Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi Kiến nghị đưa giáo dục người lớn thành một ngành học trong trường đại học
Bộ GD&ĐT cùng các trường đại nên nghiên cứu đưa chương trình giáo dục người lớn thành trở thành một ngành học, một quy định trong luật sẽ dễ dàng hơn trong việc giáo dục thường xuyên cho các tầng lớp người dân lao động.
Chiều ngày 11/1, Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo góp ý các nội dung liên quan đến giáo dục thường xuyên trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Tại hội nghị, ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT cho biết, dự thảo luật Giáo dục sửa đổi lần này quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên.
Đặc biệt, trong dự thảo sửa đổi lần này, vị thế giáo dục người lớn được coi trọng hơn, thể hiện qua quy định các cơ sở giáo dục công lập, cụ thể là Đại học, Cao đẳng có trách nhiệm cung cấp nguồn học liệu cho các trung tâm giáo dục thường xuyên được duy trì và đưa tri thức Đại học đến với đông đảo công chúng về mặt bồi dưỡng năng lực xã hội và năng lực nghề nghiệp.
Ngoài ra, dự thảo sửa đổi cũng quy định rõ trách nhiệm của các trường sư phạm, cần nghiên cứu về giáo dục ở người lớn và đào tạo các giáo viên có chuyên môn để tham gia dạy giáo dục cho người lớn trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Công Hinh đánh giá, điều này tạo ra cơ hội học tập cho nhiều tầng lớp xã hội cùng được tham gia học tập và cơ hội tiếp cận tri thức cao cho tất cả người dân. Chúng ta có thể tạm gọi đây là một phần của tiếp cận hệ thống giáo dục Mở.
Cần định danh rõ các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Ông Nguyễn Lâm, Phó Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam cho rằng, hiện nay cả nước có khoảng trên 3.000 trung tâm ngoại ngữ đang hoạt động có cấp phép nhưng trong dự thảo sửa đổi lại chưa có quy định rõ ràng về các cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm trung tâm giáo dục ngoại ngữ, tin học (điểm d, khoản 2, điều 42) mà chỉ ghi chung là “các trung tâm giáo dục khác”.
Nguyễn Lâm, Phó Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam đóng góp ý kiến.
Video đang HOT
Nếu điều khoản này được thông qua chính thức, thì hơn 3.000 trung tâm này sẽ không được mang tính định danh cụ thể mà sẽ phải đổi tên và chức năng thành TT GDTX; điều này sẽ mất nhiều thời gian và cần quy trình rất dài hơi.
Do đó, ông Lâm đề xuất nên giữ lại quy định về tên trung tâm như Luật trước đây. Cần chiếu theo nhu cầu của người học giúp họ hứng thú theo học hơn và đúng mục đích hơn tham gia hơn hay vì đổi tên làm người học mơ hồ khó lựa chọn.
Đồng tình với quan điểm này, bà Lê Hà, trung tâm tiếng Anh 123 Hà Nội cho rằng, nếu chúng ta đang bàn đến tính Mở trong hệ thống giáo dục thì không có lý gì lại gộp các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kĩ năng sống… vào thành một mục như dự thảo sửa đổi hiện nay. Như vậy sẽ rất khó quản lí và có khung pháp lí chung khi đánh giá các cơ sở giáo dục dân lập này.
Cùng với đó, những quy định tại điều 43 về đánh giá công nhận kết quả học tập, (trong luật cũ gọi là quy định về văn bản, chứng chỉ giáo duc) mới ở chỗ mọi người có thể tự học ở nhà, đến trường học, học qua mạng…bằng nhiều hình thức; không nhất thiết cứ phải đến trường mới được tham gia thi để được cấp bằng, cấp chứng chỉ. Như vậy cũng nên định danh rõ các trung tâm để người học được định hình để tham gia học và thi lấy các chứng chỉ.
Cùng với đó, việc quy định về nội dung giáo dục thường xuyên cần tập trung đưa thêm vấn đề giáo dục ngoại ngữ và tin học vào thành một mục quan trọng. Bởi vì Chính phủ đang thực hiện đề án phổ cập Ngoại ngữ thì không có lí do gì lại để vấn đề này ngoài chương trình hoạt động được.
Các trường Đại học tham gia vào giáo dục người lớn.
PGS.TS Nguyễn Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng trường đại học Mở Hà Nội cho rằng, nếu được chúng ta nên đưa thêm định nghĩa về giáo dục của UNESCO vào trong khái niệm của giáo dục thường xuyên để xóa bỏ được rào cản làm sao cho tất cả công dân đều dễ dàng tiếp cận được giáo duc, từ đó sẽ thoáng hơn cho các điều khoản quy định chương trình và phương pháp thực hiện phía sau.
PGS.TS Nguyễn Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng trường đại học Mở Hà Nội.
