GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực
Không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh của mình mà không có quyền tự chủ cần thiết.
LTS: Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi bàn về tự chủ đại học. Trong chủ đề này ông bày tỏ, vấn đề tự chủ đại học nói riêng và giáo dục đại học nói chung còn nhiều điều cần mổ xẻ.
Tuy nhiên, ở tự chủ đại học ông nêu quan điểm rõ ràng là không nên chỉ ra những tồn tại về bản chất mà cố gắng đi tìm những giải pháp thực hiện quyền tự chủ cho tốt hơn, điều đó có ích và thực tế hơn cho các trường đại học.
Bản chất của tự chủ đại học
Khi bàn về tính tự chủ đại học, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, vấn đề sâu sa nhất của tự chủ đại học đó là bản chất của trường đại học đích thực phải tạo ra tri thức mới, và trường đó phải đào tạo ra những con người để đáp ứng những yêu cầu của một xã hội liên tục thay đổi.
Do đó, để quyết định được hai vấn đề này thì mặc định của trường đại học là được tự chủ.
GS. Nhuận lấy một ví dụ của luật chơi trong bóng đá rằng, khi ra sân các cầu thủ (như trường đại học – Pv) muốn đá như thế nào cũng đc, miễn là tuân theo luật chơi chung của thế giới, còn đá bên phải hay bên trái, bóng cao hay thấp thì không ai biết được hướng đi của bóng như thế nào (xã hội luôn thay đổi – pv).
Theo GS. Mai Trọng Nhuận, sứ mệnh thiên chức của trường đại học là làm ra cái mới (mới ở con người và mới tri thức, mặc dù những cái mới đó chưa từng có nhưng không thể hỏi người khác để làm ra nó), các trường phải tự quyết định để làm ra cái mới đó.
GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh Xuân Trung
Đó là nền tảng cơ bản nhất của một trường đại học, còn nếu một trường đại học không tạo ra cái mới, không đào tạo ra được con người đáp ứng yêu cầu xã hội, trường không có quyền lực gì thì trường đó không còn là bản chất của một trường đại học.
Hơn nữa, theo GS. Nhuân, mấu chốt các trường muốn tạo ra cái mới thì phải có quyền quyết định về đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường mình, đó mới đầy đủ nghĩa là một trường đại học. Và đã là đại học thì tất yếu phải được tự chủ.
“Nếu hiểu nôm na nhất thì đại học được quyền quyết định để thực hiện hai sứ mệnh nói trên mà không cần hỏi ai, tất nhiên phải phù hợp với khung bên ngoài là thể chế, chính sách và luật pháp. Còn nếu trường đại học muốn làm ra cái mới, tri thức mới, con người mới mà lại đi hỏi từng người làm như thế nào thì không thể làm được” GS. Nhuận cho hay.
Nội hàm của tự chủ là tự mình quyết định các công việc đào tạo, đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của xã hội, phù hợp với thể chế, chính sách của quốc gia, địa phương đó.
Và nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội còn cho rằng, khung thể chế càng rộng bao nhiêu thì quyền tự chủ của các trường càng rộng bấy nhiêu và ngược lại.
GS. Mai Trọng Nhuận một lần nữa mượn hình ảnh của môn bóng đá, nếu cầu thủ càng giỏi bao nhiêu thì tận dụng triệt để bấy nhiêu luật chơi mà cầu thủ đá để không phạm luật. Nhưng nếu cầu thủ đó không biết được rằng mình đá cánh phải hay cánh trái, đá nhanh hay chậm thì sẽ “run chân”.
Nếu trường đại học phát huy được sở trường, thế mạnh và đúng luật thì gọi là “tự chủ theo năng lực”. Ngược lại, với một trường đại học năng lực kém vừa không đào tạo được con người mới, thậm chí lại luôn luôn “phạm luật”, có thể là “trốn luật”.
“Năng lực của một trường càng tốt thì càng tận dụng tốt quyền tự chủ để làm ra nhiều cái mới đáp ứng nhu cầu xã hội, còn trường năng lực tự chủ kém thậm chí sẽ lạm dụng quyền tự chủ để làm những điều không tốt cho xã hội. Đó là hai xu hướng cùng tồn tại ở lí thuyết chứ không riêng gì ở Việt Nam” GS. Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh.
