GS Sử học Lê Văn Lan: Dạy Sử không chỉ “gói gọn” trong sách giáo khoa
Trong dòng chảy của thời gian, những thời khắc, sự kiện, giá trị lịch sử luôn giữ một chỗ đứng vững vàng trong sự phát triển của dân tộc ấy.
Dạy Lịch sử cho học sinh cần gắn với các di tích, sự kiện. Ảnh: Hoàng Anh
Theo GS Sử học Lê Văn Lan, cần thiết phải đưa những sự kiện lịch sử vào trường học không chỉ ở việc dạy, học trong sách giáo khoa mà bằng nhiều hình thức khác để kéo học sinh đến gần với các giá trị lịch sử của đất nước…
Dạy học bằng di sản
Những ngày mùa Xuân, có dịp trò chuyện với GS Sử học Lê Văn Lan trong ngôi nhà nhỏ ở phố Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm) thấy thời gian và không gian như luôn hiện hữu những giá trị quí báu của dân tộc bởi một nhà nghiên cứu luôn đau đáu về lịch sử nước nhà…
Mùa Xuân, mỗi người dân đất Việt lại nhớ về Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, với GS Sử học, bản thân sự kiện này mang tố chất lịch sử mạnh mẽ, tạo sự hấp dẫn với học sinh cho dù các thầy cô đưa đến cho học sinh dưới dạng thức, cấp độ hay trình độ nào. Sự hấp dẫn của lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc trải dài qua năm tháng, qua không gian rộng lớn của các đề tài từ chuyện vua Hùng dựng nước đến chuyện Lý Thái Tổ định đô Thăng Long. Nhưng ở đề tài chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa thì nó trỗi dậy, kết tinh lại được rất nhiều giá trị của lịch sử và của bộ môn Lịch sử trong việc giảng dạy và học tập.
Trước việc Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản được nhiều trường học chọn làm địa điểm triển khai kế hoạch giáo dục di sản văn hóa, giá trị lịch sử cho học sinh, GS Lê Văn Lan cho rằng: Nói về việc liên kết giữa giáo dục với các đơn vị không chỉ là Hoàng thành Thăng Long, mà việc làm này đã được nhiều trường học, đặc biệt là ngành GD Hà Nội triển khai khá rộng rãi, chọn được những tiêu điểm, tụ điểm, tinh điểm, thậm chí thiêng điểm để giáo dục liên kết với thực tiễn, với tình hình cảnh quan hiện tượng cụ thể… Do đó, đây được coi là một mẫu mực.
Ở đây, không chỉ là việc lo riêng cho giáo dục mà trong đó có sự hợp tác, liên kết tạo ra một cuộc vận hành, vận động của những sự kiện văn hóa, xã hội, kinh tế. Giáo dục Hà Nội đã tự giác, lặng lẽ làm và có kết quả, đây là sự hưởng ứng một cách ngẫu nhiên nhưng chắc chắn có sự tính toán, có chiều sâu nó phù hợp với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là nêu gương. Cho nên cứ lặng lẽ giới thiệu những kinh nghiệm và kết quả cụ thể đó là ta đã làm được việc nêu gương.
GS Lê Văn Lan nói chuyện về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa tại Trường THCS Đống Đa (Hà Nội). Ảnh: TG
Môn khoa học, văn học, văn hóa
Nhìn nhận về việc học môn Lịch sử trong giới trẻ nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng hiện nay, GS Sử học chia sẻ: Đã có những cuộc mổ xẻ rất kỹ và nhận ra được một số nguyên nhân vì sao học sinh không thích môn Lịch sử.
Trước tiên, việc định hướng giáo dục lịch sử của chúng ta nằm trong một tuyến phát triển truyền thống mà ngày xưa có câu học là để đi thi và đi thi để làm quan, nói tắt là học để làm quan. Nếu chúng ta chăm chú vào việc học để đi thi, rõ ràng trả bài thi về môn lịch sử có nhiều khó khăn, không thuận đối với học sinh so với môn học khác. Đấy là lý do học sinh không mặn mà với môn Lịch sử.
