Gợi ý làm mâm cơm ngày 30 Tết
Những ngày giáp Tết là thời gian các gia đình tất bật chuẩn bị mâm cơm tất niên dâng lên tổ tiên. Nếu chưa lên ý tưởng nấu món gì, bạn có thể tham khảo các thực đơn dưới đây.
Những ngày này, hội nội trợ bắt đầu lên thực cho mâm cỗ tất niên dịp 30 tháng Chạp. Đối với chị Khánh Nguyễn, vị của Tết đơn giản là những món ăn mang đậm chất truyền thống, là lúc tất bật chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng, làm giò xào, sơ chế rau củ cho món bóng xào, nấu canh măng đậm đà, có vị thanh của nước hầm xương… Ảnh: Khánh Nguyễn.
Gà luộc, bánh chưng, chả giò… là những món ngon thường xuất hiện trong bữa cơm ngày Tết của người Việt. Việc biến tấu món ăn từ cách trình bày đến hương vị khi nấu cỗ rất quan trọng, góp phần tạo thành phẩm bắt mắt, lạ miệng, chinh phục cả gia đình. Ảnh: ThuyVan Nguyen.
Mâm cỗ 8 người ăn với bánh chưng, bắp bò ngâm mắm, chả giò, nem rán… là gợi ý cho các gia đình đông thành viên. Có thể thấy, bữa ăn là sự kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và hiện đại với nhiều món ngon biến tấu, trình bày đẹp mắt. Người nội trợ thường dành một tuần trước Tết để đi chợ mua nguyên liệu và chuẩn bị. Ảnh: Mai Lap Lanh.
Video đang HOT
Thay vì làm gà luộc, tài khoản Mai Lap Lanh đầu tư thời gian chế biến món cốm nhồi gà hầm hạt sen. Phần nhân nhồi gồm cốm, hạt sen đã nấu 80%, tiêu, nấm hương và một ít giò sống để liên kết các nguyên liệu lại. Trước khi ăn, gà được đem hấp cách thuỷ hoặc cho vào nồi đất đun nhỏ lửa. Ảnh: Mai Lap Lanh.
Các món ăn thường thấy trong mâm cỗ người miền Nam như chả giò, bánh tét, canh khổ qua, củ kiệu… trở nên mới lạ, độc đáo dưới bàn tay bày biện khéo léo của người nội trợ. Nếu chưa có ý tưởng cho mâm cúng tất niên, bạn đừng quên tham khảo thực đơn đẹp mắt trên đây. Ảnh: Thu Thủy.
Mâm cơm mà độc giả Nguyễn Mai chia sẻ có thể là gợi ý nếu bạn không có nhiều thời gian nấu nướng. Bữa ăn có gà luộc, bánh tét, canh củ, dưa hành… chuẩn bị trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Để mâm cúng trở nên đẹp mắt, bạn nên bày biện trong chén đĩa họa tiết đồng bộ. Ảnh: Nguyễn Mai.
Chị Phương Vũ chia sẻ với Zing hình ảnh mâm cơm của gia đình 3 người những ngày giáp Tết. Bữa ăn giản dị bao gồm gà luộc, giò ngũ sắc, nộm su hào cà rốt, canh bí nấu tôm, bánh chưng và nem hải sản kem bơ là cách người con xa nhà tạo nên không khí Tết Việt. “Mình và chồng sống ở Pháp. Những lúc cùng nhau nấu mâm cơm thắp hương như thế này chính là lúc mình cảm nhận được hương vị Tết của quê nhà”, chị nói. Ảnh: Phương Vũ.
Món ăn truyền thống ngày Tết Việt làm từ đất sét
Hơn 20 đặc sản ngày Tết ba miền Bắc - Trung - Nam từ bánh tét, bánh chưng, xôi gấc đến gà luộc... được anh Nguyễn Tấn Đạt (quận 3, TP.HCM) làm bằng đất sét với kích thước thật.
Căn phòng nhỏ chừng 7-8 m2 ở một chung cư giữa trung tâm TP.HCM là nơi trưng bày những món ngon ngày Tết truyền thống người Việt bằng đất sét. Bộ sưu tập với khoảng hơn 20 món ăn từ bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, dưa kiệu, thịt kho trứng đến nem chả... được anh Nguyễn Tấn Đạt sáng tạo, thực hiện trong vòng một tháng.
Với anh, khâu khó nhất là chọn món tiêu biểu, đặc trưng của mỗi vùng miền. Trước khi bắt tay vào thực hiện, anh mất khá nhiều thời gian tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam để truyền tải hình ảnh chân thật, gần gũi nhất. Mỗi món ăn làm từ đất sét mất khoảng 1-2 mới hoàn thiện, qua các công đoạn như tạo hình, sơn màu, phủ keo, xịt bóng...
Chẳng hạn như đĩa thịt kho trứng, anh Đạt tạo hình các miếng thịt, trứng trước, đợi đất sét cứng hoàn toàn thì gắn vào đĩa, cố định bằng keo nhựa Epoxy. Để tác phẩm đất sét trông như thật, chủ nhân các tác phẩm phải kết hợp thêm nhiều vật liệu như keo nến, bột mì. Món ăn đựng trong chén đĩa gốm Lái Thiêu mộc mạc để gợi nhớ những điều thân thuộc.
Vốn là một nghệ nhân làm tranh cá 3d, cái duyên đến với đất sét của anh khá tình cờ. "Đợt dịch Covid-19 vừa rồi, nguồn tiêu thụ sản phẩm giảm hẳn, tôi có nhiều thời gian rảnh hơn nên quyết định làm thử các món ăn miền Tây mà mình ấn tượng, không ngờ được nhiều người quan tâm, thích thú với mô hình bằng đất sét này", anh kể với Zing .
Ý tưởng làm mâm cỗ Tết xuất phát từ một người chị ở nước ngoài không thể về quê đón năm mới, chị muốn con mình hiểu hơn về những những món ngon truyền thống của dân tộc. "Hơn cả một tác phẩm dùng để trưng bày, tôi muốn lưu giữ giá trị truyền thống, mang văn hóa Tết Cổ truyền đến gần hơn với các bạn trẻ".
Mâm cơm Tết thể hiện sự tinh tế và kỳ công của nét ẩm thực phương Bắc. Dù đã có nhiều thay đổi, bữa cơm ngày đặc biệt trong năm vẫn không thể thiếu gà luộc, dưa hành, nem rán, giò xào, thịt đông, xôi gấc hay bánh chưng...
Nếu ngày Tết miền Bắc có bánh chưng trên mâm cỗ thì ở miền Trung, miền Nam không thể thiếu món bánh tét. Ngoài ra, những món ăn ngày Tết của khu vực phía Nam phong phú, phù hợp với khí hậu không có mùa đông lạnh. Bạn có thể thưởng thức thịt kho trứng, củ kiệu tôm khô, bánh chưng, nem chua, khổ qua...
Sự đa dạng là điểm quan trọng trên mâm cơm miền Trung, nhất là trong dịp Tết. Mâm cỗ Tết của người miền Trung luôn nhiều sắc màu, với sự hiện diện của thịt gà luộc, thịt heo, chả giò, nem, chả, bì tré...
Cách luộc gà cúng chuẩn ngon cho mâm cỗ gia tiên Gà là món vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên cũng như các dịp lễ Tết. Do đó, gà cúng cần phải đảm bảo độ ngon và đẹp mắt sau khi luộc. Vậy cách luộc gà cúng như thế cho vàng óng, ngon và không bị nứt, đỏ? Nguyên liệu chuẩn bị để luộc gà cúng...