GS Hồ Ngọc Đại: Sẵn sàng đối thoại về SGK Tiếng việt 1 Công nghệ
Sau khi có thông tin Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ rà soát lại việc thẩm định SGK nói chung và “Chương trình thực nghiệm”, trao đổi với PV, GS Hồ Ngọc Đại, tác giả của Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Công nghệ, Toán 1 Công nghệ cho biết, ông sẵn sàng đối thoại về SGK.
GS Hồ Ngọc Đại sẵn sàng đối thoại
GS Hồ Ngọc Đại cho biết rất vui và sẵn sàng đối thoại về Chương trình thực nghiệm cũng như SGK nếu như Bộ GD&ĐT tổ chức. “Bây giờ là việc của đất nước, không phải là việc của cá nhân tôi nữa”, GS Đại nói.
PGS. TS Nguyễn Kế Hào, người có kiến nghị lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng cho rằng, Thủ tướng chỉ đạo rà soát lại không chỉ riêng SGK Tiếng Việt 1 – Công nghệ mà yêu cầu rà soát lại tất cả quy trình từ chương trình, Thông tư, tiêu chí đánh giá, thẩm định đến Hội đồng đánh giá.
Cũng theo PGS, ông không đồng tình với cách thẩm định, kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia vì Sách Tiếng việt 1 công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại đã đưa vào dạy học hàng chục năm qua ở 48 tỉnh thành, gần 1 triệu học sinh theo học nhưng bị đánh trượt.
“Nếu họ yêu cầu sửa lại sách tác giả cũng không sửa. Có chăng thì Bộ GD&ĐT sửa tiêu chí, tiêu chuẩn vì họ làm ra các chỉ báo là để gạt sách ra. Những cái hình thức tiểu tiết, nếu họ bảo sửa, sửa xong họ lại bảo không được thì sao vì thế không thể chạy theo họ được. Quan trọng là nội dung sách như thế nào”, PGS nói.
PGS Hào cũng cho rằng: “Muốn đánh giá theo tiêu chí, tiêu chuẩn nào cũng cần phải dựa vào thực tiễn. Đó mới là thước đó của chân lý lửa thử vàng. Thẩm định SGK như vừa rồi mới chỉ là bước 1, khi đưa ra thực nghiệm mới biết được SGK nào được đón nhận, đánh giá cao. Riêng SGK Tiếng Việt 1 Công nghệ của GD Hồ Ngọc Đại, cách đây 2 năm chính Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã thành lập Hội đồng quốc gia xem xét, đánh giá, thẩm định lại cho dạy học trong các trường. Vậy mà, trong lần thẩm định này lại phủ nhận sạch trơn. Trước đây, nhiều đời Bộ trưởng đều trân trọng SGK Tiếng Việt 1 Công nghệ và đặc biệt 48 tỉnh, thành đang dạy học là thực tiễn chứng minh cho sách có hiệu quả hay không”.
Video đang HOT
Trước đó, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đề nghị nghiên cứu kỹ ý kiến của tác giả SGK và PGS.TS Nguyễn Kế Hào cũng như các chuyên gia, dư luận về “Chương trình thực nghiệm” SGK Tiếng Việt 1 Công nghệ. Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT rà soát lại việc thẩm định SGK nói chung, đánh giá lại Chương trình thực nghiệm và tổ chức đối thoại, tiếp thu trên tinh thần cầu thị, xây dựng, đúng pháp luật.
Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng
Liên quan đến nội dung chỉ đạo của Thủ tướng về SGK Tiếng việt 1 Công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại bị loaị, chiều 22/11, TS Thái Văn Tài cho biết, trước đó, PGS Nguyễn Kế Hào thay mặt Trung tâm giáo dục Công nghệ có tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT để bày tỏ ý kiến.
Bộ GD&ĐT cũng rất trân trọng và có trả lời gửi tác giả, đồng thời có báo cáo gửi Thủ tướng lý giải rõ vì sao sách của GS Đại bị đánh giá không đạt. Vì thế, đối với yêu cầu tổ chức đối thoại lần này của Thủ tướng, nếu tác giả có nhu cầu đối thoại, Bộ trưởng sẽ làm việc với các bên liên quan và chỉ đạo đối thoại với tác giả.