Tiếp đến là vấn đề định hướng trong việc dạy và học lịch sử. Theo xu hướng của thời đại trước đây, việc làm chương trình, soạn SGK theo chương trình đó và dạy lịch sử theo SGK đều tuân thủ theo phương châm phục vụ cho chính trị nên lịch sử trở thành môn chính trị học. Dạy và học sử là để thực hiện và làm công tác tư tưởng. Lịch sử nếu không toàn bộ thì cũng là một phần lớn để giáo dục tư tưởng nên bị biến tướng, chuyển thành một môn khác. Trong khi lịch sử là bộ môn khoa học mà như nhiều người nói nó còn là nghệ thuật, văn học, văn hóa nữa.
Ngoài ra, không ít bài giảng về lịch sử nói riêng cũng như những môn khác đôi khi còn dễ dãi, không hấp dẫn, lặp đi lặp lại trong SGK. Những bài giảng như vậy không hấp dẫn học sinh, dẫn đến học sinh không yêu thích môn Lịch sử…
GS nhận định, để nâng cao trí tuệ, hiểu biết về lịch sử, dân tộc, việc đọc sách rất quan trọng. Chúng ta phải thừa nhận, văn hóa đọc là một bộ phận của văn minh đọc. Xã hội cổ truyền có đặc trưng làm kinh tế nông nghiệp, văn minh nông nghiệp, do đó văn hóa của một dân tộc làm nông nghiệp là cơ sở, là điều kiện, là môi trường để xuất hiện cái gọi là văn minh đọc, nghĩ. Nó bình thản, chậm rãi nhưng sâu sắc, chỉ tìm một chữ để viết thành một câu, rồi một câu đó trở thành một bộ phận của một tác phẩm.
Nhưng văn minh đọc của thời đại ngày nay (văn minh nghe và nhìn), đọc sách trở nên lạc lõng, gàn dở, cổ hủ, dẫn đến việc giới trẻ bây giờ đọc ít. GS Lê Văn Lan khẳng định: Đọc sách tuy là bộ phận của văn minh nghe nhìn nhưng nó vẫn có giá trị ở thời hiện đại và chắc chắn sẽ hỗ trợ nhiều hay ít tùy từng người cho việc con người thu thập, sử dụng thông tin và bày tỏ kiến thức của mình mà không cần lệ thuộc vào máy móc.
Chúng ta hay nói nhiều đến vấn đề đạo đức xuống cấp, rồi lối sống lệch lạc của con người trong cuộc sống hiện đại. Con người ngày càng thiên về lối sống chạy theo vật chất, thích hưởng thụ và điều này đã giúp văn minh nghe – nhìn thống lĩnh, đồng nghĩa với việc văn minh đọc – nghĩ cũng dần bị lãng quên. Nền văn minh nghe – nhìn làm con người dần trở nên thụ động trong suy nghĩ, chỉ có việc đọc và nghĩ mới giúp tạo nên tri thức, giúp con người chủ động hơn để biến những kiến thức trong sách vở thành tri thức của mình. – GS Sử học Lê Văn Lan
Giáo viên "nhầm lẫn" chương trình với sách giáo khoa vì đâu?
Nếu nói như vậy thì một số chuyên gia và các nhà quản lý giáo dục liệu có đang "chuyền" quá bóng trách nhiệm sang các thầy cô giáo hay không khi triển khai?
Video đang HOT
Năm học 2020-2021 chính thức áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới theo tinh thần "đổi mới căn bản và toàn diện" nền giáo dục.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng hơn 1 tháng triển khai, nhiều thầy cô giáo cho rằng chương trình lớp 1 quá nặng, học sinh theo không kịp.
Ngay lập tức các chuyên gia xây dựng chương trình giáo dục và biên soạn sách giáo khoa cùng những người có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên tiếng cho rằng chương trình không nặng.
Theo họ nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các thầy cô giáo không hiểu, không nắm vững chương trình giáo dục phổ thông mới, đang có sự "nhầm lẫn", không phân biệt giữa chương trình với sách giáo khoa nói chung...Thực tế có phải như vậy không?
