Gợi ý mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng 7 đầy đủ, ngon miệng, đẹp mắt để cầu may
Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 này không chỉ thơm ngon mà còn được bày biện rất đẹp mắt, các bạn có thể tham khảo nhé!
Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là lễ Vu Lan (Tết Trung Nguyên). Rằm tháng 7 cũng trùng với lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh) hay còn được gọi là xá tội vong nhân. Tuy trùng ngày nhưng lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là 2 lễ hoàn toàn khác nhau, chúng ta không nên nhầm lẫn. Cúng Vu Lan nhằm báo hiếu tổ tiên 7 đời, những người thân đã mất còn cúng cô hồn có mục đích bố thí, làm phúc cho những vong hồn lang thang, không có người thờ cúng.
Cứ cách Rằm tháng 7 khoảng 4-5 ngày là các gia đình đã chuẩn bị mâm cỗ cúng. Có thể đó là mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy theo ý muốn, điều kiện cũng như sở thích của mỗi gia chủ, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành dâng lên tổ tiên.
Dưới đây là một mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng 7 của chị Vũ Thu Hương (Hà Nội) các bạn có thể tham khảo nhé.
Mâm cỗ mặn cúng Rằm này gồm các món:
- Tôm hùm hấp.
- Chim quay ngũ vị.
- Nộm bò khô.
- Chả mỡ.
- Xôi gấc, xôi đỗ xanh.
- Gà luộc.
- Bánh bao hoa, chè kho, bánh xu xê.
Dưới đây là cách làm một số món ăn cơ bản trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7:
1. CANH BÓNG THẬP CẨM
Nguyên liệu:
- Bóng bì lợn: 100g (chọn miếng bóng thăn, vuông vức).
- Nước luộc gà: 1.5 lít.
- Súp lơ xanh: 01 cây.
- Cà rốt.
- Nấm hương: 15 cái.
- Giò sống: 100g.
- Hạt sen: 20g.
- Tôm nõn khô: 20g.
- 5 quả trứng cút lộn luộc rồi rán.
Video đang HOT
- Gừng, rượu trắng, bột canh, hạt tiêu, rau mùi ta rửa sạch, nước mắm.
Cách nấu:
Sơ chế bóng: Ngâm bóng bì trong nước vo gạo đến khi hơi mềm rồi rửa sạch. Sau đó bóp lại bóng bì với rượu trắng và gừng đập dập để tẩy hết mùi hôi, giúp bóng bì thơm và có màu trắng đẹp. Xả lại với nước sạch, vắt khô bóng. Thái thành miếng vừa ăn.
Sơ chế rau củ:
- Súp lơ xanh và trắng rửa sạch, chẻ dọc thân rồi chia thành từng miếng nhỏ.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hình hoa cho đẹp.
- Nấm hương khô ngâm nước ấm cho nở.
- Tôm khô ngâm nước nóng cho nở.
Nấu canh:
- Dùng nước luộc gà bỏ thêm tôm khô vào hầm cùng để cho ra nước dùng ngon ngọt, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Luộc sơ từng loại rau củ sau đó lần lượt thả từng loại rau củ và bóng vào nồi nước dùng, khi chín tới thì vớt ra mỗi loại để riêng.
- Giò sống trộn với xíu bột canh, sau đó nhồi từng ít giò sống vào mũ nấm hương. Làm xong thả vào nồi nước dùng đang sôi, đun khoảng 2-5 phút cho đến khi các viên nấm mọc nổi lên trên mặt nước, tức là mọc đã chín thì cũng vớt ra bát riêng.
- Chuẩn bị một bát tô lớn, xếp bóng bì, rau củ, mọc nấm hương, tôm khô, trứng cút, rau mùi ta, rắc hạt tiêu cho hài hòa cân đối trong bát. Sau đó chan nước dùng còn đang sôi trên bếp vào ngập bát. Món này ăn nóng là ngon nhất.
Yêu cầu thành phẩm:
Nước canh trong, có vị ngọt dịu từ thịt gà và tôm khô, thơm mùi nấm hương, gừng và hạt tiêu. Các loại rau vừa chín tới, giữ được màu sắc tươi đậm, ăn giòn ngọt mà không bị sượng. Bóng bì ngọt đậm đà ngấm nước dùng. Mọc giòn, không bã, bở.
2. CHẢ MỠ
Mua sẵn.
