GS.Đào Trọng Thi: “Dạy tích hợp, nhưng không thể mù quáng”
Kiến thức lịch sử có thể kết hợp với kiến thức văn học để giáo dục lịch sử văn hóa, kết hợp với Địa lý để có lịch sử địa lý, lãnh thổ quốc gia…
Tích hợp không thể thay thế được, mà phá nát môn Sử!Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi quá khó cho Bộ trưởng Phạm Vũ LuậnÔng Dương Trung Quốc: “Bộ Giáo dục không minh bạch”
Phải đặt mục tiêu giáo dục lòng yêu nước
Thời gian vừa qua, đã có nhiều quan điểm trái chiều về việc có nên tích hợp môn Lịch sử vào Giáo dục Công dân và Giáo dục Quốc phòng hay không?
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội, GS. Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, đặt ra vấn đề có tích hợp môn Lịch Sử là không hợp lý, mà quan trọng là xây dựng một giáo trình xứng tầm với môn Lịch sử mới được gọi là một chương trình hay.
“Chúng ta đang tập trung phát triển đạt mục tiêu giáo dục nhằm phát triển năng lực phẩm chất người học chứ không phải chỉ truyền thụ kiến thức. Theo tôi đó là phải giáo dục được lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ với tổ quốc xã hội, góp phần hình thành nhân cách học sinh.
Để đạt mục tiêu đó, chúng ta phải cung cấp một khối lượng kiến thức, kỹ năng tổng hợp trong đó môn Lịch sử là nhóm kiến thức rất quan trọng”, ông Thi nói.
GS. Đào Trọng Thi cho rằng, đặt vấn đề tích hợp môn Lịch Sử là chưa hợp lý, mà quan trọng là giáo dục lòng yêu nước. ảnh: Ngọc Quang.
Theo ông Thi, nếu nhóm kiến thức đó quan trọng thì phải bắt buộc, đặc biệt là lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, nó có vai trò rất lớn để giáo dục lòng yêu nước bảo vệ duy trì sự tồn vong của một quốc gia.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sử dụng hình thức nào để dạy, truyền thụ được kiến thức lịch sử cho học sinh để giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, giáo dục tinh thần trách nhiệm trước tổ quốc xã hội.
Ông Thi cho rằng, môn Lịch Sử không phải là mục đích mà chỉ là công cụ, phương tiện để giáo dục những điều đó.
“Kiến thức lịch sử có thể kết hợp với kiến thức văn học để giáo dục lịch sử văn hóa, kết hợp với Địa lý để có lịch sử địa lý, lãnh thổ quốc gia hoặc kết hợp với an ninh quốc phòng để có những bài học về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, các bài học về quân sự.
Video đang HOT
Nếu kiến thức lịch sử kết hợp với kiến thức của các môn học khác để hình thành một kiến thức tổng hợp, thành kỹ năng, nhận thức, phẩm chất để con người sử dụng nó giải quyết các vấn đề của công việc, cuộc sống và đạt được mục tiêu là giáo dục được lòng yêu nước thì chúng ta đã đạt được mục tiêu cao nhất.
Tôi xin khẳng định lại một lần nữa, môn Lịch Sử không phải mục tiêu của giáo dục, kể cả môn Lịch Sử có còn hay không, đó cũng không phải là mục tiêu của nền giáo dục”, ông Thi nêu quan điểm.
Dạy tích hợp nhưng không thể mù quáng
Đề cập sâu hơn vào vấn đề dạy và học tích hợp là một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới tại Việt Nam và gây ra tâm lý e ngại cho nhiều người, GS. Đào Trọng Thi cho rằng: “Nếu ai đó lo ngại rằng nếu môn Lịch Sử không tồn tại độc lập học sinh sẽ coi nhẹ, không học và như vậy lịch sử dân tộc sẽ bị xóa sổ lãng quên thì hãy chứng minh.
Khi anh đưa ra nhận định anh phải có lập luận, cơ sở thực tế để chứng minh môn Lịch Sử phải tồn tại độc lập thì mới giáo dục được lòng yêu nước và truyền thống dân tộc”.
Ông Thi nhấn mạnh, một số chuyên gia phản biện rằng làm tích hợp không hiệu quả bằng là làm độc lập thì phải chứng minh.
“Các nhà khoa học phải chứng minh bằng khoa học, chứ không thể áp đặt bằng định kiến. Nói thế thì nó không còn là khoa học và nó không xứng để mang ra bàn giữa một cộng đồng khoa học”, ông Thi nêu quan điểm.
Tuy nhiên, đối với “yếu tố mới” khiến nhiều chuyên gia sử học và nhà giáo băn khoăn, ông Thi cho rằng, khi làm chương trình mới, sách giáo khoa mới… phải có thực nghiệm, thí điểm và qua quá trình làm trong thực tế chứng minh làm tích hợp tốt hơn.
“Tôi thực nghiệm là tiến hành tích hợp, độc lập song song và kết quả cho thấy tích hợp tốt hơn. Đó chính là cơ sở, lý lẽ khoa học. Đấy là cách làm việc trong lĩnh vực khoa học, chứ không phải phủ đầu, áp đặt và định kiến ngay lập tức.
Đương nhiên, họ có quyền nghi ngờ và những người muốn đổi mới, thay đổi phải tìm mọi lý lẽ, kinh nghiệm từ nước ngoài và kết quả đã thực nghiệm trên thực tế làm cơ sở chứng minh để thuyết phục họ. Tích hợp rõ ràng là một phương pháp mới, anh phải thí điểm thực nghiệm trên thực tế”, ông Thi cho hay.