Còn quan điểm sách mới nặng hay nhẹ thì cũng tùy thuộc vào giáo viên quan tâm đến đối tượng học sinh của mình thế nào? Khả năng tiếp nhận của các em cũng như cách truyền tải của giáo viên trên lớp. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Trao đổi về vấn đề này với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo N.N.A - Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn một trường tiểu học tại Hà Nội cho biết:
"Có thể hiểu với chương trình cũ trước kia thì những ngữ liệu ở trong sách đã được nghiên cứu, dạy qua nhiều năm và ở mức độ đơn giản.
Những ngữ liệu cũ này bị thiếu phần khơi dậy kỹ năng để cho học sinh được tiếp xúc nhiều hơn về ngôn ngữ, vậy nên đáng ra lượng từ ngữ, ngữ liệu cũ này cần phải nhiều hơn.
Nên với sách giáo khoa cũ chúng tôi phải soạn tăng cường thêm tư liệu bên ngoài sách với mục đích giúp cho học sinh được cọ xát, thấy được từ ngữ xuất hiện nhiều lần.
Nhưng với sách giáo khoa mới hiện nay chúng tôi không phải soạn thêm ngữ liệu nữa vì từ ngữ trong sách rất nhiều và phong phú, hơn nữa lại còn có nhiều bộ sách để tham khảo mà không phải tự mày mò thêm ngữ liệu.
Mỗi bộ sách giáo khoa có lộ trình học và thứ tự sắp xếp âm vần khác nhau, vậy nên khi tham khảo chúng tôi cũng phải tính toán đến việc học sinh đã học đến vần này hay chưa để đưa ngữ liệu vào cho phù hợp".
Cô A cho biết: "Xu hướng các bộ sách giáo khoa mới là tăng cường khả năng cho trẻ biết đọc nhanh hơn, vậy nên có một số bộ sách mới đã rút ngắn thời gian học vần.
Ví dụ, trước kia học sinh phải học vần lên đến tuần thứ 26 - 27, nhưng hiện nay chỉ vào khoảng tuần thứ 22 là phải xong phần đó, chính vì thời gian bị rút ngắn nên đã đẩy phần học vần nhanh hơn cùng với số lượng vần nhiều hơn trong một tiết học.
Với sách cũ ít vần thì đương nhiên giáo viên dạy cũng nhàn hơn, thoải mái thời gian nên có thể luyện đi luyện lại vì chỉ có 2 vần trong một bài. Nhưng thực tế hiện nay có bài tới 3 vần, và khi đã có thêm vần thì đương nhiên phần đọc và phần ngữ liệu từ, tiếng sẽ nhiều hơn.
Có thể vì lý do đó mà không ít giáo viên kêu chương trình, sách giáo khoa mới nặng hơn sách cũ. Một phần vì các giáo viên đã quá nhiều năm dạy sách giáo khoa cũ ít vần, đã quá quen với nếp cũ rồi thì đương nhiên sẽ nhẹ nhàng hơn. Vậy nếu nói nặng hơn thì cũng đúng.
Còn nặng hay nhẹ thì cũng tùy thuộc vào giáo viên quan tâm đến đối tượng học sinh của mình thế nào? Khả năng tiếp nhận của các em cũng như cách truyền tải của giáo viên trên lớp.
Cũng tùy thuộc vào yêu cầu của giáo viên với phụ hynh học sinh khi về nhà, ví dụ chỉ yêu cầu các con đọc trơn khác với đánh vần. Ở những tuần đầu chỉ yêu cầu đánh vần thôi vì trẻ mới tiếp cận với ngôn ngữ, mặt chữ.
Nhưng đến tuần sau trẻ con đánh vần quen rồi, quen với nhịp học và nề nếp thì việc đọc cũng sẽ dễ dàng hơn, vậy nên giáo viên cần phải tùy vào thực tế để đưa ra yêu cầu. Nên nhớ là đánh vần và đọc trơn tru khác nhau hoàn toàn".
