Gợi ý, ép buộc mua sách tham khảo: Người đứng đầu cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm
Thời gian qua, một số phụ huynh (PH) phản ánh tình trạng nhà trường “nhập nhèm” giữa sách giáo khoa (SGK) và tham khảo.
Để làm rõ việc phụ huynh phải mua đầu sách nào, tài liệu là bổ trợ, phụ huynh có quyền mua hoặc không, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) có chia sẻ trên Báo GD&TĐ.
PHHS cần hiểu rõ về các loại sách bắt buộc và sách tham khảo để chọn đúng, mua đủ. Ảnh: Huyền Thương
Xử lý nghiêm “nhập nhèm” SGK và tài liệu bổ trợ
- Giá SGK lớp 1 của Chương trình GDPT mới được các NXB công bố ở mức khoảng 190.000 đồng/bộ. Trong khi đó, một số PH ở TPHCM phản ánh phải mua sách với giá 800.000 đồng. Liệu có việc nhà trường “nhập nhèm” giữa SGK và sách tham khảo, buộc PH phải mua?
- Ở cấp tiểu học do học sinh (HS) còn nhỏ nên việc tư vấn mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho năm học mới chủ yếu được các nhà trường thực hiện thông qua phối hợp với cha mẹ HS. Đây là việc làm đúng theo chức năng nhiệm vụ của nhà trường.
Theo phản ánh sơ bộ của Sở GD&ĐT TPHCM, danh mục sách vở lớp 1 năm học 2020 – 2021 mà PH cung cấp cho báo chí đúng là danh mục sách trường tiểu học đưa ra để PH tham khảo, tự trang bị cho con em nếu có nhu cầu và thấy cần thiết, không có sự ép buộc PH phải mua thêm sách tham khảo. Ở đây, do việc trao đổi thông tin tư vấn giữa GV và PHHS chưa rõ ràng dẫn tới việc PH nắm thông tin không đầy đủ và trang bị sách vở, đồ dùng học tập cho HS chưa phù hợp.
Sở GD&ĐT TPHCM đã nhắc nhở, yêu cầu các trường trên địa bàn thành phố cung cấp thông tin sách vở cần trang bị cho HS trong năm học mới tới PH phải đầy đủ, rõ ràng. Trong đó nêu rõ sách nào là bắt buộc phải có, tài liệu nào là tham khảo, phụ huynh có thể lựa chọn mua theo nhu cầu và thấy thật sự cần thiết cho con em mình.
Sự việc ở TPHCM là bài học kinh nghiệm để nhà trường khi thông tin tới PHHS về việc mua sắm sách vở năm học mới cần rõ ràng, công khai, minh bạch, và cũng rất cần sự giám sát của các lực lượng truyền thông, xã hội.
- Bộ GD&ĐT đã có những quy định gì để ngăn ngừa và xử lý tình trạng nhà trường đưa nhiều đầu sách tham khảo vào bán kèm với SGK rồi buộc HS, PH mua, thưa ông?
- Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT có nhiều công văn chỉ đạo: Công văn số 6176/TH về việc hướng dẫn thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học lớp 1 theo CT và SGK mới (chương trình hiện hành theo Quyết định số 16/2006/BGDĐT); Công văn số 6631/BGDĐT-GDTrh về việc sử dụng SGK và tài liệu giảng dạy, học tập đều quy định rõ các cơ quan quản lí giáo dục, các trường không bắt buộc HS mua sách tham khảo, sách bổ trợ, các đơn vị liên quan phải thông báo rõ điều này cho GV, HS và gia đình HS biết.
Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT tại Điều 28. SGK và tài liệu tham khảo cũng quy định rõ SGK là tài liệu bắt buộc sử dụng trong dạy và học theo Chương trình GDPT cấp tiểu học được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định. Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của GV; khuyến khích GV sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc HS phải mua tài liệu tham khảo.
Như vậy, các văn bản hướng dẫn của Bộ đã rõ ràng, được ban hành sớm và thường xuyên cập nhật, nhắc nhở, quán triệt nội dung này, yêu cầu các trường thực hiện nghiêm, đúng theo quy định; đề nghị phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT và cơ quan liên quan tại các địa phương cần tăng cường kiểm tra giám sát để nhà trường thực hiện đúng theo quy định.
Trường học nào đưa các loại sách, tài liệu không đúng quy định vào sử dụng hoặc bán cho PHHS là vi phạm. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm trên.
Video đang HOT
Ngoài ra các sở GD&ĐT đã có hành lang pháp lý để kiểm tra, xử lý nên cần tăng cường vai trò, chức năng của mình trong việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm các tài liệu sử dụng trong trường phổ thông đúng quy định, hiệu quả, chất lượng. Làm tốt và đồng bộ những quy định trên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn chặn tình trạng đưa các tài liệu không đúng quy định vào bán cùng SGK.
TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Đức Trí
Sách giáo khoa lớp 1: 8 cuốn bắt buộc, 1 cuốn tự chọn
- Ông có tư vấn gì với PHHS để việc trang bị SGK, đồ dùng học tập cho học sinh được đúng, đủ, không lãng phí?
- Theo quy định, bộ SGK lớp 1 mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) có 8 cuốn bắt buộc và 1 môn tự chọn gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động Trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật và sách Tiếng Anh tự chọn.
Ngoài các cuốn SGK chính thức trên đây, những tài liệu bổ trợ tham khảo khác cho HS, PH có thể tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc.
Như vậy, ngoại trừ SGK là bắt buộc, các tài liệu bổ trợ đều phải theo nhu cầu thực tế của việc dạy – học và trên tinh thần tự nguyện của PH, HS mà trang bị cho các em; nhà trường, GV không được ép buộc HS mua tài liệu tham khảo. Quy định này, các phụ huynh cần nắm rõ để việc phối hợp với nhà trường trong mua sắm sách và đồ dụng học tập cho con em.
Muốn việc trang bị SGK, đồ dùng học tập cho HS hiệu quả, phù hợp, nhất là với HS tiểu học, cần tăng cường trao đổi giữa PHHS với GV chủ nhiệm/nhà trường để có được sự tư vấn và thông tin cần thiết. Theo đó, các trường học trên toàn quốc cần phối hợp chặt chẽ với PHHS trong việc trang bị sách và đồ dùng học tập cho các em theo hướng cung cấp thông tin minh bạch đầy đủ, đúng quy định, chức năng của mình. Trong thông báo của nhà trường tới PHHS phải nêu rõ những SGK nào là bắt buộc phải có để bảo đảm việc học tập của các em theo yêu cầu của Chương trình GDPT; tài liệu nào là bổ trợ, tham khảo, phụ huynh có thể lựa chọn mua sắm.
Trên thị trường hiện nay, nguồn cung các tài liệu tham khảo khá đa dạng và cho nhiều đối tượng, hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy GV, nhà trường cố gắng cung cấp thông tin một cách chính xác để PHHS trang bị đồ dùng, học liệu học tập cho HS sát nhu cầu, hỗ trợ tích cực việc dạy – học nâng cao hiệu quả, chất lượng.
- Xin cảm ơn ông!
“Ngoại trừ SGK là tài liệu học tập HS bắt buộc phải có, các tài liệu bổ trợ khác có thể trang bị tùy theo nhu cầu thực tế của HS. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc HS phải mua tài liệu tham khảo”. TS Thái Văn Tài thông tin.
Sẽ bắt buộc dạy học trực tuyến?
TS Thái Văn Tài, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT, trao đổi với Tuổi Trẻ về dự thảo thông tư quy định quản lý dạy học trực tuyến trong trường phổ thông vừa công bố và những băn khoăn của các nhà quản lý, giáo viên.
Cô Văn Trịnh Quỳnh An - giáo viên Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - giảng bài môn văn trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch COVID-19 hồi tháng 2-2020 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Quan điểm của Bộ GD-ĐT là tăng cường ứng dụng CNTT, chuẩn bị các điều kiện áp dụng dạy học trực tuyến là nhiệm vụ thường xuyên của năm học, bắt buộc các cơ sở giáo dục phải chú ý thực hiện từ năm học tới.
TS THÁI VĂN TÀI (vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT)
Ông Tài nói: Thực tiễn dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến học sinh không thể đến trường đã đặt ra yêu cầu phải có hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho các trường chuẩn bị sẵn sàng triển khai dạy học trực tuyến trong tình thế cần thiết bên cạnh các hình thức dạy học đa dạng khác.
Ba hình thức
* Nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn cho rằng giảng bài qua Zalo hay thu một video đưa lên YouTube là dạy học trực tuyến. Bộ GD-ĐT có quy định cụ thể để dạy học trực tuyến được hiểu đúng và nhất quán trong quan điểm triển khai?
- Ngay phần giải thích từ ngữ ở dự thảo thông tư cũng nêu rõ các khái niệm dạy học, học liệu, hệ thống quản lý, phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến... Giáo viên giảng bài qua Zalo hay cung cấp video bài giảng qua email, đưa lên YouTube chỉ là tình thế nhiều giáo viên đã làm trong giai đoạn dạy học trực tiếp bị gián đoạn.
Đây chưa phải dạy học trực tuyến mà chỉ là một khâu rất nhỏ có thể áp dụng CNTT vào dạy học. Khi thông tư ban hành, các khái niệm liên quan sẽ được quy định rõ, thống nhất triển khai trong các nhà trường.
* Thưa ông, nhiều giáo viên lo ngại khi Bộ GD-ĐT ban hành quy chế, các nhà trường sẽ lạm dụng dạy học trực tuyến. Ông có giải thích thêm về việc này?
