GS Phan Huy Lê: Đấu tranh đến cùng để giữ lại môn Lịch sử

Theo dõi VGT trên

Nếu mới mà hay thì chúng ta hoan nghênh nhưng rất tiếc đây là cái mới nhưng rất tùy tiện, không dựa trên một nền tảng khoa học nào cả nên chúng ta phải góp ý đến cùng với Bộ GD&ĐT.

Đó là khẳng định của GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trước việc dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lồng ghép môn lịch sử và đưa môn này trở thành môn tự chọn ở cấp THPT với tên gọi công dân với Tổ quốc.

Xin lược trích ý kiến của GS Phan Huy Lê về vấn đề này.

Sẽ xóa bỏ môn lịch sử

Bộ GD&ĐT luôn luôn giải thích rằng không bao giờ bỏ môn Lịch sử mà hơn thế nữa rất coi trọng môn này. Nhưng trên thực tế, bằng cách xây dựng chương trình như hiện nay, tức là đưa môn Lịch sử vào các môn tích hợp, không còn môn Lịch sử.

Điều đó, theo tôi là xóa bỏ môn Lịch sử. Nếu xóa bỏ môn Lịch sử, không riêng tôi mà cả xã hội này đều hết sức lo lắng, vì nó dẫn đến một hệ quả cực kỳ nguy hiểm trên phương diện đào tạo thế hệ trẻ thành một công dân tương lai của đất nước tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GS Phan Huy Lê: Đấu tranh đến cùng để giữ lại môn Lịch sử - Hình 1

GS Phan Huy Lê cho rằng nếu xóa bỏ môn lịch sử là điều rất nguy hiểm.

Phải khẳng định một điều là tích hợp là một khuynh hướng của nền giáo dục hiện đại. Nhưng tích hợp như thế nào, tích hợp ở các bậc học nào thì trong nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Chính phủ đã có hướng dẫn và chỉ đạo và hướng dẫn rất rõ ràng và chuẩn xác.

Tức là tích hợp ở các lớp cấp dưới và phân hóa dần ở các lớp cấp trên. Trên tinh thần đó, tôi nghĩ môn lịch sử tích hợp vào các môn như: cuộc sống quanh ta, tìm hiểu xã hội từ lớp 1 đến lớp 5 là hoàn toàn thỏa đáng.

Nhưng mà nếu tiếp tục tích hợp khoa học xã hội ở THCS và công dân với Tổ quốc ở THPT theo tôi đã xóa sạch môn sử, tức là đem môn sử học vốn là môn học riêng biệt, bây giờ cắt nhỏ thành vụn rồi ghép với các môn học khác rõ ràng là không thỏa đáng, đặc biệt là cấp THCS và THPT.

Ví dụ môn công dân với Tổ quốc, tên rất hay nhưng Bộ GD&ĐT giải thích môn này tích hợp trên cơ sở của ba môn chính, tức là giáo dục công dân, giáo dục an ninh quốc phòng và lịch sử.

Theo tôi, an ninh quốc phòng dĩ nhiên là môn học bắt buộc, điều đó đã có trong Luật An ninh quốc phòng rồi. Nhưng đem vào đó môn giáo dục công dân thì về phương diện nào đó còn thể hiện được vì cùng một loại hình và có mối quan hệ mật thiết.Nhưng đem môn Lịch sử tích hợp vào thì hoàn toàn thiếu cơ sở.

Video đang HOT

Về nguyên tắc tích hợp không phải muốn gán ghép bất cứ môn nào với nhau mà phải trên cơ sở môn học gần nhau, hay nói trên thuật ngữ khoa học, là những môn phải có khả năng liên hệ với nhau.

Lịch sử là môn học của quá khứ, nó có hệ thống lý luận và phương pháp luận riêng mà đem chắp nối với một môn hoàn toàn của thời kỳ hiện đại thì rất gập ghềnh và hoàn toàn không có cơ sở.

Cuộc gán ghép “vô tiền, khoáng hậu”

Trong cuộc hội thảo của Bộ GD&ĐT, tôi nói môn học công dân với Tổ quốc là môn tích hợp nhưng thực chất mà nói đây là gán ghép với một tên mà nền giáo dục Việt Nam cũng như thế giới chưa bao giờ có. Tức là vô cùng mới mẻ, mới mẻ đến mức tôi nói đùa là “vô tiền, khoáng hậu”.