Việc thay đổi này cần phải có thời gian để các giáo viên làm quen và bắt kịp với phương pháp dạy mới phát triển năng lực học sinh thay vì phương pháp cũ. Sự thay đổi này không thể trong 1-2 tháng được. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Giáo viên chưa thông hiểu chương trình?
Cô A cho rằng: "Tư tưởng từ người làm sách muốn truyền đạt đến cho giáo viên có đầy đủ hay không thì vấn đề đó liên quan đến tập huấn, truyền thông.
Thử hỏi các nhà làm sách đã tập huấn, giải thích đầy đủ, chi tiết... đến các giáo viên hay chưa? Việc tập huấn sách giáo khoa mới đã đủ cho giáo viên hiểu và thấm nhuần đầy đủ về chương trình mới không?
Hay các nhà làm sách mới chỉ dừng lại ở mức độ thông báo rằng có thay đổi sách giáo khoa mới, chương trình như vậy và đã được Bộ thông qua, nhưng cụ thể vấn đề các bộ sách đó được triển khai như thế nào...thì liệu đã có được bao nhiêu % giáo viên lĩnh hội?
Vậy nên vấn đề tập huấn, đào tạo, truyền thông đến giáo viên theo tôi đang có vấn đề. Muốn làm bất cứ việc gì mà lại là vấn đề mới thì người thực hiện trực tiếp phải được hướng dẫn, phải thông hiểu.
Đã là quan điểm thì phải được truyền tải lại cho các giáo viên đầy đủ để họ hiểu được đúng và rõ quan điểm đấy".
Cũng theo cô A: "Đợt tập huấn sách giáo khoa mới vừa qua nhanh quá bởi mới tập huấn đào tạo giáo viên được một thời gian ngắn thì lại bị dịch Covid-19 làm gián đoạn.
Khi giáo viên lĩnh hội tư tưởng qua tập huấn và cũng có nhiều bộ sách, mỗi bộ sách cũng sẽ có tư tưởng, cách tiếp cận khác nhau.
Tất nhiên khung chương trình là một chuyện, nhưng khung chương trình đó là vĩ mô, còn khi đã triển khai đến từng phần, từng bước thì lại phải là vi mô, lúc này cần chi tiết tỉ mỉ, rõ ràng.
Vậy nên cần phải làm rõ việc đào tạo tập huấn đã đủ đến mức độ chi tiết để các giáo viên nắm bắt đầy đủ tinh thần sách giáo khoa mới hay chưa? Đó mới là điều cốt lõi vấn đề.
Theo tôi là đợt tập huấn vừa qua ngắn và chưa truyền đạt đầy đủ ý tưởng, trong khi giáo viên chính là người lĩnh hội quan điểm để triển khai chương trình sách giáo khoa mới này.
Chính vì vậy một số chuyên gia và các nhà quản lý không thể "chuyền" quá bóng trách nhiệm sang các thầy cô giáo được vì bản thân họ chưa được tập huấn kỹ".
Cô A. chia sẻ: "Hiện nay có thay đổi nhưng chỉ là khung chương trình, còn người viết sách sẽ tiếp cận trên nhiều quan điểm và mọi con đường đều có điểm cuối như nhau.
Cần bám sát khung chương trình theo quy định, và dù có triển khai theo cách nào, học theo kiểu nào thì cuối cùng cũng đến được cái đích cuối là khung đó.
Bản thân giáo viên như chúng tôi là sản phẩm của các chương trình trước và đó là chương trình tiếp cận theo nội dung nên bao giờ nội dung cũng có định hướng rất kỹ.
Nhưng chương trình hiện nay là tiếp cận theo phát triển năng lực, người ta chỉ tính toán đến vấn đề năng lực như nghe, nói, đọc, viết của học sinh, chứ họ không quá quan trọng về cụ thể bài đó là cái gì, tên bài ra sao...
Có thể nói trước kia giáo viên đã quen với việc được hướng dẫn cụ thể, tiết học dạy những gì... rõ ràng rồi, nhưng giờ đây thay vì việc hướng dẫn cụ thể thì mọi chuyện lại để mở.
