GS Việt ở Mỹ: Học online, trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà quản lý
Mới đây, GS Phan Văn Tuộc, GS Toán của Trường ĐH Tennessee (Mỹ) đã có những chia sẻ với VietNamNet về việc học trực tuyến tại Mỹ.
Theo GS Tuộc, dạy và học trực tuyến là xu thế trong bối cảnh cả thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19. Những tiện ích của dạy học online vẫn được thầy cô áp dụng,… ngay cả khi nước Mỹ đã cho học sinh trở lại trường.
Năm 2002, GS Phan Văn Tuộc là một trong những lứa sinh viên Toán học đầu tiên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM làm nghiên cứu sinh ở Mỹ
PV: Khi các trường học của Mỹ tạm đóng cửa vì dịch Covid-19, theo quan sát của GS, việc dạy, học online đã được tổ chức như thế nào?
GS Phan Văn Tuộc: Ở Mỹ, khi bắt đầu triển khai dạy học online vào năm ngoái, khối lượng công việc cực kỳ lớn thuộc về những nhà quản lý giáo dục.
Đầu tiên và cấp thiết nhất trước khi bắt đầu dạy học trực tuyến là phải xây dựng và thông qua các quy chế cũng như nội qui cho việc giảng dạy, học tập, kiểm tra, và thi cử. Hội đồng giáo dục, các hiệu trưởng và các nhà quản lý làm việc ngày đêm, tham khảo rộng rãi ý kiến giáo viên và chuyên gia để xây dựng và thông qua các quy chế cho phù hợp với hoàn cảnh mới nhanh nhất có thể. Khi đã có quy chế và nội qui, việc giảng dạy và học tập của thầy cô, học sinh và nhà trường tuân thủ theo và có thể xử lý trong những tình huống phát sinh.
Sau khi thông qua quy chế, công việc còn lại của các nhà quản lý giáo dục là tập trung vào việc chuẩn bị cơ sở vật chất và tập huấn cho giáo viên.
Trước khi bắt đầu học trực tuyến, học sinh sẽ được phát máy tính (thường là Chromebook). Phụ huynh phải sắp xếp thời gian theo lịch của trường để đến trường nhận sách, tài liệu, nhận máy tính cho con em mình và trả lại vào cuối năm học.
Ở những nơi hạn chế về đường truyền Internet, các nhà quản lý phải lên phương án để đưa internet tới từng hộ gia đình, hướng dẫn phụ huynh cài đặt. Điều này nhằm đảm bảo 100% học sinh tham gia học trực tuyến sẽ có được internet cần thiết cho việc học trực tuyến.
Một vấn đề khó ở Mỹ là học sinh có hoàn cảnh khó khăn vốn được ăn trưa miễn phí ở trường. Rất nhiều học sinh phải phụ thuộc vào phần trợ cấp này của nhà nước. Vì thế, kể cả khi học online, những nhà quản lý vẫn phải tìm cách để đảm bảo cung cấp thức ăn tới cho những học sinh có nhu cầu.
Tập huấn cho giáo viên cũng là điều được chú trọng. Tất cả giáo viên chưa thành thạo đều được tham gia vào các khóa tập huấn sử dụng phần mềm hay hướng dẫn phương pháp giảng dạy online sao hiệu quả trước khi triển khai hình thức học này.
Đồng thời, việc phân công giảng dạy (với lớp học hoàn toàn online, onsite, lớp học trực tuyến kết hợp trực tiếp) phải rất khoa học. Điều này cần rất nhiều thời gian và sức lực của các nhà quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó, và phòng giáo dục,..).
- Vậy, việc học online với các con anh có gặp trở ngại nào không?
GS Phan Văn Tuộc: Ở Mỹ cho phép giáo dục tại nhà (home school). Cháu nhỏ thì tôi cho home school, nghĩa là mình tự lên chương trình, giáo trình, môn học và tự dạy. Đứa lớn hơn đang học trung học nên cũng tương đối tự lập, nhà tôi cho bé theo học trực tuyến.
Thú thật là thời gian đầu cũng hồi hộp nhưng sau vài tuần thì thấy ổn. Vì học trung học, nên chương trình học theo tiết và có giải lao giữa các tiết học. Các thầy cô cũng cập nhật rất nhanh, và cố gắng hết sức để làm cho lớp học vui nhộn nhất có thể. Tuy nhiên, bé cũng rất căng và chán do không được tiếp xúc và vui chơi với bạn bè.
Bài tập về nhà thì tùy lớp, và nhiều khi tùy theo học sinh nữa mà thầy cô có thể cho bài khác nhau. Có người cho nhiều, có người ít hơn. Tuy nhiên, nhìn chung bài tập tương đối đa dạng hơn so với học trực tiếp do có hệ thống phần mềm hỗ trợ.