“Dù trước đó, trong quá trình thẩm định, hội đồng đã đối thoại 2 lần với tác giả. Lần 1 là tác giả lên trình bày nội dung bản thảo, hội đồng đã có những trao đổi. Sau đó 7 ngày, khi có kết luận, hội đồng tiếp tục mời tác giả lên trao đổi và xem tác giả có ý kiến gì không. Trong các lần đối thoại đó, tác giả không có ý kiến nào, đến thời điểm này, bộ không nhận được bất kỳ kiến nghị nào của các tác giả”, ông Tài nói.
Về nội dung đánh giá lại chương trình thực nghiệm, ông Tài khẳng định, năm 2017, tiếp thu ý kiến của các đại biểu quốc hội, Bộ trưởng đã thành lập hội đồng quốc gia thẩm định SGK Tiếng việt 1 Công nghệ và hội đồng có kết luận, SGK chỉ phù hợp chương trình hiện hành cho đến khi triển khai chương trình mới. Vì thế, Bộ sẽ tiếp tục có báo cáo với Thủ tướng những nội dung đó.
Theo Tiền phong
Thẩm định sách giáo khoa lớp 1: Bản thảo nào cũng có lỗi
Hiện ngoài thông tin về bản thảo sách giáo khoa (SGK) Công nghệ Giáo dục Toán, Tiếng Việt lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại được Hội đồng Thẩm định đánh giá không đạt, nhiều ý kiến băn khoăn về "số phận" các bản thảo khác ra sao?
Tìm mua sách giáo khoa.
"Không bản thảo nào đạt 100% ở vòng 1"
Theo ông Thái Văn Tài - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), trong tất cả bản thảo SGK được thẩm định ở vòng 1 (gồm 5 bộ với 9 môn học, một số môn có nhiều hơn 5 bản thảo), không bản thảo nào đạt 100% ở vòng 1. Hội đồng đánh giá đạt và cần sửa chữa với một số bản thảo, tác giả có một tháng để sửa lại theo góp ý của Hội đồng thẩm định rồi đề nghị thẩm định vòng 2. Tác giả cũng có quyền không sửa.
Có một số bản thảo được Hội đồng đánh giá không đạt ở vòng 1, ngoài sách của GS Hồ Ngọc Đại còn có bản thảo của môn Hoạt động trải nghiệm và môn Giáo dục thể chất. Với những bản không đạt này, các tác giả có thời gian để sửa lại không hạn chế, nên có thể sửa nhanh hoặc chậm theo góp ý của Hội đồng Thẩm định. Khi nào sửa xong nộp lại, Hội đồng sẽ thẩm định như thẩm định lần đầu.
Như ở môn Toán lớp 1 có 6 bản thảo. Trong đó, bản thảo của GS Hồ Ngọc Đại đã bị loại ở vòng thẩm định 1 nên chỉ còn 5 bản thảo được tiếp tục thẩm định tại vòng 2. Các bản thảo này đang trong quá trình sửa chữa để chờ thẩm định vòng 2 sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 1/10.
Theo nguồn tin riêng của báo Đại Đoàn Kết, trong số các bản thảo nộp về Hội đồng Thẩm định, không có bản thảo nào không cần chỉnh sửa. Tất cả các thành viên của Hội đồng sẽ "soi" từng trang một. Sau khi toàn bộ thành viên của tổ thẩm định không còn ý kiến gì khác thì mới chuyển sang trang khác. Mỗi một bộ Toán gồm khoảng 200 trang, tức là các thành viên đã thẩm định khoảng 1.200 trang bản thảo.