Giáo viên được phép tự lựa chọn ngữ liệu và đôi khi bản thân giáo viên cũng chưa quen với phương pháp dạy mở này. Được cho quyền tự chủ...nhưng có không ít giáo viên chưa dám thoát ra và cũng có thể năng lực chưa theo kịp vấn đề đó.
Theo tôi việc này cần phải có thời gian để các giáo viên làm quen và bắt kịp với phương pháp dạy mới phát triển năng lực học sinh thay vì phương pháp cũ. Sự thay đổi này không thể trong 1-2 tháng được.
Nhiều năm trước theo một bộ sách giáo khoa và chương trình cũ, vậy mà năm nay giáo viên được quyền chủ động, được quyền chọn lựa những nội dung kiến thức mà giáo viên định dạy thì đó là một thay đổi rất lớn nên cần có thời gian".
Cô A. nhấn mạnh: "Cái gì mới làm cũng sẽ khó khăn và sẽ có nhiều luồng ý kiến từ mọi phía. Khi nhà trường chúng tôi chọn lựa sách giáo khoa thì cũng đã tính toán mọi vấn đề nhưng cũng không thể trọn vẹn được.
Với góc độ quan sát của giáo viên thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, còn lại trong quá trình triển khai phải phụ thuộc vào học sinh của mình, rồi chỉnh sửa.
Phải linh hoạt chương trình, ngữ liệu để làm sao học sinh tiếp cận kiến thức một cách hợp lý nhất, đảm bảo được vấn đề mục tiêu chung của chương trình.
Với bất cứ một bộ sách giáo khoa nào đi nữa thì mục tiêu cuối cùng là cuối mỗi lớp học, cấp học khi thực hiện các bộ sách khác nhau cũng cần đạt chuẩn, đạt mục tiêu quy định".
Sách giáo khoa hay chương trình, cái nào là tài liệu có tính pháp lệnh?
Cô A. nêu quan điểm: Nếu nói sách giáo khoa không là pháp lệnh thì chưa hẳn là đúng, theo tôi đó là cách mọi người hiểu chưa kỹ.
Trước kia coi sách giáo khoa là pháp lệnh, có nghĩa học sinh ở bất cứ đâu trên toàn quốc trong cùng cấp học, cùng tuần, cùng giờ sẽ là bài học giống nhau, bởi chung một bộ sách giáo khoa thì đương nhiên sẽ giống nhau. Đó gọi là pháp lệnh và tất cả đều phải thực hiện.
Nhưng hiện nay coi sách giáo khoa là tài liệu tham khảo bởi có thể vào ngày này, tuần này ở địa phương này học sinh mới học đến bài A, nhưng ở trường khác lại học bài B, lý do là có nhiều bộ sách và cách bố trí các bài theo tiến độ học khác nhau.
Cùng một chương trình nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa thì có nghĩa sách giáo khoa không còn là pháp lệnh nữa mà trở thành tài liệu tham khảo, giáo viên dựa vào đó để xây dựng chương trình khung.
Nếu người nói chỉ cần cắt bớt câu sách giáo khoa không phải là pháp lệnh thì tự nhiên mọi việc trở nên nặng nề và người nghe có thể hiểu sai vấn đề".
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội, nêu quan điểm:
"Muốn đổi mới giáo dục thành công thì trước hết phải đào tạo giáo viên thật tốt để họ thích ứng được với chương trình đổi mới, nắm chắc, hiểu và dạy được chương trình đổi mới đó. Cái gốc chính là ở chỗ đó chứ không phải chỉ là đổi mới mấy quyển sách giáo khoa.
Giáo viên nên bám vào sườn của sách giáo khoa để dạy chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào sách, có thể tham khảo tìm ngữ liệu ở nhiều nguồn để phục vụ giảng dạy.
Thực tế hiện nay đang có vấn đề khập khiễng, chương trình muốn đổi mới nhưng có nhiều giáo viên lại không đáp ứng được về năng lực, các nơi đào tạo giáo viên không theo kịp. Việc dạy theo nhiều đối tượng khác nhau như vậy thì phải dạy kiểu khác chứ không thể cào bằng.