3. CHIM QUAY NGŨ VỊ
Nguyên liệu:
- Chim bồ câu non đã sơ chế sạch: 3 con
- Mật ong: 30ml
- Ngũ vị hương: 1 gói
- Tỏi, hành khô, sả
- Lá mắc mật, lá chanh, lá bưởi
- Gia vị: Hạt nêm, đường, mì chính, dầu ăn, nước mắm.
- Dầu điều, ớt bột Hàn Quốc
Cách làm:
- Hành khô, tỏi, sả sơ chế sạch, băm nhỏ. Cho hành khô, tỏi, sả, ngũ vị hương, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê gia vị và mật ong, dầu điều, ớt bột Hàn Quốc vào bát.
- Chế tạo hỗn hợp gia vị cùng các lá đem đi ướp với chim, để gia vị hương thơm ngấm đều.
- Trộn đều thành hỗn hợp sốt sánh dùng để ướp chim bồ câu quay. Khi đó quay sẽ rất ngon, gia vị thấm đều, khi chín thành phẩm lên màu đỏ nâu rất đẹp, liều lượng gia vị đủ ướp cho khoảng 1kg nguyên liệu.
- Chim bồ câu sau khi đã sơ chế sạch, để thật ráo nước, đổ hỗn hợp sốt vừa trộn vào, dùng đũa đảo kỹ vài lượt cho sốt bao kín toàn bộ thân và ngấm vào phần bụng chim.
- Bọc thực phẩm lại để tủ lạnh khoảng 2-3 giờ hoặc qua đêm để cho gia vị ngấm đều vào chim.
- Quay bằng chảo: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ngập chảo và đun cho dầu nóng lên. Khi dầu sôi thì cho chim vào và chiên đến khi vàng đều thì gắp ra cho vào đĩa có giấy thấm dầu và tắt bếp.
- Quay bằng lò: Chim sau khi ướp lấy ra, cho vào lò nướng đã được làm nóng đến 220 độ C, cho chim vào khay nướng và nướng trong khoảng 20 phút.
- Sau 20 phút lấy khay chim ra rồi dùng cọ quét một lớp mật ong lên chim, tiếp tục nướng thêm khoảng 7-8 phút nữa là được. Lấy chim ra, chặt miếng vừa ăn là xong.
4. TÔM HÙM HẤP
Tôm hùm mua về rửa sạch, sau đó xếp vào nồi hấp. Để thịt tôm đậm đà hơn chút, bạn có thể thoa lên một ít muối tiêu, hoặc không cần cũng được.
Sả đập dập cho sau đó cho vào nồi tôm. Rưới bia lên khắp mình tôm. Đặt nồi hấp tôm lên bếp sau đó đun sôi ở lửa lớn. Sau khi sôi, có thể hấp tôm thêm trong 10-12 phút tùy theo kích cỡ của tôm. Tôm trong ảnh nặng 650g-700g/1 con.
Tôm hấp xong bày ra đĩa cho đẹp.
5. NỘM ĐU ĐỦ BÒ KHÔ
Chuẩn bị: 1/2 quả đu đủ xanh bào sợi, 1 củ cà rốt gọt vỏ rửa sạch, bào sợi, bò khô sợi, lạc rang, rau kinh giới
Gia vị: Nước mắm, đường, giấm, tỏi, ớt, nước lọc.
Cách làm: Nước mắm đem hòa với nước lọc, đường, giấm sao cho thấy vị chua mặn ngọt vừa đủ. Đun sôi sau đó để nguội, cho tỏi, ớt băm nhỏ vào.
Trộn đu đủ bào sợi, cà rốt bào sợi, bò khô với nhau. Đổ nước trộn nộm vào. Cho kinh giới thái nhỏ. Rắc lạc rang. Khi ăn trộn đều.
Chúc các bạn thành công!
Các món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Hai món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, cũng là lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng Tổ, được xem như biểu tượng của trời, đất và sự phồn thịnh của đất nước.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm tại Đền Hùng thuộc TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam, là dịp để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Năm nay, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào thứ Năm ngày 18/4 Dương lịch.
Các món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngoài hai lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng Tổ là bánh chưng, bánh giầy, còn có một số món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương khác được chuẩn bị cho mâm cỗ dâng cúng. Đó đều là những món được làm từ sản vật địa phương, là sản phẩm của nền nông nghiệp như xôi (xôi gấc hoặc xôi vò), gà luộc, thịt lợn, mâm ngũ quả, hương hoa, bánh khảo, bánh cốm, oản...