Nếu mới mà hay thì chúng ta hoan nghênh nhưng rất tiếc đây là cái mới nhưng rất tùy tiện, không dựa trên một nền tảng khoa học nào cả. Mà ngay cả tên gọi cũng có nhiều điều băn khoăn. Khái niệm Tổ quốc đưa vào đây quá rộng lớn mà gói gọn trong ba môn học không thỏa đáng, từ tên gọi đến nội dung tích hợp không thỏa đáng một chút nào.

Trong hội nghị 3/11, tất cả người phát biểu đều phản đối kịch liệt và tỏ ra rất băn khoăn, đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu nghiêm túc hơn. Đấy là ý kiến của đa số các đại biểu nhưng tôi cũng tin rằng đó là ý kiến tôi tin rằng nếu không phải tất cả nhưng là của đại bộ phận dư luận chúng ta. Nhưng đến lúc này Bộ GD&ĐT vẫn chưa tỏ ra bất kỳ một thái độ nào, tiếp thu hay không tiếp thu, bảo vệ chủ trương của mình hay thay đổi.

Góp ý đến cùng

Tôi đã nhiều lần nói tích hợp là xu hướng rất hiện đại nhưng tích hợp ở cấp độ nào, tích hợp những môn nào với nhau thì cần nghiên cứu cụ thể.

Trong Điều 28 Luật Giáo dục đã nhấn mạnh một điểmở cấp THCS phải coi trọng giáo dục kiến thức cơ sở cho học sinh, thứ nhất là tiếng Việt, thứ hai là toán và thứ ba là lịch sử dân tộc, điều này đã đi vào luật.

Tôi nghĩ rằng Bộ GD&ĐT am hiểu hơn ai hết và có trách nhiệm cao nhất phải thực thi điều luật này. Như vậy, đứng ở phương diện này mà nói chính Bộ GD&ĐT coi thường pháp luật.

Thứ hai, đứng ở phương diện yêu cầu đào tạo lớp trẻ thì tôi nghĩ rằng không thể thiếu lịch sử được. Đây không phải vấn đề đặc thù của riêng Việt Nam, mà tất cả các nước trên thế giới kể cả nước Mỹ, có lịch sử trên hai thế kỷ nay, họ đều coi trọng môn lịch sử và coi lịch sử là môn cơ bản hoặc bắt buộc giảng dạy trong phổ thông.

Không có lý do gì Việt Nam, đặc biệt những nội dung lịch sử đầy những kiến thức nền tảng, làm nền tảng cơ sở cho việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc để xây dựng bản lĩnh của con người Việt Nam mà lại không hiểu biết về lịch sử dân tộc. Tôi không thể hình dung nổi thế hệ trẻ, sau khi ra trường mà hiểu biết về lịch sử mơ hồ như hiện nay.

Thậm chí Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai người khác nhau, tôi không thể hiểu nổi các em làm thế nào để hoàn thành trọng trách công dân với Tổ quốc, nhất là trong điều kiện nước ta vừa xây dựng vừa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, trong lúc đó phải luôn luôn sẵn sàng để bảo vệ Tổ quốc mình.

Trong lúc một phần lãnh thổ của nước ta đang bị đe dọa, điều này gần như xã hội lo ngại, chỉ riêng Bộ GD&ĐT bằng lòng với việc làm hiện nay nên chúng ta phải góp ý đến cùng với Bộ GD&ĐT.

Tổ chức hội thảo quốc gia về môn lịch sử

Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia về môn lịch sử vàongày 15-11 tạiBảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, các trung tâm, vụ, viện, khoa Sử các trường đại học trên toàn quốc và một số giáo viên lịch sử phổ thông.

Theo Huy Hà/Pháp Luật TP HCM

Đổi mới giáo dục phổ thông: Mười người mười ý

Việc đóng góp cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang diễn ra sôi động. Tuy nhiên, nỗi lo ngại về cải cách nửa vời khiến những nhà làm giáo dục lo lắng.

