Gom cả tạ lợn, đông đá 3 tháng để Tết gói bánh chưng
Nếu mọi năm, cứ sát Tết, tiểu thương hay người nuôi lại mang thịt lợn đến tận nhà cho cơ sở gói bánh chưng Tết thì năm nay, từ tháng 9, họ phải tự đi tìm, gom mua, đặt thịt lợn trữ đông dần đến Tết.
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn phục vụ thị trường cuối năm ngày càng khan hiếm. Giá thịt lợn cũng vì thế đang tăng chóng mặt. Ghi nhận của PV.VietNamNet cho thấy, giá thịt lợn hơi đã tăng lên 83.000-87.000 đồng/kg, còn thịt lợn bán tại một số chợ dân sinh trên địa bàn lên 150.000-250.000 đồng/kg tùy loại.
Do đó, để có nguồn thịt lợn đáp ứng nhu cầu phục vụ bánh chưng dịp Tết, nhiều hộ kinh doanh đã có phương án thu gom, tích trữ thịt lợn từ trước thay vì sử dụng nguồn thịt tươi dồi dào như mọi năm.
Chị Lê Thị Hòa, chủ một cơ sở chuyên sản xuất bánh chưng ở Nam Từ Liêm (Hà Nội), chia sẻ, chưa năm nào giá thịt lợn cao như năm nay, lại khan hiếm nên chị phải gom, tích trữ từ mấy tháng trước. “Nếu không chuẩn bị đến sát Tết giá chỉ có tăng không bao giờ có chuyện giảm, lấy đâu ra thịt gói bánh chưng”, chị Hòa nói.
Càng gần Tết giá thịt tăng phi mã, nguồn cung thịt lợn càng khan hiếm
“Vừa rồi tôi gom được khoảng 50kg thịt gói bánh phục vụ ngày Rằm, mùng 1 còn không đủ. Tết năm nay đơn đặt hàng bánh chưng của tôi đã lên đến mấy nghìn cái, chưa kể bán lẻ nhiều nên tôi gom trước khoảng 1 tạ thịt lợn”, chị Hòa chia sẻ.Chị Hòa kể, mọi năm cứ đến Tết, người nuôi mang thịt lợn đến tận nhà, chị không bao giờ lo thiếu thịt gói bánh chưng. Song, năm nay thương lái đã về tận các hộ dân đặt mua trước hết. Từ tháng 9, chị đã phải đặt hàng gom thịt lợn bên công ty chăn nuôi, chứ trong dân không lấy đâu ra nữa.
Riêng 27-28 Tết, mối khách sỉ đặt đã lên đến hơn 1.000 cái, mỗi chiếc bánh chưng từ 1-1,2 kg tính ra hết khoảng 0,5-1 lạng thịt nên chị Hòa dự kiến cần khoảng 50-70kg thịt lợn. Nếu không gom hàng từ trước, đến sát Tết giá thịt tăng cao sẽ không có hàng mà trả khách.
Với giá thịt lợn tăng gấp rưỡi so với hồi đầu năm, giá bánh chưng năm nay dự kiến cũng tăng cao. Chị Hòa tiết lộ năm ngoái giá bánh dao động từ 45.000-60.000 đồng/cái, năm nay có thể lên đến 65.000-80.000 đồng/cái nên Tết này chị chỉ nhận khoảng 1.000-1.500 cái bánh chưng. Khách đặt thêm phải liên hệ sớm để chị chuẩn bị may ra mới làm kịp.
Nhiều hộ sản xuất bánh chưng phải tích trữ thịt lợn từ trước phục vụ cho thị trường cuối năm
Video đang HOT
Tương tự, chị Nguyễn Thị Xuân, người chuyên gói bánh chưng lâu năm ở Thạch Thất (Hà Nội) cũng thừa nhận, trước tình trạng giá thịt lợn có chiều hướng tăng mạnh dịp Tết, chị đã phải tích trữ cấp đông, lùng sục đặt trước đầu mối thịt lợn khắp nơi để chuẩn bị cho vụ bánh chưng năm nay.
Chị Xuân kể rằng dân gói bánh chưng các chị chưa bao giờ nghĩ thịt lợn sẽ khan hiếm, đắt đỏ như hiện tại. Giờ thịt lợn nuôi trong dân thương lái đã đặt mua hết, còn tại doanh nghiệp số lượng thịt lợn cũng có hạn, không tích trữ đặt mua sớm thì Tết lấy đâu ra làm ăn.
