Gợi ý đáp án đề thi môn Văn trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn
Theo nhận định của giáo viên, đề thi môn Văn trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn không dễ đối với học sinh lớp 9.
Sáng 13/7, các thí sinh xét tuyển vào lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) hoàn thành xong bài thi môn Ngữ văn.
Về cấu trúc, đề thi vẫn theo đúng hướng cấu trúc đề tuyển sinh môn Ngữ văn chuyên của các tỉnh, thành phố nói chung và các khối chuyên Hà Nội nói riêng, đó là cấu trúc 4/6 dành cho hai câu hỏi nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Câu Nghị luận xã hội được chú ý bởi sự ngắn gọn, hàm súc, bởi cách đưa vấn đề nghị luận ngay trong yếu tố lệnh của cùng một cấu trúc câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”; và quan trọng nhất, đương nhiên là bản thân vấn đề nghị luận với hai phạm trù có thể bị coi là đối lập, thậm chí loại trừ nhau: “lắng nghe người khác” và “thể hiện bản thân”.
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn.
Video đang HOT
“ Lắng nghe người khác” thường thể hiện thái độ khiêm nhường, trân trọng, thấu cảm trong văn hóa ứng xử, tinh thần thực sự cầu thị trong quá trình nhận thức… Còn “ thể hiện bản thân” lại cho thấy hai khả năng trong tính cách con người, hoặc là sự bộc lộ ý thức khẳng định cái tôi khao khát sống hữu ích cho đời, ý nghĩa cho mình, không chấp nhận thái độ sống nhòa nhạt, vô nghĩa; hoặc là biểu hiện của cách sống vị kỷ, thích phô diễn…
Đề bài đặt hai bình diện trong một câu nghi vấn: “Phải chăng lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?”, đó là cách tạo tình huống thách thức cho học trò khi các em phải tự trả lời câu hỏi đó bằng chính những trải nghiệm khá mỏng so với lứa tuổi các em.
Tuy nhiên, thay cho những trải nghiệm cuộc sống, các em có thể vận dụng những hiểu biết trong quá trình học tập, vận dụng năng lực tư duy để phát hiện ra những yếu tố mang tính chất gợi ý, thậm chí định hướng đã hiện hữu ngay trong cấu trúc nghi vấn của đề bài – cụm từ “Phải chăng…” thường là tín hiệu gợi mở sự nghi ngờ với phán đoán sau đó; cấu trúc câu định nghĩa: “…lắng nghe người khác là đánh mất cơ hội thể hiện bản thân?” có lẽ không khó để những học trò chuyên văn tương lai có thể mơ hồ nhận ra những cảnh báo đồng thời cả về văn hóa ứng xử và sự tỉnh táo của trí tuệ trong quá trình nhận thức…
Câu nghị luận văn học đặt ra những vấn đề quen thuộc của lý luận văn học, đó là chức năng của văn học nói chung, hai phạm trù nội dung – nghệ thuật của thơ nói riêng. Vấn đề tuy quen thuộc nhưng không hề dễ với học trò lớp 9 khi các em phải nhận ra vai trò, giá trị, ý nghĩa của văn chương, của thơ với cuộc sống qua cụm từ tưởng chỉ như một lời dẫn: “Thơ đối với cuộc sống…”; phải giải mã được hai khái niệm “nhan sắc” và “đức hạnh” trong hình ảnh so sánh “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình…”.
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội).
Quan trọng nhất, các em phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa “nhan sắc” và “đức hạnh” của thơ với cuộc sống con người – đây là vấn đề không hề đơn giản với những học trò lớp 9, khi một thời, người lớn cũng còn cực đoan, thiên lệch, chỉ quan tâm tới “đức hạnh” của thơ mà bỏ bê “nhan sắc”; chỉ soi cho bằng ra những thông điệp tư tưởng mà coi nhẹ tiêu chí vẻ đẹp ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu… của thơ, lẫn lộn thơ/vè tuyên truyền với thơ ca nghệ thuật; chỉ lo “tải đạo/ ngôn chí” mà quên tính thẩm mỹ đặc thù của phương tiện chuyên chở…
Hoặc nữa, các em phải mở rộng được khái niệm “nhan sắc”, đó không hẳn là sự du dương, lấp lánh của ngôn từ, nhạc điệu mà chủ yếu là sự đắc địa trong khả năng biểu đạt, biểu cảm, và vì vậy, đó là một thứ hình thức chứa nội dung; cũng như thế, khái niệm “đức hạnh” không nên giới hạn ở nội dung tư tưởng trong mỗi thời điểm của cuộc sống xã hội, mà phải hướng tới những giá trị mang tính vĩnh hằng, đó là sự tử tế, nhân văn trong tất cả các mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh mình.