Nhiều lần cải cách giáo dục không tạo ra sự đổi mới

Góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ tầm nhìn đến hiện thực, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết: "Để đổi mới giáo dục phổ thông thành công cần nhiều yếu tố, trong đó giáo viên là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhưng giáo viên giỏi cũng cần người học tốt. Thầy giỏi mà trò không chịu học thì kết quả cũng không thể tốt. Chính vì vậy, phải đẩy mạnh việc giáo dục trong gia đình để hình thành những học sinh có ý thức học tập".

TS Phạm Thị Lý, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Viện Đào tạo Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM thẳng thắn phát biểu: "Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) của chúng ta đã trải qua nhiều lần cải cách, nhưng vẫn không tạo ra được một sự thay đổi đáng kể nào trong chất lượng giáo dục".

Trong khi đó, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT cho rằng: "Trong đổi mới căn bản toàn diện này nếu chỉ đổi mới chương trình sách giáo khoa là chưa được, vai trò giáo viên rất quan trọng. Chương trình hay mà thầy không giỏi thì không được, sách không hay có ông thầy giỏi cũng sẽ xử lý được. Tuy nhiên, ban soạn thảo sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến nhiều chiều trước khi hoàn thiện Dự thảo. Dự kiến, sang năm 2016 Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành".

Đổi mới giáo dục phổ thông: Mười người mười ý - Hình 1

"Những cải cách tạm gọi là "nửa vời" này đã làm giảm lòng tin của xã hội đối với những nỗ lực đổi mới", TS Phạm Thị Lý phân tích. Ảnh: Infonet.

"Điều này có nhiều lý do, nhưng trước hết là vì chúng ta thiếu cả điều kiện cần (một quan điểm nhất quán và khác biệt về chất so với những quan điểm thể hiện trong chương trình hiện hành), lẫn điều kiện đủ (những thiết chế cần thiết để thực hiện các quan điểm ấy) trong các trường phổ thông và trong cả hệ thống.

Những cải cách tạm gọi là "nửa vời" này đã làm giảm lòng tin của xã hội đối với những nỗ lực đổi mới. Vì vậy, đổi mới chương trình GDPT cần theo hướng nhắm đến những kết quả cụ thể mà các bên liên quan có thể thấy được.

Chuyển từ một nền giáo dục cung cấp kiến thức thành một nền giáo dục nhằm vào phát triển năng lực. Điều này đã được nói nhiều, nhưng vấn đề là chương trình hiện hành và cách thức đánh giá kết quả học tập hiện nay của chúng ta không thể hiện mục tiêu ấy, không tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện điều này.

Những phẩm chất và năng lực học sinh cần đạt đã được xác định trên cơ sở cân nhắc điều kiện thực tế của Việt Nam và nhu cầu xây dựng con người công dân trong một thế giới toàn cầu hóa.

Những phẩm chất đó là: biết yêu thương; sống tự chủ và có trách nhiệm. Những năng lực chung chủ yếu được xác định bao gồm: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Tất cả đều là những năng lực cốt lõi và có ý nghĩa thực tế", TS Phạm Thị Lý phân tích.

Chương trình mới coi trọng trải nghiệm của học sinh

Theo TS Phạm Thị Lý, để đạt đến những phẩm chất và năng lực ấy, chương trình GDPT có 8 lĩnh vực giáo dục: Ngôn ngữ và văn học, Toán học, Đạo đức - Công dân; Thể chất, Nghệ thuật, Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Công nghệ - Tin học. Một điểm mới là chương trình lần này được thiết kế với mức độ linh hoạt cao nhằm đáp ứng những mối quan tâm và khả năng đa dạng của học sinh: có một số môn bắt buộc, kết hợp với nhiều môn tự chọn.

Nhờ vậy chúng ta có thể kết hợp giữa việc bảo đảm một số năng lực cốt lõi, đồng thời cá nhân hóa quá trình giáo dục phù hợp với đặc điểm riêng của từng học sinh. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó khích lệ học sinh khẳng định năng khiếu và sự khác biệt, nền tảng nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và thái độ dám chấp nhận rủi ro khi đi tìm cái mới.