Cách đây khoảng 2 tháng, giá thịt lợn tăng phi mã, dao động từ 110.000-130.000 đồng/kg tùy loại. Giá bánh chị Xuân bán cũng tăng thêm 5.000 đồng/chiếc. Chị Xuân phải lùng sục, vơ vét khắp các đầu mối để dự trữ hàng phòng sát Tết giá cao không mua nổi thịt làm bánh.
Giá bánh chưng dịp Tết dự kiến sẽ tăng, dao động 60.000-80.000 đồng/chiếc tùy loại
“Năm nay, dự kiến tôi xuất ra khoảng 2.000 cái bánh chưng dịp Tết là dừng, không nhận thêm. Tính sơ cần khoảng 1 tạ thịt lợn nên tôi phải liên hệ đặt trước mối quen hàng công ty, lấy theo từng đợt. Hàng về tôi cấp đông làm dần trả đơn Rằm, mùng 1 còn đâu để dành đến Tết. Giá thịt tăng vù vù nên phải tính toán cân đối lượng thịt sao cho có lãi”, chị Xuân nói.
Hiện bánh chưng chị bán lẻ có giá 60.000 đồng/chiếc, dự kiến đến Tết tăng lên khoảng 65.000-70.000 đồng/chiếc, lấy sỉ từ 20 chiếc có giá 45.000 đồng/chiếc. Do vậy, thời điểm này, lượng khách đặt bánh chưng trước Tết đã tăng đáng kể để được giữ giá hiện tại, thay vì để sát Tết như mọi năm, chị Xuân cho hay.
Theo anh Lê Thành Nam – một đầu mối chuyên mua lợn sỉ số lượng lớn ở Phú Thọ – lượng lợn nuôi trong dân gần như đã cạn, thương lái như các anh lùng mua rất vất vả. Trong khi nguồn cung thịt lợn từ các công ty cũng có hạn, chỉ ưu tiên bán cho khách quen nên phải thu gom, tích trữ cấp đông từ trước may ra mới có hàng phục vụ cho dịp Tết, nhất là dân gói bánh chưng năm nay.
Theo Vietnamnet
Giá lợn hơi leo đến "nóc nhà", tiểu thương bán thịt nói "thà nghỉ ở nhà còn khỏe hơn"
"Thịt lợn hơi mua vào mỗi ngày một giá nhưng người mua đâu có hiểu điều đó. Vì giá quá cao nên lượng khách mua thịt cũng giảm đi hẳn, cứ đà này chúng tôi nghỉ ở nhà còn khỏe hơn"...
Đó là chia sẻ của chị Xuân - một tiểu thương bán thịt lợn lâu năm tại chợ Nhân Chính, Thanh Xuân Hà Nội.
Giá thịt lợn tăng phi mã
Chị Xuân cũng như nhiều tiểu thương khác tại chợ Nhân Chính, hàng ngày bán hàng từ 6h sáng nhưng có những ngày qua 12h, quầy vẫn còn đầy ắp thịt.
Nhiều chủ quầy hàng cho biết, nếu giá thịt lợn cứ đà tăng như hiện nay, các quầy hàng khó mà tồn tại được
Chia sẻ với phóng viên, chị Xuân cho hay trước đây trung bình mỗi buổi sáng chị bán nguyên một con lợn, nhưng thời điểm này ít khách mua, chị chỉ dám lấy số hàng mà nhiều hôm vẫn không bán hết.
"Hơn chục năm bán thịt nhưng chưa có năm nào tệ như năm nay. Dịch tả lợn châu Phi hoành hành chưa dứt, đến nay giá lợn tăng cao khiến sức mua giảm hẳn. Trước, khách mua một lần cả cân thịt đùi, ba chỉ, sườn heo, giờ chỉ mua vài ba lạng. Ngày nào không bán hết hàng coi như ngày đó chúng tôi chịu lỗ do hàng tồn. Cứ đà này chúng tôi nghỉ ở nhà còn khỏe hơn..." - chị Xuân nói.
Tương tự, chị Thành chủ quầy thịt ở bên cạnh cũng thở dài cho biết, dù lỗ, vẫn phải nhập hàng bán cầm chừng để giữ mối khách quen. Chỉ mong giá heo giảm trở lại để cả người bán lẫn người mua dễ thở chứ tình hình này, người ta chuyển sang ăn thịt bò, thịt gà hết.