“Chúng tôi đồng tình với quy định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH có trách nhiệm cung cấp nguồn học liệu cho các trung tâm giáo dục thường xuyên (khoản 3, điều 44), nhưng như vậy chưa đủ, nên quy định thêm về cung cấp các môi trường (thiết bị, mô hình, cơ sở…) để cho các trung tâm được tiếp cận nhiều hơn ở mức độ tri thức tiên tiến hóa như hiện nay” – PGS.TS Nguyễn Mai Hương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bà Hương băn khoăn khi đa số các học liệu của các trường ĐH, CĐ đều có tính bản quyền tác giả rất cao, phải được sự đồng ý của các tác giả thì Nhà trường mới được cung cấp, cho nên dự thảo có thể thay từ “trách nhiệm” bằng “cung ứng trong phạm vi điều kiện cho phép” sẽ hợp lí hơn. Bởi nếu quy định trách nhiệm thì các trường rất bị động và khó xử lí đối với các công trình khoa học tiên tiến có đầu tư cao.
Bà Hương đề xuất, Bộ GD&ĐT cùng các trường nên nghiên cứu đưa chương trình giáo dục người lớn thành trở thành một ngành học, một quy định trong luật sẽ dễ dàng hơn trong việc giáo dục thường xuyên cho các tầng lớp người dân lao động.
Ông Lê Công Thành, Giám đốc TT GDNN-GDTX quận Long Biên (Hà Nội) cho rằng, cách phân loại các mô hình thực hiện chương trình GDTX chưa cụ thể, đơn cử như đào tạo từ xa với hình thức vừa học vừa làm cũng gần tương tự như nhau, đang bị trùng lặp trong luật.
Đồng thời tiêu chuẩn về nhà giáo trong Luật nếu để chung chung thì chưa đủ phù hợp với các giáo viên thuộc trung tâm giáo dục thường xuyên, cần có sự khác biệt và phù hợp hơn vì trung tâm còn có các báo cáo viên, chuyên viên…thường xuyên tham gia các chương trình học.
Hà Cường
Theo Dân trí
Dự thảo Luật Giáo dục: Gần 239.000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào?
Dự thảo Luật Giáo dục dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6. Với lộ trình như vậy, những nội dung được đặt ra trong dự thảo Luật có kịp thời gian để triển khai trong thực tiễn, cụ thể là quy định nâng chuẩn gần 239.000 giáo viên tiểu học, THCS từ trung cấp, cao đẳng hiện nay lên đại học?
Kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm lên đại học trong thời gian khoảng 5 năm.
Nâng chuẩn giáo viên là tất yếu
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu "Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm".
Như vậy, việc nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở từ trung cấp, cao đẳng lên đại học sư phạm được đề cập trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là tất yếu và sẽ là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Dự thảo Luật Giáo dục đã sửa đổi, bổ sung quy định về Nhà giáo: " Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, giữ vị thế quan trọng trong xã hội và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, được xã hội tôn vinh. Nhà giáo phải đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định, không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học; Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình".
Ngoài ra, dự thảo Luật còn sửa đổi quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, từng bước phát triển theo yêu cầu hội nhập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn.
Hiện nay, chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nhất là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên đại học cần phải được bồi dưỡng để trang bị thêm kiến thức, năng lực sư phạm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế.
Có lộ trình chuẩn hóa
Hiện nay cả nước có 59,63 % giáo viên tiểu học đạt trình độ đào tạo từ đại học trở lên, còn 40,36 % (159.934 giáo viên) cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn; giáo viên trung học cơ sở có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 74,6%, còn 25,4% (78.974 giáo viên) cần được bồi dưỡng nâng chuẩn.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm lên đại học trong thời gian khoảng 5 năm.
Bộ cũng chủ trương dừng tuyển sinh ngành sư phạm đối với giáo viên trình độ trung cấp và cao đẳng ngay khi dự thảo được thông qua và có hiệu lực, chủ trương không tuyển mới giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm đồng thời tổ chức đào tạo bổ sung theo hướng liên thông để khi sinh viên ra trường có trình độ đại học sư phạm.
Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng thời gian công tác còn lại (tính từ thời điểm Luật có hiệu lực) từ 5 năm trở lên, Bộ GDĐT chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức "cuốn chiếu" cùng với lộ trình triển khai hàng năm ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thực chất, không chạy theo số lượng.
Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ đại học còn thời gian công tác từ 1 đến dưới 5 năm, các địa phương phối hợp với các trường sư phạm tổ chức các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo các chuyên đề phù hợp.
Ngoài nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học, THCS, để đảm bảo chất lượng đào tạo, giảng dạy, dự thảo Luật Giáo dục còn quy định nâng trình độ chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ đại học và giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
Ban soạn thảo dự thảo Luật đã đánh giá tình hình thực tiễn, xác định phương thức đào tạo, lộ trình thực hiện việc nâng chuẩn. Dự thảo luật bổ sung 01 điều quy định chuyển tiếp, theo đó các quy định về trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026 và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện việc chuẩn hóa đối với nhà giáo.
Thu Minh
Theo Dân trí
Nâng chuẩn trình độ nhà giáo bám sát Nghị quyết 29 Góp ý về những điều chỉnh về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất, nên chỉnh sửa theo hướng bám sát Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Dự thảo Luật Giáo dục (Sửa đổi) đề xuất, đối với giáo viên tiểu học, phải có...