Chương trình mới coi trọng trải nghiệm của học sinh, thay cho lối tiếp thu thầy giảng- trò chép. Vai trò của người thầy không còn là một "diễn viên" truyền giảng kiến thức mà là người tổ chức các hoạt động để học sinh tự tìm kiếm tri thức và đạt đến hiểu biết thông qua trải nghiệm cá nhân của chính họ.

Trước đây, chúng ta coi đánh giá chất lượng học tập là nhằm ghi nhận kết quả đạt được, nhưng xu hướng hiện nay là đánh giá nhằm phục vụ cho quá trình giáo dục, nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho thầy và trò nhằm điều chỉnh quá trình dạy và học.

"Vì vậy, thay cho việc kiểm tra kiến thức và khả năng ghi nhớ hiện nay, chương trình mới sẽ đánh giá mức độ đạt được những năng lực liên quan của học sinh, ghi nhận quá trình phát triển những năng lực ấy để tiếp tục cải thiện nó. Cách thi cử do đó cũng phải khác. Bài thi phải được thiết kế cho người học thực thi năng lực mà họ đã đạt được thay cho việc nhắc lại những gì đã được học.

Bên cạnh đó là kết hợp giữa tích hợp ở các lớp dưới và phân hóa ở các lớp trên, phù hợp với xu hướng quốc tế, nhằm nhấn mạnh khả năng lựa chọn và trao quyền lựa chọn cho học sinh gắn với những nỗ lực hướng nghiệp. Tích hợp không chỉ nhằm giảm tải, mà còn là giúp học sinh vận dụng kiến thức của những lĩnh vực khác nhau vào việc hiểu biết hay xử lý một vấn đề. Điều này gây ra lo ngại cho đội ngũ giáo viên hiện nay là do họ hiểu tích hợp là lồng ghép hay minh họa, và vẫn hiểu giảng dạy chủ yếu là truyền đạt kiến thức", TS Phạm Thị Lý chia sẻ.

Cũng theo TS Phạm Thị Lý, ở những lớp cao hơn, chương trình thiết kế theo lối học tập phân hóa, tức sẽ có nhiều môn tự chọn hơn, gắn với việc cá nhân hóa quá trình học tập và giao cho người học thực thi khả năng lựa chọn của mình, gắn với năng khiếu cá nhân và những định hướng nghề nghiệp tương lai.

Theo Hải Ngọc/Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Tội danh nào đang chờ đợi 2 vợ chồng?Giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Tội danh nào đang chờ đợi 2 vợ chồng?
20:51:11 25/04/2025
Sinh viên năm cuối Đại Học Y đuối nước ở Thái Bình, mẹ khóc ngất chứng kiến cảnh đau lòngSinh viên năm cuối Đại Học Y đuối nước ở Thái Bình, mẹ khóc ngất chứng kiến cảnh đau lòng
18:39:06 25/04/2025
Sau clip nhào lộn gây dậy sóng, Hoa hậu Ý Nhi "văng" khỏi Top 10 dự đoán ở Miss WorldSau clip nhào lộn gây dậy sóng, Hoa hậu Ý Nhi "văng" khỏi Top 10 dự đoán ở Miss World
18:26:45 25/04/2025
Cảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương ThuýCảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương Thuý
20:05:20 25/04/2025
Bị chồng lấy hết tài sản, người phụ nữ dắt 4 con nhỏ ra trạm xe buýt ngủ: Đã có cách giải quyếtBị chồng lấy hết tài sản, người phụ nữ dắt 4 con nhỏ ra trạm xe buýt ngủ: Đã có cách giải quyết
18:41:07 25/04/2025
Muốn chuyển 160 triệu vào một tài khoản ngân hàng OCB, người phụ nữ U70 mang tiền mặt đến nhà người quen nhờ giúp thì bị ngăn lại vì một lý doMuốn chuyển 160 triệu vào một tài khoản ngân hàng OCB, người phụ nữ U70 mang tiền mặt đến nhà người quen nhờ giúp thì bị ngăn lại vì một lý do
18:35:49 25/04/2025
Lực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCMLực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCM
21:47:39 25/04/2025
Dọn dẹp nhà, thấy tờ giấy vo tròn vứt trong sọt rác ở phòng làm việc của chồng, tôi mở ra xem rồi giận dữ dẫn con về nhà ngoạiDọn dẹp nhà, thấy tờ giấy vo tròn vứt trong sọt rác ở phòng làm việc của chồng, tôi mở ra xem rồi giận dữ dẫn con về nhà ngoại
19:15:59 25/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đoàn quân diễu binh trùng trùng như sóng tại buổi sơ duyệt đại lễ 30/4