Nhận định thêm, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh trên mà không có quyền tự chủ cần thiết, nói đúng hơn thì tự chủ là quyết định sự sống còn của một trường đại học.
Thậm chí, không có tự chủ đích thực thì cũng không có một trường đại học đích thực.
Tự chủ tạo ra nguồn lực
Video đang HOT
Tầm quan trọng của tự chủ đại học được GS. Mai Trọng Nhuận phân tích thêm, ông cho rằng, tự chủ đại học không những tạo ra cái mới (vì tạo ra đầu vào phù hợp để có đầu ra) mà còn tạo ra nguồn lực.
Muốn đầu ra được chất lượng, đỉnh cao, ngoài đầu vào còn phải luôn luôn được tự chủ để trường đại học được năng động, sáng tạo để có được thêm các nguồn lực cần thiết. Đến đây các trường đại học cũng cần có quyền tự chủ đủ lớn để tạo ra chính sách, cơ chế thu hút nguồn lực (giảng viên, người học, hệ thống cơ sở vật chất, tài chính…).
Cách hiểu mục tiêu của tự chủ là được làm tất cả, đó là cách hiểu sai, đó không phải là mục tiêu mà đó chỉ là giải pháp.
“Mục tiêu của tự chủ là để tạo ra nhanh hơn, nhiều hơn, sản phẩm tốt hơn đáp ứng nhanh, cao hơn yêu cầu phát triển của xã hội không ngừng thay đổi. Tạo ra nguồn lực cần thiết để làm việc đó. Nguồn lực được hiểu không chỉ là tài chính mà còn là thể chế, chính sách, môi trường làm việc…” GS. Nhuận cho hay.
Một nghiên cứu mới đây trên 1.200 cán bộ ở Đại học Quốc gia Hà Nội về “Yếu tố nào quan trọng nhất đến tinh thần trách nhiệm?”, bảng hỏi cho 10 đáp án có sẵn, trong đó có đáp án lương, thưởng. Trước khi làm điều tra một số nhà xã hội học nhận định, lương càng cao thì trách nhiệm sẽ đi theo, điều đó là đương nhiên.
Tuy nhiên, kết quả 78% chọn điều kiện số một, đó là “Điều kiện môi trường thực hiện khát vọng nghề nghiệp”, tiền chỉ đứng thứ 7. Như vậy, lương đối với giảng viên, cán bộ đại học chỉ đứng thứ 7 trong việc thực hiện trách nhiệm và năng động sáng tạo.
Ví dụ này để thấy được rằng, nguồn lực quan trọng hơn đồng tiền, có tiền chưa chắc đã có được người giỏi về làm việc, đó còn phải là môi trường, thể chế, chính sách để thúc đẩy năng động, sáng tạo. Môi trường đó phải được đánh giá công bằng, khách quan, theo sự cống hiến của từng người.
“Một ví dụ này để thấy tính tự chủ của một trường đại học còn do chính thể chế, chính sách của trường đó để tạo ra nguồn lực, do đó trường được tự chủ, được tự ban hành chế độ trả lương, làm việc, ban hành quy định đánh giá giảng viên. Chứ không nhất thiết phải là 286 tiết giảng cứng nhắc của giảng viên. Nhưng ông hiệu trưởng phải được quyền quyết định để giảng viên được tự do nghiên cứu, sáng tạo…” GS. Nhuận cho biết.
Từ đây, GS. Mai Trọng Nhuận cho rằng, điều kiện tự chủ chính là năng lực tự chủ của chính cơ sở giáo dục đại học đó. Năng lực tự chủ được đo bằng chính năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lí nhà trường và thứ nữa là đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên, phục vụ. Ở mỗi vị trí từng người có tự chủ riêng của họ.
Vấn đề quan trọng hơn nữa để các trường được tự chủ, theo GS. Mai Trọng Nhuận, đó là thể chế, chính sách. Nếu luật chơi đủ rộng để tạo ra sản phẩm tốt nhất, nhanh nhất, nhiều nhất, hiệu quả nhất, nguồn lực thu hút nhiều nhất, đó là mục tiêu của người ban hành thể chế, chính sách.
