GS. TS. Phạm Tất Dong: Tôi không hiểu lý do vì sao Sở GD&ĐT lại nhận tiền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam!
Những ngày vừa qua, thông tin về việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong lựa chọn sách giáo khoa (SGK).
Để thông tin rõ hơn cho bạn đọc về vấn đề này, PV VietTimes đã có cuộc trao đổi với GS. TS. Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
GS. TS. Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam
Việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, trong đó có các lãnh đạo của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
- Tôi không đồng tình với việc các lãnh đạo, cán bộ của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh “nhảy” vào làm SGK. Bởi trong quá trình biên soạn sách sẽ có từng nhóm tác giả. Nhóm tác giả này do nơi nào đứng ra tổ chức thì nơi đó chi tiền.
Nhóm tác giả của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có thể mời những chuyên gia viết sách để thực hiện bộ sách và chi thù lao cho họ chứ không phải chi thù lao cho các lãnh đạo của Sở GD&ĐT. Bởi các lãnh đạo của Sở GD&ĐT không có chức năng, nhiệm vụ biên soạn SGK để được nhận thù lao hàng tháng.
Tôi không hiểu lý do vì sao Sở GD&ĐT lại nhận tiền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sắp tới UBND các tỉnh sẽ chọn SGK được sử dụng trong năm học 2020-2021. Nếu địa phương đứng ra chọn sách thì cũng phải đề xuất ý kiến lên Sở GD&ĐT để quyết định. Nếu Sở GD&ĐT có quyền chọn SGK sau khi nhận thù lao hàng tháng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, sẽ gây ra rất nhiều nghi ngờ cũng như bức xúc trong dư luận.
Bởi sẽ có những bộ sách khác hay hơn nhưng không được chọn chỉ vì Sở GD&ĐT đã nhận thù lao của Nhà xuất bản.
Video đang HOT
GS. TS. Phạm Tất Dong
Khi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT như vậy, liệu việc lựa chọn SGK có còn công bằng, chính xác đươck không, thưa ông?
- Theo tôi biết, đến năm 2018 Bộ GD&ĐT mới chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới gồm chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Thế nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bắt đầu thành lập Ban biên soạn bộ SGK miền Nam và chi thù lao từ năm 2015.
Thông thường, có chương trình thì mới bắt đầu viết sách. Nếu chương trình chưa công bố thì không có căn cứ để viết sách cũng như thành lập Ban biên soạn SGK.
Vì thế, nếu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh trước khi chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố, trước khi viết sách thì số tiền ấy được sử dụng để làm gì? Đó là điều mà tôi cũng như tất cả người dân đang thắc mắc và cần câu trả lời từ Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh.
Sách giáo khoa
Có ý kiến cho rằng, giữa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh có sự “thông đồng” với nhau khi thành lập Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh và chi tiền hàng tháng từ năm 2015. Ông suy nghĩ thế nào về ý kiến này?
- Tôi cho rằng, nếu thực hiện đúng yêu cầu của Quốc hội thì Bộ GD&ĐT phải có một bộ SGK riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Bộ GD&ĐT đã vay 16 triệu USD từ ngân hàng thế giới nhưng bộ sách lại không thực hiện được.
Khi Bộ GD&ĐT không có bộ sách riêng thì mới chuyển cho các nhà xuất bản thực hiện biên soạn sách, thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.
Từ năm 2015, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã “phục kích”, tiến hành chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh. Nếu TP. Hồ Chí Minh không giải trình được việc này tức là đã có sự thông đồng với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để sử dụng bộ SGK của nhà xuất bản này trong năm học tới.
Hiện nhiều phụ huynh đang rất lo lắng về SGK mà con mình sẽ sử dụng trong năm học tới sau khi thông tin về việc Nhà xuất bản chi tiền cho lãnh đạo Sở GD&ĐT. Ông có thể đưa ra lời khuyên gì cho các bậc phụ huynh trong thời điểm này?
- Đến thời điểm hiện tại, tôi không hiểu được cách quản lý của Nhà nước về vấn đề này là thế nào. Vì thế, các bậc phụ huynh đang rất lo lắng về con mình sẽ dùng sách gì.