GS. Đào Trọng Thi cũng nói rất thẳng thắn rằng, Quốc hội đã ra nghị quyết xác định sẽ tăng cường dạy tích hợp, nhưng không có nghĩa là dạy tích hợp một cách mù quáng.
Ông Thi nói: “Cả thế giới đã chứng minh dạy tích hợp là một phương pháp tiên tiến, nhưng người ta cũng không nói cái gì cũng có thể tích hợp và tích hợp bất cứ lúc nào.
Vì vậy, phải lựa chọn những nội dung nào có thể tích hợp. Mục đích nào thì tích hợp môn học và mục đích nào thì phải độc lập, riêng rẽ. Có những kiến thức rất chuyên sâu về toán hợp thì không thể tích hợp. Có những môn học, mảng kiến thức không thể tích hợp.
Tóm lại quan điểm của tôi đó là tích hợp hay độc lập nó chỉ là phương tiện để đạt mục đích giáo dục, là hình thức để đạt được nội dung. Phương pháp nào hiệu quả phù hợp thì chúng ta lựa chọn”.
Theo giaoduc.net.vn
Thủ tướng chỉ đạo đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp năm 2015 của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.
Theo đó, để tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáo dục đại học.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới; phát triển hợp lý giáo dục công lập và ngoài công lập; khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao; giao quyền tự chủ phù hợp cho các cơ sở giáo dục đào tạo; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo cho các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.
Các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân...
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2015.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội dạy nghề... tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân và xây dựng khung trình độ quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng cũng chỉ đạo làm rõ những hạn chế của hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại để đề xuất hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân mới một cách phù hợp, khoa học, bảo đảm tính khả thi, liên thông và phân luồng, tạo cơ hội được học tập suốt đời của người dân; làm rõ thêm việc tổ chức loại hình trường THPT kỹ thuật, trong đó làm rõ sự khác biệt của loại hình trường này với trường trung cấp nghề, trường THPT và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông để tránh trùng lặp, phát sinh mô hình trường học mới gây lãng phí và không hiệu quả.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xác định rõ thời gian của từng cấp học, bậc học phù hợp, lộ trình triển khai, các văn bản cần sửa đổi bổ sung. Việc hoàn thiện hệ thống cần phù hợp điều kiện thực tiễn của Việt Nam, xu hướng hội nhập quốc tế, phù hợp với mô hình của các nước tiên tiến trên thế giới.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện khung trình độ quốc gia bảo đảm phù hợp khung trình độ của các nước trong khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo và việc làm, về việc công nhận văn bằng giữa Việt Nam với các nước.
Việc hoàn thiện khung trình độ quốc gia cần thực hiện gắn kết mật thiết với hoàn thiện Hệ thống giáo dục quốc dân, tạo nền tảng, cơ sở triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT quốc gia năm 2016
Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng để tổng kết, đánh giá một cách toàn diện những mặt được, chưa được theo các mục tiêu đã đặt ra cho kỳ thi và tuyển sinh năm 2015.
Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện phương án tổ chức, đồng thời đổi mới kỳ thi THPT quốc gia 2016 bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh.
Phương án thi cần được cân nhắc kỹ về số môn, thời gian, địa điểm thi... phù hợp, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD&ĐT với các địa phương, trường đại học trong việc tổ chức kỳ thi.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học, phát huy vai trò của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, tính liên kết, phối hợp giữa các trường đại học trong công tác tuyển sinh.
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tổng kết, đánh giá việc đổi mới công tác tuyển sinh theo phương thức đánh giá năng lực năm 2015. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT xem xét mô hình, phương thức phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới để phát huy, nhân rộng.
Trước đó, ngày 5/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực nhiệm kỳ 2011-2015
Thủ tướng chỉ đạo, Bộ GD&ĐT phải hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến nhân dân, để có đánh giá tổng thể những mặt tích cực và hạn chế của kỳ thi THPT quốc gia 2015, gắn với những biện pháp khắc phục.
"Những gì đã làm tốt phải làm tốt hơn, những gì còn hạn chế, yếu kém so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra phải ra sức khắc phục, sửa đổi, bổ sung; đề xuất phương án tốt nhất, hiệu quả nhất cho kỳ thi THPT quốc gia của năm 2016", Thủ tướng nói.
Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2016 sẽ diễn ra 3 ngày, thay vì 4 ngày như năm 2015. Trong đó, các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Vật ý, mỗi môn thi một buổi.
Mỗi cặp môn Sinh - Lịch sử và Hóa học - Địa lý thi trong một buổi và bắt đầu cùng giờ. Thí sinh được chọn một trong mỗi cặp môn Sinh học hoặc Lịch sử, Hóa học hoặc Địa lý.
Theo Zing
Hai học sinh bỗng dưng bị biến thành thiểu năng trí tuệ Vì học chậm, hai anh em Đức và Hạnh bị nhà trường xếp vào nhóm "thiểu năng trí tuệ" sau buổi khám qua loa của trạm y tế xã. Gia cảnh khốn khó Nguyễn Trọng Đức (học lớp 4) và Nguyễn Thị Hạnh (học lớp 2) là con của anh Nguyễn Trọng Thảo (sinh năm 1982) và chị Đoàn Thị Cầm (sinh năm...