Nhưng còn với một bộ phận giáo viên có năng lực yếu thì sách giáo khoa lại là cứu cánh của họ, những người này chỉ biết dạy theo sách".
Thầy Cường nói: "Gốc ở đây là vấn đề đào tạo từ các trường sư phạm, các trường này phải đổi mới rất nhiều từ cách dạy, cách tiếp cận và cách đào tạo.
Trong khi hiện nay có nhiều trường sôi sục đổi mới, thông tư chỉ thị mới khiến cho nhiều trường thay đổi, thì ngược lại nơi đào tạo giáo viên chỉ mải mê với kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu gì đó...rất sách vở.
Đào tạo cái gốc mà sơ sài, quan liêu không chịu đổi mới như vậy thì làm sao mà đáp ứng được yêu cầu đổi mới nguồn nhân lực. Đó mới là gốc của vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay".
Lối ra nào cho sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cánh diều? Theo thầy Cao Nguyên, Bộ Giáo dục nên dũng cảm cho dừng việc dạy sách Tiếng Việt 1 - Cánh Diều trên toàn quốc để rà soát, đánh giá, chỉnh sửa thật chu đáo. Ngày 9/11/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn số 3723 về việc hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa tiếng...
![Kinh hoàng clip nam thanh niên vác dao, đuổi chém 2 cô gái đi xe máy ở Đồng Nai](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/7/kinh-hoang-clip-nam-thanh-nien-vac-dao-duoi-chem-2-co-gai-di-xe-may-o-dong-nai-600x432-a3b-7342595-250x180.webp)
![Gặp "người hùng" kéo hơn 10 người băng qua ban công, thoát nạn trong đám cháy dữ dội tại TP.HCM: "Bản năng thì mình làm vậy"](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/7/gap-nguoi-hung-keo-hon-10-nguoi-bang-qua-ban-cong-thoat-nan-trong-dam-chay-du-doi-tai-tphcm-ban-nang-thi-minh-lam-vay-600x432-6c7-7342472-250x180.webp)
![Hành động lạ của cụ bà 95 tuổi được cắt ra từ camera giám sát khiến 2,5 triệu người xem đi xem lại](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/7/hanh-dong-la-cua-cu-ba-95-tuoi-duoc-cat-ra-tu-camera-giam-sat-khien-25-trieu-nguoi-xem-di-xem-lai-600x432-c7e-7341967-250x180.webp)
![Cảnh ái nữ cựu Chủ tịch "tám" với Chu Thanh Huyền ngỡ bình thường bỗng bị hội mẹ chồng online vào phán xét 1 điều](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/6/canh-ai-nu-cuu-chu-tich-tam-voi-chu-thanh-huyen-ngo-binh-thuong-bong-bi-hoi-me-chong-online-vao-phan-xet-1-dieu-600x432-35f-7340163-250x180.webp)
![1,4 triệu người choáng ngợp với căn biệt thự trang trí Giáng sinh khác lạ ở TP.HCM, zoom kỹ bỗng hoảng hồn vì 1 chi tiết](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/7/14-trieu-nguoi-choang-ngop-voi-can-biet-thu-trang-tri-giang-sinh-khac-la-o-tphcm-zoom-ky-bong-hoang-hon-vi-1-chi-tiet-600x432-6d8-7341551-250x180.webp)
![Sự thật clip cô dâu Sóc Trăng thất thần trước mâm quả sơ sài của nhà trai](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/6/su-that-clip-co-dau-soc-trang-that-than-truoc-mam-qua-so-sai-cua-nha-trai-600x432-431-7340129-250x180.webp)
![Chi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơm](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/6/chi-nghin-usd-den-viet-nam-khach-tay-ngoi-rua-bat-tu-nhom-bep-cui-nau-com-600x432-e1b-7340499-250x180.webp)
![Tài xế công nghệ chở cô gái ngã nhào ra đường ở TPHCM nghi bị ép xe](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/5/tai-xe-cong-nghe-cho-co-gai-nga-nhao-ra-duong-o-tphcm-nghi-bi-ep-xe-600x432-fcb-7338700-250x180.webp)
![Bà Phương Hằng náo loạn châu Âu, đứng đầu MXH ở Síp, giúp "cò nhà" lên hương](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/7/ba-phuong-hang-nao-loan-chau-au-dung-dau-mxh-o-sip-giup-co-nha-len-huong-600x432-de1-7342632-250x180.webp)