"Tôi có một số khách quen làm cơm văn phòng, trước đây mỗi ngày mỗi cơ sở đặt từ 10kg- 20kg cả thịt và xương, nhưng giờ giá thịt lên cao quá họ chỉ lấy khoảng 5kg" - chị Thành ngao ngán cho biết.
Kế bên hàng chị Thành là một quầy hàng bỏ trống. Chị Thành cho biết, do giá lợn lên cao quá nên chủ hàng đã nghỉ bán cả tuần nay.
Khảo sát tại chợ Nhân Chính và một vài chợ trên địa bàn quận Thanh Xuân cho thấy, giá thịt ba chỉ bán ra 150.000 đồng/kg; thịt nạc mông 160.000 đồng/kg, xương sườn giá 160.000 đồng/kg, xương hom cũng 110.000 đồng/kg... Nhiều chủ quầy hàng cho biết, nếu giá heo cứ đà tăng này, các quầy hàng khó mà tồn tại được.
Hệ lụy dây chuyền
Khó khăn không chỉ "bủa vây" những người bán thịt lợn, hàng loạt sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ thịt lợn cũng đồng loạt phải tăng giá khiến hàng trở nên ế ẩm, như hàng giò chả, bánh chưng, các quán cơm văn phòng,...
Anh Trần Thanh Hải - chủ hàng giò chả tại một chợ trên quận Thanh Xuân cho biết, giá giò lụa hiện được bán 150.000 đồng/kg.
"Thịt lợn mỗi ngày tăng một giá, sáng nay tôi mua thịt nạc mông đã 150.000 đồng/kg, trong khi giá giò tôi không dám nâng giá lên mức tương ứng vì nếu giá cao quá khách hàng sẽ không mua. Khó khăn như thế này, có lẽ từ mai tôi sẽ tăng cường bán giò bò và các món khác thay thế giò lụa vậy"- anh Hải cho biết.
Tương tự, tại nhiều hàng cơm do không thể tăng giá suất ăn, chủ nhà hàng đã chủ động chuyển các món ăn chế biến từ thịt lợn sang các món cá, tôm, hải sản,... để giữ chân khách.
Đặc biệt, tại một số cơ sở chuyên sản xuất bánh chưng cho biết, từ trước tới nay, công ty chú trọng chủ yếu vào nét văn hóa, chất lượng bánh chưng chứ ít khi phải tính toán nhiều tới việc tăng giá bánh. Nhưng trước tình hình giá thịt lợn tăng cao như hiện nay, họ sẽ phải cùng các đơn vị phân phối bàn bạc, tính toán mức giá hợp lý nhất để làm bánh chưng mùa tết này với mức giá hợp lý nhất để vừa đảm bảo chất lượng bánh mà mức giá không tăng quá cao.
Việc thịt lợn tăng giá là tín hiệu đáng mừng cho người chăn nuôi sau một thời gian thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, nếu tình trạng cung không đủ cầu tiếp diễn thì càng gần Tết Nguyên đán 2020, giá thịt heo sẽ còn tăng cao hơn nữa khiến thị trường cũng như cuộc sống người dân có nhiều xáo trộn.
Giá lợn hơi tại miền Bắc ngày 12/12 tiến sát mức 90.000 đ/kg
Theo Thông báo của Công ty chăn nuôi CP miền Bắc, giá lợn hơi ngày 12/12/2020 tăng 2.000 đ/kg, đánh dấu ngày tăng thứ ba liên tiếp tại khu vực.
Cụ thể: giá lợn hơi tại Hà Nam, Bắc Giang và Hưng Yên có nơi tới 88.000 - 89.000 đ/kg; tại Chương Mỹ, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Lạng Sơn đang ở mức cao, 86.000 - 88.000 đ/kg; các địa phương khác như Tuyên Quang, Nam Định, Lào Cai, Hà Nội dao động 83.000 - 85.000 đ/kg. Hiện tại, giá tại miền Bắc đang cao nhất cả nước, chênh với hai khu vực còn lại ít nhất 10.000 đ/kg.
Theo Dân Việt
Thời cơ vàng tăng thị phần thịt gà So với các nước phát triển, thị phần thịt gia cầm của Việt Nam vẫn khá thấp nên dịch tả lợn Châu Phi là cơ hội vàng để ngành gia cầm nước ta bắt kịp xu thế thế phát triển. Theo số liệu công bố của thế giới, hiện cơ cấu các loại thịt trong các bữa ăn tại Châu Âu, Mỹ, Nhật,...