- Dự thảo đã nêu rõ có ba hình thức dạy học trực tuyến. Thứ nhất là hỗ trợ dạy học trực tiếp: giáo viên cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
Thứ hai, thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp: giáo viên giao một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.
Thứ ba, thay thế hoàn toàn dạy học trực tiếp: các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.
Để chủ động trong những tình huống cần thiết, các trường cần xây dựng kế hoạch dạy học với các hình thức linh hoạt khác nhau. Riêng đối với dạy học trực tuyến có thể có phương án chuẩn bị triển khai cho cả ba hình thức trên. Nhưng tùy theo từng tình huống cụ thể để chọn áp dụng hình thức nào phù hợp.
Chuẩn bị hạ tầng CNTT
* Để dạy học trực tuyến được công nhận, cần đảm bảo những điều kiện gì? Những quy định mang tính bắt buộc các trường phải làm khi triển khai dạy học trực tuyến?
- Dựa trên yêu cầu giáo dục cụ thể và kế hoạch dạy học - trong đó có dạy học trực tuyến - các trường phải chuẩn bị về hạ tầng CNTT, phần mềm dạy học phù hợp, tập huấn cho giáo viên, cho học sinh sử dụng phần mềm dạy học.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng, lựa chọn nguồn học liệu bám sát nội dung chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT ban hành. Nguồn học liệu do hiệu trưởng phê duyệt mới được sử dụng dạy học trực tuyến trong trường.
Dựa trên quy chế của Bộ GD-ĐT, các trường xây dựng nội quy, quy định cụ thể của hình thức dạy học trực tuyến đã được chọn lựa, tổ chức đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
* Một số trường tư thục bị phụ huynh phản ứng khi thông báo thu học phí với lý do hình thức dạy học trực tuyến không có cơ sở để công nhận. Việc này liệu có giải quyết được khi quy chế của Bộ GD-ĐT ban hành không, thưa ông?
- Dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và sẽ là một phần trong hoạt động dạy học chính khóa. Học phí của hình thức dạy học này được bao gồm trong học phí dạy chính khóa và đã được thực hiện đầu năm học theo quy định.
Việc dạy học trực tuyến ở thời điểm trước đây là do giải pháp tình thế, chưa có cơ sở pháp lý và chưa có sự kiểm soát chất lượng nên có những băn khoăn của phụ huynh học sinh với việc thu học phí của một số trường. Tới đây khi thông tư quy định quản lý dạy học trực tuyến được ban hành, các trường phải xây dựng kế hoạch, công bố mỗi năm học để phụ huynh, học sinh nắm được.
Trường hợp đảm bảo các điều kiện, có đầy đủ minh chứng đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến theo chương trình chính khóa thì các trường thực hiện thu học phí như dạy học trực tiếp và theo đúng quy định.
* Nhiều vùng sâu vùng xa gặp khó khăn về điều kiện tối thiểu dạy học trực tuyến. Những vấn đề này có được đề cập để giải quyết?
- Trên thực tế, sẽ có những nơi thuận lợi, nơi khó khăn trong triển khai. Nơi nào thuận lợi có thể áp dụng hình thức dạy học này ở các mức khác nhau. Nơi nào khó khăn thì chuẩn bị dần dần, thực hiện ở mức độ phù hợp với thực tế.
Sau khi ban hành thông tư, Bộ GD-ĐT cũng sẽ hướng dẫn về tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và có thể có các đợt tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên.
Kiểm tra trực tuyến và trực tiếp
Theo dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, việc đánh giá thường xuyên với học sinh có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Nhưng đánh giá định kỳ thì bắt buộc phải áp dụng bằng hình thức trực tiếp tại trường để có sự kiểm soát chặt chẽ.
Dùng phần mềm nào?
* "Trăm hoa đua nở" của các phần mềm dạy học trực tuyến khiến các trường lúng túng và khó khăn kiểm soát chất lượng. Về việc này, Bộ GD-ĐT có quy định thống nhất không?
- Dự thảo thông tư đã quy định các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và học liệu dạy học trực tuyến. Trong đó nêu rõ hệ thống phần mềm tổ chức quản lý và dạy học trực tuyến đối với từng hình thức cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì để có thể tổ chức dạy học hiệu quả.
Học liệu dạy học trực tuyến được yêu cầu xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo tính khoa học, sư phạm, văn hóa, phong tục tập quán, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học. Học liệu này phải được hiệu trưởng các trường phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo chất lượng.
Chọn duy nhất một bộ sách giáo khoa: Sở GDĐT Khánh Hòa nói gì? Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho rằng việc chọn duy nhất một bộ sách giáo khoa là "không vấn đề gì". Giờ tan học vào chiều 27.5 ở Trường tiểu học Phước Tiến, Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: Nhiệt Băng Chiều 27.5, ông Lê Đình Thuần - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết đang hoàn...