Hoc online giúp tiếp cận tri thức bình đẳng và tiết kiệm
Video đang HOT
- Từ thực tế giảng dạy tại trường đại học và có con học phổ thông, theo GS, việc dạy và học online có những thuận lợi và khó khăn cụ thể gì?
GS Phan Văn Tuộc: Với những học sinh xuất sắc, có thể việc thay đổi từ học trực tiếp sang học online sẽ không ảnh hưởng quá lớn.
Nhưng với phần lớn thì việc học trực tuyến có nhiều hạn chế như sự tương tác giữa người học – người dạy, người học – người học không cao, dễ khiến buổi học trở thành tương tác một chiều nhàm chán, không tạo được nhiều động lực cho người học. Việc tranh luận, hoạt động nhóm… bị hạn chế trong khi đây là yếu tố cốt lõi của việc học bởi kiến thức mà thầy cô cung cấp chỉ là ‘phần cứng’, góc nhìn và cách tiếp cận, vận dụng kiến thức ra sao mới làm cho kiến thức năng động và ’sống’ được.
Thực tế, nếu chỉ cung cấp những kiến thức sẵn có và giao bài tập cho người học, học sinh có thể vẫn làm được, nhưng phần lớn làm xong sẽ quên ngay và không hiểu gì cả, đây hoàn toàn không phải là mục tiêu của giáo dục.
Với trẻ nhỏ hơn, việc học trực tuyến có thể là giảm khả năng giao tiếp, tương tác với bạn bè. Điều này lâu dài có thể dẫn tới chứng trầm cảm.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi thế của dạy học online. Nhờ hình thức này, người học sẽ có nhiều lựa chọn hơn, bình đẳng hơn trong tiếp nhận thông tin. Giờ đây, dù ở bất cứ nơi đâu, mọi người đều có thể tham gia vào những bài giảng ở khắp các châu lục, miễn là có thiết bị và có thể kết nối internet.
Bài giảng trực tuyến cũng sinh động và đa dạng hơn do có thể kết hợp nhiều hình ảnh, video hay học liệu. Ví dụ như giáo viên có thể đưa vào bài giảng những câu hỏi hoặc các cuộc thăm dò ý kiến và cho ra kết quả tức thời.
Ngoài ra, lợi thế không thể không nhắc đến là sẽ rất tiết kiệm chi phí (đi lại, ăn ở) khi học online.
- Trong thời gian qua, Mỹ đã mở cửa lại trường học như thế nào?
GS Phan Văn Tuộc: Trong một năm qua, các trường đều nỗ lực duy trì cùng lúc 3 hình thức lớp học: có những lớp học hoàn toàn trực tuyến, có lớp lại chia ca theo thứ tự họ tên như 1/2 lớp học trực tiếp và 1/2 lớp học online và thay phiên nhau. Có những lớp sẽ hoàn toàn trực tiếp nhưng học sinh sẽ được sắp xếp ngồi ở phòng to hơn và bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Phụ huynh được lựa chọn hình thức học mà mình mong muốn cho con em của mình.
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường học trở lại với việc dạy học trực tiếp 100%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt mà người học không thể tới lớp, ví dụ như vì lý do sức khỏe, học sinh vẫn có thể theo dõi bài giảng bằng hình thức trực tuyến.
Tại trường học khu nhà tôi, hè rồi nhà trường có tổ chức các lớp phụ đạo, sau 1 năm học trực tuyến, những học sinh không thể tập trung hay tiếp cận đầy đủ được nội dung của chương trình được nhà trường bổ sung kiến thức thông qua các khóa học này. Điều này nhằm giúp các em được trang bị kiến thức cần thiết cho năm học tới.
- Vậy việc học online còn giá trị gì khi giáo viên và học sinh quay trở lại trường?
GS Phan Văn Tuộc: Mình nhấn mạnh là hình thức online trong năm rồi cũng chỉ là “giải pháp” tạm thời trong tình hình dịch bệnh căng thẳng chưa biết về đâu. Giờ hầu như các trường ở Mỹ đều dạy học trực tiếp trên lớp.
Tuy nhiên, những tiện lợi của online vẫn được nhiều giáo viên áp dụng vào việc dạy trực tiếp trên lớp. Qua theo dõi việc học của con, tôi nhận thấy với một số môn học, việc học online cũng rất ổn, hoàn toàn không như hình dung trước đó của tôi. Ví dụ như đứa con lớn của tôi lần đầu học môn nhạc hòa tấu và học hoàn toàn online. Cuối học kỳ, tất cả học sinh học trực tuyến và tại lớp cùng biểu diễn chung live các bài nhạc được học tương đối thành công và đầy ấn tượng.
Còn các nhà khoa học, hay nghiên cứu sinh, học online giúp mọi người có thể tiếp cận tri thức bình đẳng và tiết kiệm.