Đoàn quân diễu binh trùng trùng như sóng tại buổi sơ duyệt đại lễ 30/4

Tin nổi bật

23:45:06 25/04/2025
Cơn mưa tối 25/4 không làm nản lòng của 13.000 chiến sĩ cũng như hàng chục nghìn người dân đón chào các khối diễu binh trong buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành chuẩn bị cho đại lễ 30/4.
Cam thường bóc nhan sắc thật của hot mom Vbiz, 1 hành động chứng minh được chồng thiếu gia "mê như điếu đổ"

Cam thường bóc nhan sắc thật của hot mom Vbiz, 1 hành động chứng minh được chồng thiếu gia "mê như điếu đổ"

Hậu trường phim

23:40:47 25/04/2025
Chỉ một khoảnh khắc nhưng cũng đủ khiến hội F.A phải ghen tị và ngưỡng mộ khi Salim luôn có người bạn đời mê mình như điếu đổ .
Giết người rồi tự sát không thành, bị cáo lãnh án tử hình

Giết người rồi tự sát không thành, bị cáo lãnh án tử hình

Pháp luật

23:39:55 25/04/2025
Liên quan đến vụ án 2 người tử vong, 1 người bị thương xảy ra tại quán karaoke ở Quảng Trị, TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên án tử hình đối với bị cáo Hoàng Văn Phi về tội danh giết người.
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

Thế giới

23:37:46 25/04/2025
Mộ của cố Giáo hoàng Francis ở Vương cung thánh đường Đức Bà Cả làm từ đá cẩm thạch của vùng Liguria ở Ý, quê hương ông cố ngài trước khi di dân đến Argentina.
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?

HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?

Sao châu á

23:26:52 25/04/2025
Vào ngày 24/4, Goo Hye Sun đã đăng tải hình ảnh chụp cùng 1 cậu bé lên trang cá nhân. Đáng nói, nữ diễn viên lại viết chú thích là con trai tôi .
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"

Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"

Nhạc việt

23:07:12 25/04/2025
Duy Mạnh vốn nổi tiếng với phong cách làm nhạc thẳng thắn, lấy cảm hứng từ các vấn đề trong cuộc sống. Dân tình tò mò không biết nam ca sĩ sẽ hát về vấn đề gây tranh luận của chính mình như thế nào.
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"

Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"

Nhạc quốc tế

22:53:16 25/04/2025
Khoảnh khắc nhân vật Chung Seop giả vờ ngất xỉu khi nhìn thấy Geum Myeong trong bộ váy cưới đã nhanh chóng trở thành hiện tượng mạng
Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"

Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"

Sao việt

22:34:59 25/04/2025
Góp mặt trong đội hình văn nghệ sĩ sơ duyệt tối nay là hàng loạt gương mặt quen thuộc như NSND Kim Xuân, diễn viên Tiến Luật, Lâm Vỹ Dạ, Hoa hậu H Hen Niê, Tiểu Vy,...
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam

Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam

Đồ 2-tek

21:57:48 25/04/2025
Samsung vừa chính thức ra mắt dòng TV AI 2025 tại thị trường Việt Nam, trải dài từ dòng Neo QLED, OLED, QLED đến The Frame đồng thời nâng cấp các tính năng AI (trí tuệ nhân tạo) mới hơn vào sản phẩm.
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?

Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?

Thế giới số

21:53:01 25/04/2025
Mặc dù thuật ngữ này có vẻ kỳ lạ nhưng sự khác biệt giữa cổng USB đực và cái hoàn toàn mang tính cơ học. Việc nắm rõ điều này sẽ giúp người dùng tránh được nhiều rắc rối và cáp không tương thích.
Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn

Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn

Góc tâm tình

21:44:29 25/04/2025
Dù anh không còn tình cảm gì với cô gái tóc ngắn kia nhưng việc mẹ chồng cứ cố tình chăm chọc vào đời sống cá nhân của tôi khiến không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng.