GS Ngô Bảo Châu dành tiền thưởng 15.000 USD làm tạp chí toán
Là người lên ý tưởng thành lập tạp chí PI, GS Ngô Bảo Châu dành số tiền thưởng ông nhận được từ giải Fields làm kinh phí hoạt động ban đầu cho tạp chí toán học này.
Sáng 18/12, buổi ra mắt tạp chí PI của Hội Toán học Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.
GS Ngô Bảo Châu cho biết từ lâu, cộng đồng toán học có nguyện vọng làm tờ báo về toán có nội dung sâu sắc, nghiêm túc, dưới hình thức thân thiện, phù hợp lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Ban biên tập tạp chí PI. Ảnh: BTC.
“Việc cho ra đời và thành lập tạp chí rất khó nhưng chúng tôi quyết tâm làm một tờ báo giấy vì muốn thấy học sinh chờ đến ngày, tháng để mua tờ báo yêu quý. Chúng tôi cũng mong thấy tờ báo PI có thể cũ, quăn bìa, nằm trên bàn trà của thầy cô ở các trường”, GS Châu nói.
Chủ nhân giải thưởng Fields cho biết những người tham gia gặp nhiều khó khăn trong công tác chuẩn bị và mất đến 3 năm để hoàn thành thủ tục hành chính.
Ông nói thêm trong quá trình chờ đợi, ông Trần Nam Dũng (ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM) đã cho ra tờ Epsilon. Hai năm qua, Epsilon xuất bản 12 số. Những số gần đây được hơn 10.000 lượt bạn đọc tải về.
Đây là tín hiệu tốt để ban biên tập tạp chí PI yên tâm về việc thành lập tờ báo. Dự kiến, số đầu tiên của tạp chí chính thức phát hành vào tháng 1/2017.
Tại buổi ra mắt, GS Hà Huy Khoái, Tổng biên tập tạp chí PI, giới thiệu qua về tạp chí toán học này.
Video đang HOT
Tạp chí PI dự kiến chính thức phát hành vào tháng 1/2017. Ảnh: BTC.
Đây là tạp chí hướng đến học sinh, sinh viên, các giáo viên, giảng viên đại học hay bất cứ ai quan tâm toán học và ứng dụng của nó, những người thích toán và cả những người tạm thời chưa thích toán.
Tạp chí có những chuyên mục chính như Từ cổ điển đến hiện đại, giới thiệu góc nhìn hiện đại về những khái niệm cổ điển, hoặc tiếp cận một cách cổ điển đến những khái niệm hiện đại.
Chuyên mục Cùng bạn giải toán sẽ dẫn dắt và cùng người yêu thích môn học này tìm tòi hướng đi, cách tiếp cận để đưa đến lời giải.
Thách thức toán học sẽ là chuyên mục được đón đợi nhiều nhất bao gồm những bài dành cho các bạn thích vượt qua thách thức.
Bên cạnh đó, các chuyên mục như Toán học và đời sống, Quán toán, Toán của Bi mang lại cái nhìn mới về toán – môn học vốn được cho là hàn lâm, khô khan.
Ngoài ra, tạp chí còn những chuyên mục như Lịch sử toán học, Đấu trường toán học, Đối thoại toán học, nhằm đưa độc giả đến với những ý tưởng, sự kiện, con người của toán học từ xưa đến nay.
GS Hà Huy Khoái cho biết thêm GS Ngô Bảo Châu đã dành số tiền 15.000 USD từ giải thưởng Fields để hỗ trợ kinh phí hoạt động trong thời gian đầu của tạp chí.
GS Châu, người lên ý tưởng thành lập PI, cũng giữ vai trò Phó tổng biên tập của tạp chí này.
Ngoài ra, ban biên tập của tạp chí PI bao gồm những nhà toán học và những nhà giáo dục đang làm việc trong và ngoài nước như Trần Văn Nhung, Hà Huy Khoái, Trần Nam Dũng, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Huy Điển, Nguyễn Thị Lê Hương, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Duy Thái Sơn, Chu Cẩm Thơ, Vũ Hà Văn, Lê Anh Vinh, Nguyễn Ái Việt.
Theo Zing
Học sinh Singapore giỏi Toán và Khoa học nhất thế giới
Theo kết quả nghiên cứu TIMSS vừa được công bố, học sinh Singapore đứng đầu về môn Toán và Khoa học. Học sinh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng được đánh giá cao.
Ngày 29/11, Hiệp hội Đánh giá Thành tựu Giáo dục Quốc tế (IEA) công bố kết quả nghiên cứu về xu hướng Toán và Khoa học quốc tế (TIMSS).
Theo đó, học sinh năm thứ tư cấp tiểu học và năm thứ hai trung học cơ sở của Singapore đều giữ vị trí dẫn đầu ở cả hai môn Toán, Khoa học.
Kết quả TIMSS của Singapore trong hơn 20 năm qua. Ảnh: Straits Times.
Straits Times cho hay khoảng 12.600 học sinh từ 179 trường tiểu học và 167 trường trung học cơ sở ở Singapore tham gia cuộc thi này vào hồi tháng 10/2014.
Đối với môn Toán cấp tiểu học, Singapore đứng đầu với 618 điểm, Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ hai với 615 điểm.
Quốc đảo tiếp tục giữ vị trí số một ở môn Khoa học bậc tiểu học với 590 điểm. Nước đứng thứ hai là Hàn Quốc (589 điểm).
Học sinh năm thứ hai cấp trung học cơ sở của Singapore cũng đạt thành tích không kém khi dẫn đầu ở hai môn Toán, Khoa học với số điểm lần lượt là 621 và 597.
Đây là lần thứ hai Singapore dẫn đầu ở cả 4 tiêu chí của TIMSS (lần trước là vào năm 2003).
Sau khi kết quả được công bố, Bộ Giáo dục Singapore khẳng định kết quả do IEA đưa ra cho thấy những nỗ lực của các trường học trong việc truyền đạt kỹ năng tư duy bậc cao cho học sinh và các chương trình phục vụ nhu cầu học tập của học sinh đang mang lại hiệu quả tốt.
Bộ cũng khẳng định những nỗ lực và tiến bộ mà học sinh yếu đạt được. Tỷ lệ học sinh đạt điểm dưới 400 thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung thế giới. Ví dụ, trong bài thi Toán lớp 4, chỉ 1% học sinh nước này đạt điểm dưới 400, trong khi tỷ lệ trung bình là 7%.
Ngoài Singapore, các nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc đạt thứ hạng cao khi đều xuất hiện trong top 5 ở cả hai môn.
Hong Kong và Đài Loan của Trung Quốc cũng được đánh giá cao khi lần lượt giữ vị trí thứ hai và thứ tư ở môn Toán, thứ năm và thứ sáu môn Khoa học.
TIMSS của IEA là đánh giá quốc tế lâu đời và sâu rộng nhất về Toán và Khoa học trên thế giới. Nghiên cứu này được tổ chức 4 năm một lần, bắt đầu từ năm 1995.
Năm ngoái, khoảng 600.000 học sinh đã tham gia bài kiểm tra TIMSS, theo Telegraph.
Theo Zing
Bạn có thông minh hơn học sinh 13 tuổi ở Anh? Đây là 9 câu hỏi trong kỳ thi Thử thách Toán học Anh dành cho học sinh tuổi từ 13 đến 16. Bạn chỉ sử dụng bút và giấy nháp để hoàn thành nó trong vòng 22 phút. 01. Giá trị của 6102 - 2016 là bao nhiêu? (A) 3994(B) 4086(C) 4096(D) 4114 02. Phân số nào dưới đây gần với 1 nhất?...