Trả lời câu hỏi: Trong một ngày Hội đồng có chia thời gian cụ thể sẽ thẩm định được bao nhiêu trang bản thảo hay không, một thành viên của Hội đồng Thẩm định SGK Toán lớp 1 cho biết: "Chúng tôi làm việc theo từng trang. Mỗi trang bản thảo đều được tất cả các thành viên trong Hội đồng bàn bạc tỉ mỉ, thống nhất nội dung nào đạt, nội dung nào cần chỉnh sửa theo hướng nào. Vì vậy, không có thời gian cụ thể cho việc thẩm định từng trang sách mà chỉ khi nào tất cả các thành viên trong Hội đồng không còn ý kiến nữa mới chuyển qua thẩm định trang khác. Cách làm việc chi tiết, kỹ càng như vậy đảm bảo không bỏ lọt bất kỳ lỗi nào". Đồng thời, vị này cho biết thêm, thẩm định bao gồm nhiều vấn đề kỹ thuật, các bước cần tuân thủ nghiêm ngặt, không phải thích ai thì chấm tốt cho người đó và ngược lại nên những ý kiến bảo Hội đồng thiên vị cho người này, người kia là không chính xác.
Không công khai bao nhiêu lỗi
Đó là ý kiến của một thành viên Hội đồng Thẩm định. Ông lý giải việc công bố bộ sách này có 50 hay 100 hay 200 lỗi sẽ ảnh hưởng đến câu chuyện cạnh tranh sau này. Bởi sau khi Bộ trưởng tuyên bố là bộ sách này đạt thì đến lượt các địa phương sẽ chọn sách. "Các địa phương sẽ căn cứ vào nhiều ý kiến khác nhau để chọn nên là thành viên của Hội đồng, chúng tôi không thể đưa ra đánh giá bộ SGK nào tốt hơn hay ít lỗi hơn. Như vậy là không khách quan. Trách nhiệm của chúng tôi là đánh giá bộ sách đạt hay không đạt, tức là sách đúng còn sách hay thì phải để người dạy, người học quyết định" - vị này cho biết.
Cũng theo thành viên này, dù số lỗi nhiều hay ít, quan trọng là khi Hội đồng góp ý các tác giả đều nghiêm túc lắng nghe và sửa lỗi. Đến thời điểm này có những bản thảo đã sửa lỗi gần xong do Hội đồng góp ý đến đâu họ sửa đến đấy.
Ở vòng 2 tới đây, nếu tác giả không nghiêm túc sửa chữa các lỗi đã góp ý, Hội đồng sẽ bỏ phiếu đánh giá là đạt hoặc không đạt. Không có mức "đạt và cần sửa chữa" như vòng 1 nữa. Sau đó, các bộ sách đạt sẽ được xem xét để trình Bộ trưởng phê duyệt.
Còn theo ông Thái Văn Tài, thời điểm này, tất cả tác giả được kết luận là đạt nhưng phải sửa chữa đều nộp lại bản thảo để Hội đồng thẩm định vòng 2.
Được biết, 5 bộ SGK lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới là của 3 nhà xuất bản được lọt vào vòng thẩm định lần 2 là của NXB Giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, NXB ĐH Sư phạm TPHCM. Trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam có nhiều bản thảo nhất vì có kinh nghiệm, tiềm năng.
Dự kiến, tới đầu tháng 10/2019, các bộ sách đạt yêu cầu sẽ được Hội đồng Thẩm định công bố. Ông Thái Văn Tài khẳng định, SGK đã được Hội đồng thẩm định là phù hợp với toàn quốc; đảm bảo phù hợp với thực tế dạy học của nhà trường ở những vùng miền khác nhau và đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tuy nhiên, cần lưu ý SGK chỉ là tài liệu dạy học quan trọng, chương trình thống nhất chung toàn quốc là pháp lệnh cao nhất và tất cả hoạt động chuyên môn trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải dựa vào chương trình, theo đúng yêu cầu của chương trình.
Thu Hương
Theo daidoanket
Mệnh lệnh hành chính có loại bỏ "lựa chọn của cuộc sống"? Bộ SGK công nghệ đã có "thâm niên" 40 năm, sóng gió cũng không ít lần khiến nó "điêu đứng" nhưng rồi mỗi lần lại "hồi sinh" mãnh liệt hơn. Sự việc bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại ngay tại vòng thẩm định đang tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Mới đây, Trung tâm Công nghệ giáo dục cũng gửi...