Do đó, người ban hành phải hiểu tự chủ, tạo tự chủ cho các đơn vị tự chủ. Đảng đảm bảo về đường lối, chủ trương, Quốc hội cho ra luật phù hợp, Chính phủ điều hành tốt. Đó là ba vòng để đảm bảo quyền tự chủ này.
Ở đó phải thấm đẫm tự chủ, ra những chủ trương, chính sách tự chủ đúng. Quốc hội thể chế hóa bằng luật, và cơ quan hành pháp thực hiện luật tự chủ một cách đúng nhất.
GS. Nhuận cho biết thêm, thậm chí trong phạm vi khuôn phép của hành pháp, có thể tạo ra thêm những quy định để tự chủ được tốt hơn nữa, và chính nơi đó thay mặt Đảng và Nhà nước giám sát tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại học.
Giám sát ở đây theo quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận là sản phẩm đầu ra chứ không nên theo quy trình. Nhưng đánh giá tự chủ là đánh giá sản phẩm đầu ra của chính cơ sở giáo dục đó, chứ không đi đánh giá quy trình, vì quy trình chỉ là một chiếc “hộp đen” nằm giữa đầu vào và đầu ra…
Trong bài tới, GS. Mai Trọng Nhuận sẽ giải thích rõ hơn về chiếc “hộp đen” của quy trình tự chủ ở mỗi trường đại học. Chiếc “hộp đen” này đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học sẽ phải xử lí như thế nào để được xã hội thừa nhận về chất lượng người học?
Theo Giaoducvietnam.vn
học sinh, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ,tuyển sinh ,giáo dục ,thầy ,đăng ký, giáo viên, phụ huynh
Quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho Hội đồng trường, không thể trao cho Hiệu trưởng.
Phát hành 2 tập cuốn Những điều cần biết về thi quốc gia và tuyển sinh 2015Tự chủ đại học: Giải pháp để Đại học công được tự chủ tài chínhĐại học tự chủ: Giải trình và chịu trách nhiệm với xã hội như thế nào?Tự chủ đại học: Làm gì có tự chủ như nhau, hay tự chủ cào bằng!
LTS: Tiếp chủ đề "Tự chủ đại học" trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, hôm nay, Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết của ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT).
Nội dung bài viết dưới đây ông đi sâu phân tích thành phần Hội đồng trường đại học công lập, tư thục, từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về quyền tự chủ đại học.
Hội đồng trường "đích thực"
Cùng với xu hướng gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập, cơ chế Hội đồng trường từng bước được khẳng định tại các văn bản pháp lý của Nhà nước.
Theo Luật Giáo dục 2005, Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường. Do Nhà nước luôn là chủ sở hữu của các trường công lập nên ở các trường công lập cả Hiệu trưởng lẫn Hội đồng trường đều cùng là người đại diện cho Nhà nước.
Vì có sự chồng lấn về chức năng giữa Hiệu trưởng và Hội đồng trường như vậy nên phần lớn hiệu trưởng thường không muốn tiếp nhận cơ chế Hội đồng trường trong trường mình; và nếu phải chấp nhận thành lập Hội đồng trường thì chỉ xem nó như là một tổ chức tư vấn của mình.
Ảnh minh họa của GDTĐ.
Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường "đích thực" là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.
Theo Nghị quyết 05 của Chính phủ (2005), Nhà nước chấp nhận cả hai loại hình trường tư thục: trường tư thục vì lợi nhuận và trường tư thục không vì lợi nhuận.
Thế nhưng, trong một thời gian dài quy định chỉ có một loại trường tư thục dẫn tới việc đưa đồng thời cả hai khái niệm "sở hữu tư nhân" (vốn chỉ có đối với loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận) và "sở hữu chung hợp nhất không phân chia" (thường chỉ có ở loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận) vào cùng một Quy chế 61 (sửa đổi).
Chính việc trộn lẫn các khái niệm sở hữu như trên đã dẫn tới sự can thiệp thô bạo vào quyền của những nhà đầu tư có ý định đưa nhà trường của mình đi theo hướng vì lợi nhuận; đồng thời làm cho việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục gặp nhiều trục trặc; có trường muốn ở lại với mô hình Đại học dân lập để tiếp tục theo sở hữu tập thể nhưng không được chấp thuận.
Những xung đột xảy ra khá phổ biến trong nội bộ các cơ sở GDĐH ngoài công lập (cả dân lập lẫn tư thục) trong thời gian qua chủ yếu là do sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong trường (giữa Hội đồng quản trị với Ban giám hiệu, giữa các cổ đông với nhau).
Để giải tỏa các xung đột này giải pháp tốt nhất là phải tách bạch quyền hạn và chức năng giữa nhóm thành viên góp vốn (sáng lập và đầu tư), hội đồng quản trị (định hướng và giám sát) và ban giám hiệu (quản lý và điều hành).
Quyền lực của trường không thể trao cho hiệu trưởng
Trong tổ chức quản trị Xã hội và Nhà nước có 2 loại định chế tổ chức rất phổ biến:
Một là, định chế có cấu trúc kiểu tập quyền ( cấp trên bổ nhiệm cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên dưới dạng các quyết định cá nhân; mọi nhà trường đều có cơ quan/bộ chủ quản; trường không được quyền tự chủ hoàn toàn );
Hai là, định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng ( qua bầu chọn đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan; không có cơ quan/bộ chủ quản; trường được tự chủ tối đa ).
Từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu của 2 định chế tổ chức này Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã nêu:
"...Trên cơ sở hình thành hội đồng trường đại diện cho cộng đồng xã hội, các cơ sở giáo dục đại học hoạt động tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản..."
Có một số nhận xét rút ra từ quan điểm chỉ đạo trên:
Quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho Hội đồng trường, không thể trao cho Hiệu trưởng. Trường hợp ngược lại Hiệu trưởng rất dễ trở thành nhà độc tài. Do đó chỉ các trường đại học công tự chủ mới thực sự cần có Hội đồng trường.
Hội đồng trường chỉ thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường khi nó đại diện cho cộng đồng xã hội (chứ không phải chỉ đại diện cho tập thể các thành viên của nhà trường theo cơ chế sở hữu tập thể của trường đại học dân lập kiểu cũ, lại càng không phải là tổ chức tư vấn của Hiệu trưởng).
Phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.
Từ những phân tích trên chúng tôi đề nghị xây dựng hội đồng trường trong các cơ sở GDĐH theo định hướng sau:
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường đại học công lập tự chủ, đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của cộng đồng xã hội đối với nhà trường.
Thành phần của hội đồng trường đối với các trường đại học tự chủ: bao gồm các thành viên trong trường ( Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Thanh niên, giảng viên và cán bộ quản lý ) và các thành viên ngoài trường ( đại diện của cơ quan quản lý trường, các cựu lãnh đạo nhà nước có uy tín, các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng, các doanh nhân tiêu biểu, vừa có tâm vừa có tầm, các cựu sinh viên thành đạt,...).
Để bảo đảm tính khách quan của các quyết nghị của Hội đồng trường (không bị chi phối bởi các lợi ích cục bộ) thành phần ngoài trường phải chiếm đa số.
Trừ Chủ tịch Hội đồng trường làm việc chuyên trách và có lương tất cả các thành viên còn lại của Hội đồng trường đều hoạt động theo chế độ tự nguyện, không hưởng phụ cấp.
Đối với các trường đại học bình thường (vẫn còn theo cơ chế bộ chủ quản) : Hội đồng trường (nếu có) thực tế chỉ giữ vai trò của tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng nên thành phần trong trường có thể chiếm đa số.
Giải pháp cho Đại học tư thục
Những minh chứng nêu ở trên cho thấy Nhà nước cần phải tách bạch ra hai loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động không vì lợi nhuận kèm theo các định chế về tổ chức và tài chính, đồng thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các trường khi chuyển loại hình, chứ không nên xem trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận chỉ là một dạng đặc biệt của trường đại học tư thục..
Đối với trường đại học hoạt động vì lợi nhuận: Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục hiện hành chỉ áp dụng được đối với loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận.
Ở loại trường này Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường; các cổ đông (tức là người góp vốn ) không chỉ được hưởng lợi tức không giới hạn mà còn có quyền được can thiệp vào công việc điều hành nhà trường, được giữ các vị trí trọng trách trong trường; còn các cán bộ, nhân viên của trường ( từ Hiệu trưởng trở xuống ) thực chất chỉ là những người được các cổ đông (nhất là những cổ đông có cổ phần lớn ) tuyển dụng.
Do đó các nhà giáo dục, các nhà quản lý nếu không có vốn góp thì đương nhiên phải chấp nhận đứng ở vị trí bị điều hành. Đối với loại trường này, sự cạnh tranh quyết liệt chỉ diễn ra (nếu có), giữa các cổ đông lớn, thông qua hình thức mua bán, chuyển nhượng cổ phần (như đang xảy ra tại trường Đại học Hoa Sen...).
Về cơ bản, đối với trường vì lợi nhuận có thể giữ hầu hết những gì đã ban hành trong quy chế tổ chức, hoạt động trường đại học tư và chỉ loại bỏ đi những gì không phù hợp với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên (hoặc công ty cổ phần) được quy định ở Luật Doanh nghiệp.
Đối với trường đại học hoạt động không vì lợi nhuận: Những quy định cho loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần được ban hành với các định hướng như sau:
Phải làm rõ khái niệm Cơ sở GDĐH hoạt động không vì lợi nhuận : là cơ sở GDĐH do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động chủ yếu bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; được chuyển giao cho các đại diện ưu tú của cộng đồng xã hội quản trị.
Bỏ khái niệm đại hội đồng cổ đông, nếu cần có thể thay thế bằng hội đồng các nhà góp vốn với tư cách như một tổ chức tư vấn cho Hội đồng quản trị.
Đại hội toàn trường là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường đối với trường dân lập kiểu cũ (sở hữu tập thể). Trong trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận Đại hội toàn trường, nếu được thành lập, chỉ được xem như một tổ chức tham vấn rộng rãi, giống như ở các trường đại học công lập.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường, là đại diện duy nhất cho quyền sở hữu chung của cộng đồngxã hội, trong đó có các nhà góp vốn. Hội đồng quản trị không can thiệp trực tiếp vào công việc điều hành hàng ngày của Ban giám hiệu nhà trường.
Thành phần của Hội đồng quản trị cũng giống như Hội đồng trường của các trường đại học công lập tự chủ, nhưng có thêm đại diện của các nhà góp vốn. Với tính chất và cơ cấu hội đồng như vậy, trên thực tế có sự tiếp cận rất gần giữa trường công lập tự chủ và trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Các thành viên góp vốn được cộng đồng vinh danh, được cử đại diện vào hội đồng quản trị, được hưởng lãi suất không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ ( nhưng ở đây không nên gọi là lãi suất mà nên gọi là tiền thưởng cho những người có công xây dựng trường ban đầu ) và được ưu tiên bảo toàn vốn góp.
Theo giaoducvietnam.vn
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015: Biết cách ghi hồ sơ dự thi, cơ hội đỗ ĐH sẽ cao hơn Thời điểm này, thí sinh trong cả nước đang tiến hành làm và nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia, các chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh cần thận trọng ngay từ bước đầu tiên - ghi hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi để có được cơ hội trúng tuyển cao nhất vào trường mình mong muốn. Chọn địa...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/shock-nhat-douyin-mot-cu-no-lon-vang-len-tre-con-co-biet-gi-dau-khien-bo-me-doi-mat-voi-khoan-boi-thuong-hon-35-ty-dong-600x432-ddf-7369771-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
![Mỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/my-nhan-dao-keo-noi-tieng-dua-nguoi-yeu-moi-ve-ra-mat-gia-dinh-sau-1-thang-chia-tay-cuoi-clip-khui-ra-sit-rit-gay-soc-600x432-8c4-7372791-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Hình ảnh bàn chân thương tật trên mạng không phải của Đàm Vĩnh Hưng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hinh-anh-ban-chan-thuong-tat-tren-mang-khong-phai-cua-dam-vinh-hung-600x432-225-7373480-250x180.webp)
Hình ảnh bàn chân thương tật trên mạng không phải của Đàm Vĩnh Hưng
Sao việt
14:40:28 07/02/2025![Phạt và trừ điểm bằng lái tài xế ô tô đầu kéo có hành vi cản trở xe ưu tiên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phat-va-tru-diem-bang-lai-tai-xe-o-to-dau-keo-co-hanh-vi-can-tro-xe-uu-tien-600x432-f72-7373482-250x180.webp)
Phạt và trừ điểm bằng lái tài xế ô tô đầu kéo có hành vi cản trở xe ưu tiên
Pháp luật
14:40:20 07/02/2025![Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/bung-khe-co-gian-cao-toc-qua-thanh-hoa-nhieu-o-to-bi-no-lop-600x432-1fc-7373474-250x180.webp)
Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp
Tin nổi bật
14:38:03 07/02/2025![Khung hình bị chế giễu nhiều nhất hôm nay: Uông Tiểu Phi quỳ lạy giữa trời mưa](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khung-hinh-bi-che-gieu-nhieu-nhat-hom-nay-uong-tieu-phi-quy-lay-giua-troi-mua-600x432-91c-7373453-250x180.webp)
Khung hình bị chế giễu nhiều nhất hôm nay: Uông Tiểu Phi quỳ lạy giữa trời mưa
Sao châu á
14:18:25 07/02/2025![Dàn Anh Trai "chiến" nhau cực căng: Quang Hùng MasterD bị đánh bại](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dan-anh-trai-chien-nhau-cuc-cang-quang-hung-masterd-bi-danh-bai-600x432-c76-7373444-250x180.webp)
Dàn Anh Trai "chiến" nhau cực căng: Quang Hùng MasterD bị đánh bại
Nhạc việt
14:04:20 07/02/2025![Căng: BLACKPINK bị yêu cầu rã nhóm, 3 thành viên bị hạ bệ nghiêm trọng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cang-blackpink-bi-yeu-cau-ra-nhom-3-thanh-vien-bi-ha-be-nghiem-trong-600x432-d4a-7373441-250x180.webp)
Căng: BLACKPINK bị yêu cầu rã nhóm, 3 thành viên bị hạ bệ nghiêm trọng
Nhạc quốc tế
14:00:16 07/02/2025![Hamas kêu gọi họp khẩn về kế hoạch của Mỹ tại Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hamas-keu-goi-hop-khan-ve-ke-hoach-cua-my-tai-gaza-600x432-1bc-7373436-250x180.webp)
Hamas kêu gọi họp khẩn về kế hoạch của Mỹ tại Gaza
Thế giới
13:36:40 07/02/2025![Viên Minh - Nhuệ Giang: Hai nàng WAG kín tiếng nhất làng bóng đá, xuất thân tiểu thư, tốt nghiệp RMIT, lộ ảnh gây sốt](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/vien-minh-nhue-giang-hai-nang-wag-kin-tieng-nhat-lang-bong-da-xuat-than-tieu-thu-tot-nghiep-rmit-lo-anh-gay-sot-600x432-9c6-7373428-250x180.webp)
Viên Minh - Nhuệ Giang: Hai nàng WAG kín tiếng nhất làng bóng đá, xuất thân tiểu thư, tốt nghiệp RMIT, lộ ảnh gây sốt
Sao thể thao
13:20:37 07/02/2025![Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khong-thoi-gian-tap-37-cuoc-chia-tay-dinh-menh-cua-hoi-va-cuong-600x432-bb5-7373409-250x180.webp)
Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường
Phim việt
12:56:59 07/02/2025![Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nam-2025-co-5-con-giap-la-phuc-tinh-cua-gia-dinh-hut-het-tai-loc-va-may-man-troi-ban-ve-nha-600x432-76a-7373392-250x180.webp)
Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà
Trắc nghiệm
12:09:22 07/02/2025![X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/x-wukong-dai-chien-tam-gioi-ra-mat-toan-dna-tang-code-doc-quyen-cho-game-thu-viet-nam-600x432-cea-7373373-250x180.webp)