Với ngành Toán, những nhà toán học, sinh viên và nghiên cứu sinh có thể tham dự các bài giảng, gặp gỡ các nhà nghiên cứu dù ở bất cứ đâu. Các chương trình online mang lại nhưng lợi ích không nhỏ cho sinh viên, những nghiên cứu viên trẻ, đặc biệt là khi chi phí còn hạn hẹp.
GS Phan Văn Tuộc dạy Toán ở ĐH Tennessee
Chẳng hạn chương trình “Diễn giải toán học”, “Gặp gỡ mùa hè” , “Toán không màu” , … rất thành công với những bài giảng, các buổi nói chuyện với sự tham gia đông đảo của sinh viên Việt Nam và các diễn giả người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Điều này, tất nhiên là không thể nào thực hiện được nếu làm trực tiếp trên giảng đường.
Ví dụ cụ thể như là chương trình Diễn giải Toán học do GS Lê Quang Nẫm (ĐH Indiana) và GS Trần Vĩnh Hưng (ĐH Wisconsin-Madison) tổ chức. Mục tiêu của chương trình là đem đến cho sinh viên Việt Nam những kiến thức toán học đương đại thông qua bài giảng từ các nhà toán học hàng đầu người Việt.
Hàng năm, có khoảng 2 bài giảng online và mỗi bài giảng dài tầm 90 phút, theo sau là các câu hỏi và thảo luận. Các chủ đề Toán học mà thế giới quan tâm, các kết quả, ý tưởng, kỹ thuật, và các hướng nghiên cứu Toán học hiện đại trên thế giới sẽ được diễn giải một cách đơn giản và cụ thể để sinh viên từ năm thứ 2 có thể theo học.
Chi tiết bài giảng sẽ được đăng tải trên mạng trước vài tuần, và các bài giảng được ghi hình, và đăng tải trên YouTube. Các bài giảng hoàn toàn bằng Tiếng Việt và bất kỳ sinh viên hay học giả nào cũng có thể xem đi xem lại nhiều lần, theo học và tìm hiểu từng chi tiết bất cứ lúc nào có thể.
GS Phan Văn Tuộc (quê ở Mỏ Cày, Bến Tre), là cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM. Thời đi học ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, GS Tuộc đã được GS Dương Minh Đức hướng dẫn làm luận văn và giúp đỡ đi làm TS ở nước ngoài.
Năm 2002, GS Tuộc là một trong những lứa sinh viên Toán học đầu tiên của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên làm nghiên cứu sinh ở Mỹ sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Tốt nghiệp tiến sĩ tại ĐH Minnesota, nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH British Columbia (Canada), GS Tuộc hiện làm việc tại khoa Toán của Trường ĐH Tennessee. Hướng nghiên cứu của GS Tuộc liên quan đến giải tích và phương trình hàm riêng. Đây cũng là hướng nghiên cứu gắn liền với truyền thống phát triển của Khoa Toán, ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM.
Để hoạt động dạy online hiệu quả hơn
Hoạt động dạy học trực tuyến ban đầu từ chỗ là một giải pháp tình huống tạm thời, cho đến nay trở thành một xu thế mà nhiều địa phương đã và đang thực hiện.
Để hoạt động dạy online hiệu quả hơn
Khai thác hiệu quả ứng dụng CNTT
Muốn dạy học online có hiệu quả, yếu tố tiên quyết phải phụ thuộc vai trò, vị trí của thầy người; chính điều này, thôi thúc buộc mỗi cán bộ nhà giáo phải nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu các phần mềm hõ trợ dạy học trực tuyến.
Trên nền tảng nắm bắt các kỹ thuật sử dụng phần mềm, từ đó làm chủ công nghệ, xử lý các khâu, các kỹ thuật... nhà giáo sẽ khai thác tối đa các nền tảng công nghệ số, từ đó hoạt động dạy học được "trơn tru" hơn.
Việc sử dụng linh hoạt các ứng dụng CNTT giúp GV nâng cao hiệu quả học trực tuyến
Một khi chúng ta nắm vững nền tảng công nghệ số, các ứng dụng, các tiện ích của các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến miễn phí như: Microsoft Teem, Zoom, Google Meet, Google classroom, TeamLink... thiết nghĩ việc triển khai dạy học online sẽ rất thuận lợi.
Điều này, ngoài các buổi tập huấn do nhà trường, Sở và Bộ tổ chức, điều quan trọng nhất đòi hỏi ý thức tự học, tự bồi dưỡng của nhà giáo là hết sức cần thiết. Tư tưởng ỷ lại, trông chờ sẽ là rào cản vô hình rất lớn, cản trở chất lượng dạy học online.
Tăng cường chất lượng soạn giảng, tập trung khai thác nội dung cốt lõi của bài học
Khác với dạy học truyền thống, phạm vi của 1 tiết có thể nhiều hơn, rộng hơn, co giãn được vì thế sự tương tác giữa thầy và trò cũng đa dạng hơn, thuận lợi hơn. Ngược lại, trong 1 tiết học online thường không quá 35 phút. Chưa kể các thủ tục ổn định tổ chức lớp học, điểm danh, chưa kể đến việc đường truyền internet không ổn định, tài khoản các em thường bị "văng" ra ngoài...
Tăng cường chất lượng bài giảng giúp giáo viên chủ động hơn trong việc dạy học
Chính vì vậy, thầy cô phải hết sức chú ý khâu soạn giảng, ngoài các nội dung giảm tải theo công văn 4040/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT. Thầy cô cần thiết kế theo hướng khai thác nội dung cốt lõi, cơ bản nhất của tiết học, tránh dàn trải, làm mất thời gian, qua đó giúp học sinh tìm hiểu và ghi nhớ nội dung cốt lõi của bài học một cách dễ dàng nhất.
Có thể nói, soạn giảng càng khoa học, càng, đi sâu khai thác nội dung cốt lõi của bài học là chìa khóa quan trọng để giải phóng cho cả thầy và trò, đồng thời giúp các em tự tin chiếm lĩnh tri thức dễ dàng hơn.
Chuẩn bị học liệu đầy đủ, chu đáo
Khác với dạy học trực tiếp, việc dạy học trực tuyến đòi hỏi mỗi cán bộ nhà giáo ngoài việc đầu tư thời gian để nâng cao chất lượng soạn giảng theo hướng tinh gọn, khai thác cốt lõi trọng tâm bài học. Giáo viên phải đầu tư soạn và thiết kế học liệu phù hợp để học sinh khai thác.
Đặc biệt nhà giáo cũng cần coi trọng việc ứng dụng các phần mềm kiểm tra, đánh giá trực tuyến để tổ chức rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh. GV cũng coi đây là các đợt tập dượt để các em bước vào các kỳ thi đạt hiệu quả tốt nhất có thể.
Đánh thức tính giác ngộ, tự học của học sinh
Trong dạy học online, việc bao quát "lớp học ảo" không thật sự dễ dàng. Lăn con chuột, lướt qua phòng học ảo, người thầy cũng khó kiểm soát ý thức của học sinh. Bởi vì đa số học sinh do đường truyền yếu nên camera của các em không hoạt động được (chế độ Stop video). Vì vậy việc kiểm soát các em thật sự khó khăn, hơn bao giờ hết, người thầy phải đánh thức được tính giác ngộ, tự học của các em.
Giáo viên phải giúp các em hiểu việc tự học, tự nghiên cứu, tự giác học tập trong dạy học online là hết sức quan trọng. Đặc biệt đối với các em học sinh bậc Tiểu học, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng chút nào.
Sự vào cuộc, đồng hành của phụ huynh
Thực tế dạy học online trong gần hai năm qua, thầy giáo Nguyễn Vũ Thành, giáo viên Toán trường THPT Hà Huy Tập (Hà Tĩnh) chia sẻ: "Một trong những khó khăn, trở ngại lớn nhất trong dạy học online hiện nay là thiết bị và đường truyền của học sinh chưa thật sự được đảm bảo, mạng yếu và thiết bị học tập còn thiếu dẫn đến chất lượng dạy học chưa được như mong muốn".
Chính điều này, đặt ra một yêu cầu lớn hơn cho cha mẹ học sinh là phải thật sự vào cuộc, sẻ chia, đồng hành cùng với thầy cô. Phụ huynh cần đầu tư cho các con các thiết bị phục vụ cho học online, nhất là máy tính xách tay, hoặc điện thoại thông minh với đường truyền intenet đảm bảo.
Sự đồng hành giữa gia đình và nhà trường góp phần nâng cao chất lượng của việc học trực tuyến cho học sinh
"Một khi bài toán mạng Internet và phương tiện học tập của các em được bảo đảm, chắc chắn chất lượng dạy học online sẽ được cải thiện rất nhiều. Mặt khác, phụ huynh cũng cần tạo điều kiện cho các con về không gian và thời gian yên tĩnh học tập ở nhà. Tránh làm phiền đến bản thân các con và ảnh hưởng cả lớp học online", Thầy Hoàng Văn Báu - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập (Hà Tĩnh) chia sẻ.
Dạy và học trực tuyến: hiệu quả đến đâu? Tôi không phủ nhận việc áp dụng công nghệ một cách chừng mực giúp việc dạy và học có những hiệu quả nhất định. Nhưng chúng chỉ là phương tiện chứ không thể nào thay thế được tri thức, khả năng tương tác, khả năng gầy dựng cảm hứng... Tôi bắt đầu tham gia dạy học trực tuyến vào năm 2020, khi đại...