![Luật sư tỷ phú Gerard "ra đòn", đưa yếu tố tống tiền, kết hôn giả vào vụ kiện](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/7/luat-su-ty-phu-gerard-ra-don-dua-yeu-to-tong-tien-ket-hon-gia-vao-vu-kien-600x432-e09-7343158-250x180.webp)
![Kiểm tra phòng con vào buổi tối, ông bố sững sờ khi thấy cảnh tượng trước mắt, netizen thì cười ngất: "Con anh tài quá rồi!"](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/6/kiem-tra-phong-con-vao-buoi-toi-ong-bo-sung-so-khi-thay-canh-tuong-truoc-mat-netizen-thi-cuoi-ngat-con-anh-tai-qua-roi-600x432-953-7338881-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/12: Sư Tử khó khăn, Thiên Bình chậm trễ](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/dung-ngay-112-am-lich-3-con-giap-om-khoi-tai-san-khung-lam-gi-cung-trung-lon-600x432-c75-7343751-250x180.webp)
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/12: Sư Tử khó khăn, Thiên Bình chậm trễ
Trắc nghiệm
16:24:46 22/12/2024![Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người? Đáp án đơn giản nhưng học sinh giỏi cũng chưa chắc trả lời được](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/lam-the-nao-de-chia-deu-7-qua-tao-cho-8-nguoi-dap-an-don-gian-nhung-hoc-sinh-gioi-cung-chua-chac-tra-loi-duoc-600x432-d76-7343708.webp)
Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người? Đáp án đơn giản nhưng học sinh giỏi cũng chưa chắc trả lời được
Netizen
16:18:52 22/12/2024![Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/buoc-vao-tuoi-45-toi-da-rut-ra-duoc-16-cach-tiet-kiem-tien-don-gian-den-bat-ngo-600x432-816-7343724-250x180.webp)
Bước vào tuổi 45 tôi đã rút ra được 16 cách tiết kiệm tiền đơn giản đến bất ngờ
Sáng tạo
15:59:39 22/12/2024![Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/nu-ca-si-tham-gia-bom-tan-vua-su-tu-so-huu-khoi-tai-san-19000-ty-600x432-b97-7343727-250x180.webp)
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ
Hậu trường phim
15:28:51 22/12/2024![Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/khong-the-nhan-ra-diep-lam-anh-hien-tai-600x432-8af-7343723-250x180.webp)
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại
Sao việt
15:25:17 22/12/2024![Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/thue-2-o-to-mang-di-cam-co-lay-700-trieu-dong-600x432-a9c-7343682-250x180.webp)
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng
Pháp luật
14:02:38 22/12/2024![Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/su-that-giong-hat-live-cua-mot-anh-trai-dang-vuong-lum-xum-600x432-07f-7343675-250x180.webp)
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm
Nhạc việt
13:48:16 22/12/2024![Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/rose-doi-non-la-trong-buoi-fansign-chac-nich-dung-2-tu-ve-chuyen-tro-lai-viet-nam-600x432-7ae-7343673-250x180.webp)
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam
Nhạc quốc tế
13:41:22 22/12/2024![Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/san-khau-dinh-nhat-chi-dep-2024-tron-ven-ca-hinh-anh-am-thanh-lan-dien-xuat-minh-hang-xuyen-khong-ve-thoi-be-heo-600x432-218-7343668-250x180.webp)
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"
Tv show
13:34:52 22/12/2024![Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/han-quoc-bat-giu-tu-lenh-tinh-bao-quoc-phong-lien-quan-den-thiet-quan-luat-600x432-086-7343667-250x180.webp)
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật
Thế giới
13:32:52 22/12/2024![Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin](https://t.vietgiaitri.com/2024/12/8/dia-trung-hai-suyt-bien-mat-vi-ly-do-kho-tin-600x432-b76-7343646-250x180.webp)