Bánh chưng
Bánh chưng thực sự là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong các ngày lễ ở Việt Nam, cũng là món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Sự tích về nguồn gốc bánh chưng gắn với tên tuổi vị Hùng Vương đời thứ 7, người mà khi còn là hoàng tử được biết đến với cái tên Lang Liêu.
Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất mẹ, được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... là những sản vật của đất, là những thứ mà đất mẹ cung cấp, nuôi sống con người. Lá xanh bọc ngoài tượng trưng cho sự yêu thương đùm bọc của cha mẹ đối với con cái.
Bánh chưng là một món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Bánh chưng ngày nay được biến tấu, có thêm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như trứng cút, hải sản, hạt sen... để tạo ra những phiên bản mới lạ, độc đáo và cuốn hút hơn. Tuy nhiên, bánh chưng cúng các vua Hùng luôn là loại truyền thống.
Bánh chưng không chỉ là món ăn ngon mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết, sự kính trọng và tôn vinh truyền thống của dân tộc Việt Nam trong các ngày lễ quan trọng.
Bánh giầy
Cùng với bánh chưng, bánh giầy là một món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, là thành phần không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tổ. Bánh cũng được làm từ gạo nếp, nặn hình tròn tượng trưng cho trời. Đây là một trong hai món lễ vật mà Lang Liêu dâng lên vua cha, giúp vị hoàng tử này giành được quyền kế vị.
Bánh giầy.
Gà luộc
Gà luộc là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt, và mâm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương cũng vậy. Không chỉ là sản phẩm chăn nuôi quen thuộc hay món ăn được ưa thích, con gà trống trong văn hóa Việt còn có nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó là biểu tượng của sự mạnh mẽ, cương trực, là phẩm chất, khí tiết của người quân tử, tượng trưng cho chân thiện mỹ. Gà trống với tiếng gáy gọi mặt trời cũng là biểu tượng của thời gian, của tuần hoàn vũ trụ, của ánh sáng xua tan bóng tối.
Xôi gấc
Xôi gấc là một trong những món không thể thiếu trong mâm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương. Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn nổi bật bởi màu sắc bắt mắt. Xôi gấc được làm từ gạo nếp và hạt gấc, màu đỏ rực rỡ của nó tượng trưng cho may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng.
Một trong các món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Việc dâng cúng xôi gấc được coi là cách thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn của con cháu.
Nem rán
Đây cũng là món truyền thống trong các mâm cỗ của người Việt Nam. Tùy theo từng vùng miền, nguyên liệu làm nem rán có thể khác nhau, tạo ra những hương vị đặc trưng riêng biệt.
Nem rán là món ăn truyền thống trong mâm cỗ của người Việt.
Công thức làm nem rán rất linh hoạt, có thể thay đổi theo khẩu vị, sở thích của mỗi gia đình hay điều kiện về nguyên liệu. Bạn có thể sử dụng thịt heo, tôm, cua, cá, rau cải, nấm, hành tây, và các loại gia vị để tạo ra những loại nem rán đa dạng và phong phú.
Cơm hạt sen
Cơm hạt sen cũng là món ăn phù hợp để cúng Tổ cũng như thưởng thức trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Món ăn này có hương vị thanh khiết. Từng hạt cơm mềm thơm được trộn đều với hạt sen và nhiều loại rau củ giòn, thanh mát, thịt tôm đậm đà, tạo nên một hương vị đặc biệt và hấp dẫn.
Cơm hạt sen được gói trong lớp lá sen xanh mướt, tạo nên một bức tranh hài hòa, bắt mắt. Đây là món ăn tinh tế từ màu sắc đến hương và vị.
Cơm hạt sen.
Việc chuẩn bị món ăn này trong mâm cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng là cách thể hiện lòng thành kính với tổ tiên của dân tộc.
Bạn có thể dùng các món ăn đặc trưng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương kể trên để dâng cúng trong ngày lễ 10/3 Âm lịch và thưởng thức cùng gia đình.
Mâm lễ cúng Tết Thanh minh 2024 cần những gì? Mỗi năm, vào tiết Thanh minh, là dịp để mọi người hòa mình vào không khí hướng về cội nguồn tổ tiên với những nghi lễ tảo mộ trang trọng. Mọi người cùng nhau chuẩn bị những mâm cơm cúng chu đáo như lời tri ân sâu sắc nhất gửi đến những người đã khuất. Trong vòng quay bất tận của bốn mùa,...