Nếu tôi là phụ huynh học sinh, tôi cho rằng Bộ GD&ĐT phải làm thế nào chọn được bộ sách hay nhất, khoa học nhất, có ý nghĩa, có tính dân tộc để học sinh học. Nếu Bộ GD&ĐT không công tâm, khách quan, minh bạch thì sẽ không lựa chọn những bộ SGK có chất lượng và vì lợi ích của học sinh cũng như toàn ngành giáo dục.
Chiều 7/12, trao đổi với PV VietTimes, GS. Hồ Ngọc Đại cho biết: “Tôi có biết thông tin về việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi thù lao cho Ban biên soạn bộ SGK miền Nam, trong đó có các lãnh đạo, cán bộ của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên tôi chưa tìm hiểu rõ vì vấn đề này không phải là chuyên môn của tôi.”
Theo viettimes
Phụ huynh được tham gia chọn sách giáo khoa
Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT), với nhiều nội dung đáng chú ý.
Đặc biệt, ngoài việc giáo viên "áp đảo" trong Hội đồng lựa chọn SGK, đại diện phía phụ huynh cũng được tham gia vào nhóm 11 người "đầy quyền lực".
Bộ sách giáo khoa lớp 1 của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Giáo viên "áp đảo" trong Hội đồng
Dự thảo nêu rõ, SGK được lựa chọn phải thuộc danh mục đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt; mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 1 SGK. Việc lựa chọn SGK đảm bảo công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Tiêu chí lựa chọn SGK phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy học tại cơ sở GDPT. Hội đồng lựa chọn SGK do người đứng đầu cơ sở GDPT thành lập. Mỗi trường tiểu học, THCS, THPT thành lập 1 hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.
Hội đồng lựa chọn SGK gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 tổ trưởng chuyên môn và giáo viên. Những người đã tham gia biên soạn, thẩm định SGK của các nhà xuất bản không được tham gia hội đồng lựa chọn SGK.
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch. Cuộc họp của Hội đồng lựa chọn SGK được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký. SGK được lựa chọn phải được trên 50% số thành viên của hội đồng bỏ phiếu đồng ý. Dự thảo cũng nêu rõ, người đứng đầu cơ sở GDPT công bố công khai danh mục SGK được lựa chọn và niêm yết tại trường trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất 5 tháng.
Chỉ áp dụng tạm thời
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị xung quanh dự thảo Thông tư trên, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, dự thảo Thông tư đã làm rõ vai trò của đội ngũ chuyên môn, đặc biệt là các Tổ bộ môn, Tổ chuyên môn. Đây sẽ là thành phần mang tính quyết định trong quá trình lựa chọn SGK, bởi họ có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những nhận định, sau đó đề xuất lên Hội đồng, lãnh đạo nhà trường. "Việc quy định chỉ cần trên 50% số thành viên Hội đồng nhất trí là sách đã được lựa chọn cho thấy, vai trò vô cùng quan trọng của các tổ chuyên môn" - ông Thành nhấn mạnh.
Nói về câu chuyện sau ngày 1/7/2020 - Luật Giáo dục có hiệu lực, trong đó quy định UBND cấp tỉnh sẽ là đơn vị lựa chọn SGK cho địa phương mình (thay thế cơ sở giáo dục như hiện tại), ông Thành cho biết thêm: "Chúng tôi đã tính đến tình huống này. Có thể hiểu, bản dự thảo Thông tư nói trên sẽ giải quyết mang tính lâm thời, áp dụng cho đến khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực. Chúng tôi sẽ xây dựng một Thông tư khác theo hướng hủy bỏ Thông tư nói trên hoặc sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định của luật".
Trước băn khoăn về việc khi Luật Giáo dục có hiệu lực, chính quyền cấp tỉnh sẽ là cơ quan lựa chọn SGK. Như vậy, có thể ảnh hưởng hoặc không đảm bảo tính chuyên môn hay không, ông Thành cho rằng: "Người dân hãy yên tâm, khi đó Bộ GD&ĐT sẽ là cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn cách thức triển khai, do đó, sẽ không có sự xáo trộn lớn nào. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng theo hướng Giám đốc các Sở GD&ĐT phải là Chủ tịch Hội đồng lựa chọn SGK".
Theo kinhtedothi
Người biên soạn không được chọn sách giáo khoa Quy định người tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa không tham gia hội đồng chọn sách nhằm tránh xung đột lợi ích, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu. Ngày 6/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chi tiền hàng tháng cho 11 lãnh đạo Sở Giáo dục và...