Từ hai khái niệm đó, các em phải bàn luận được sâu sắc, thấu đáo về mối quan hệ không thể tách rời giữa hình thức và nội dung, khẳng định qua thực tế văn học để thấy không có hình thức nào không chứa nội dung, và đương nhiên cũng không có nội dung nào không thể hiện qua hình thức – sự gắn kết biện chứng ấy sẽ làm nên giá trị của thơ, giúp người đọc vừa mê đắm khi “làm quen”, vừa yêu thương khi “sống với nhau lâu dài”.
Đề Ngữ văn chuyên của kỳ thi vào lớp 10 THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2020 đã có một sự ra mắt an toàn và tương đối ấn tượng với hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học không mới nhưng vẫn có thể giúp tìm những học trò yêu văn chương, cá tính và sâu sắc. Trong tương lai, chúng ta vẫn hi vọng đón đợi những đề thi tuyển sinh hoàn toàn bứt ra khỏi lối mòn, từ cấu trúc tới vấn đề…
Đề Ngữ văn chuyên vào trường Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trong 150 phút sáng 13/7, thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) phải làm hai câu nghị luận xã hội và văn học.
Bước ra khỏi phòng thi trong tràng pháo tay của các tình nguyện viên từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Lưu Thu An, học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, thở phào vì đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đầu tiên dù em không làm được hết.
Trong lần đầu tuyển sinh, trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn ra đề chuyên văn với vỏn vẹn hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Theo Thu An, câu nghị luận xã hội gần gũi, dễ viết và lấy ví dụ nhưng câu nghị luận văn học khiến em gặp khó. "Ngay lúc nhận đề, em đã nghĩ không thể viết dài vì câu trích trong đề chưa từng đọc", An nói. Em viết đến mặt đầu tiên của tờ giấy thi thứ ba, dự đoán được hơn 6 điểm.
Hoàng Thanh Mai, học sinh hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhận định đây là đề chuyên Văn "lạ và khó nhất em từng làm". Ở câu nghị luận xã hội, thay vì đưa ra một câu chuyện để học sinh phân tích ý nghĩa thì đề chỉ đưa ra câu hỏi duy nhất. Câu nghị luận văn học trích một câu của nhà thơ Xuân Quỳnh trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1973 em chưa từng tiếp cận nên có phần lúng túng và không thể viết được dài.
"Em dành khá nhiều thời gian cho Văn, học thêm 2-3 buổi một tuần môn này nhưng quả thực chưa từng làm đề như này. Nó khó hơn những gì em đã ôn luyện", Mai nói. Với phần thi hôm qua ba môn Toán, Văn, Anh khả quan, Mai vẫn hy vọng trở thành học sinh chuyên Văn khóa 1 của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn.
2020 là năm tuyển sinh đầu tiên của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Trường tuyển 100 học sinh cho các lớp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và hệ chất lượng cao, trong đó lớp chuyên Ngữ văn lấy 30 học sinh. Với khoảng 500 em đăng ký, một học sinh phải cạnh tranh với gần 17 bạn khác để giành suất vào lớp Văn.
Thí sinh đăng ký dự tuyển sẽ phải tham gia thi bốn bài gồm Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận, trừ tiếng Anh thi trắc nghiệm. Để được xét tuyển, thí sinh phải dự thi đầy đủ bốn bài, không vi phạm quy chế. Điểm thi của từng môn phải đạt từ 4 trở lên, điểm môn chuyên từ 6 trở lên. Điểm xét tuyển bằng tổng điểm bốn bài, không cộng điểm ưu tiên.
Mẹo chinh phục đề thi Ngữ văn vào lớp 10 trước 'giờ G' Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 sẽ có mức độ phân hóa cao, đòi hỏi thí sinh cần có phương pháp xử lý từng dạng bài cụ thể để đạt được điểm tối đa. Đó là nhận định của cô Văn Trịnh Quỳnh An - Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Cô cũng chia sẻ tới...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương
Thế giới
21:04:33 27/04/2025
Hot: Không tin được đây là visual con trai cả 18 tuổi của Tạ Đình Phong!
Sao châu á
20:48:44 27/04/2025