dục chưa đạt được hiệu quả, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng không thể đánh đồng hai vấn đề với nhau được.
"Nếu ở nơi nào phòng giáo dục gây "nhũng nhiễu" cho thầy cô được phát hiện thì cần thay trưởng phòng, thay phó phòng. Ở đây cần phân tách năng lực quản lý chuyên môn và đức độ của người quản lý" - GS.TS Dong khẳng định.
GS.TS Phạm Tất Dong phân tích thêm, cấp phòng giúp Sở Giáo dục quản lý các trường là rất cần thiết, còn nếu không quản lý được, gây khó dễ cho nhà trường thì phải thay đổi nhân sự chứ không phải thay đổi tổ chức. Việc đánh giá phòng giáo dục có cần thiết hay không thì phải thông qua nghiên cứu, xem xét đánh giá toàn diện.
Ông Dong khẳng định rằng, sự nhũng nhiễu có ở khắp nơi, không chỉ riêng cấp phòng. Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu này thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức.
Đồng quan điểm, thầy giáo Nghiêm Quý Bình - Hiệu trưởng trường THPT Đông Anh, Hà Nội cho rằng việc bỏ Phòng Giáo dục rất khó khả thi. Nếu không có Phòng giáo dục thì việc quản lý các cấp học từ THCS đến mầm non là rất khó khăn, ở mỗi quận huyện số lượng trường rất lớn do đó nếu không có Phòng giáo dục thì nhà trường cũng "không biết nhìn vào đâu".
Tuy nhiên, thầy Bình cho rằng, Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn, hiện nay số lượng cán bộ ở các Phòng Giáo dục đang khá đông, nên có sự tinh giản đến mức tối đa để bộ máy đỡ cồng kềnh.
Theo Laodong.vn
Đề xuất miễn học phí cho trẻ học mầm non và học sinh THCS: Lo ngại tính khả thi Đề xuất miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh THCS tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, được coi là tín hiệu tốt nhằm tăng hiệu quả chính sách phổ cập, tạo thuận lợi hơn cho gia đình người học. Tuy nhiên,...