Gợi ý chế độ ăn uống nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu để phòng tránh virus corona
Mẹ bầu có sức đề kháng tương đối yếu. Để hệ miễn dịch được hoạt động tốt hơn thì chế độ ăn uống hàng ngày đóng một vai trò khá quan trọng.
Trong tình hình bệnh do virus corona như hiện nay, phụ nữ mang thai với hệ miễn dịch yếu là một trong nhiều đối tượng hết sức lo lắng. Bên cạnh những biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, rửa sạch tay với xà phòng và nước, tránh tụ tập nơi đông người… thì chế độ ăn uống thường ngày cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm, các mẹ bầu cần bổ sung cho mình một chế độ ăn uống thật khoa học, lành mạnh.
1. Có chế độ ăn phù hợp trong từng tam cá nguyệt
Một chế độ ăn vừa đủ, không thừa, không thiếu là yếu tố giúp cơ thể khỏe mạnh hơn (Ảnh minh họa).
Nhiều người quan niệm rằng, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều đồ bổ dưỡng mỗi ngày để cơ thể thêm khỏe mạnh. Trên thực tế, điều này không chính xác vì trong một vài ngày ngắn ngủi không thể gia tăng ngay sức đề kháng được. Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi – Trưởng Bộ môn dinh dưỡng Đại học Y Phạm Ngọc Thạch TP HCM chia sẻ, không một loại thực phẩm nào có khả năng làm tăng đề kháng của cơ thể, vì hệ miễn dịch là một hệ thống khổng lồ các cơ quan, bộ phận, tế bào… khác nhau: “Đó là cả một hệ thống khổng lồ như “bộ quốc phòng” mà chúng ta muốn xây dựng cần phải từ từ”.
Bác sĩ Yến Phi khuyên mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng, vừa đủ, không dư thừa, không thiếu: “ Đối với người đang mang thai, quá trình chuyển hóa của họ tăng và nhu cầu các chất dinh dưỡng thường cao hơn. Tùy theo giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối, bà bầu nên có khẩu phần ăn phù hợp”.
2. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây
Trung bình 1 ngày cơ thể cần 1-3 lít nước (Ảnh minh họa).
Phụ nữ khi mang thai cần uống đủ nước để bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình và thai nhi, cũng như giúp giảm bớt những triệu chứng không mong muốn như táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, ốm nghén, ợ nóng, khó tiêu. Uống nước giúp duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể (trong những ngày nóng bức) và giải độc cơ thể thông qua tiết mồ hôi.
Video đang HOT
Trong rau và trái cây có nhiều vitamin, acid folic, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn ít rau, trái cây sẽ khiến cơ thể mắc một số bệnh như táo bón; béo phì; bệnh tim mạch; gan, thận bị tổn thương và nguy cơ ung thư tăng cao.
Theo bác sĩ Yến Phi, trong mùa dịch này, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày: “Bà bầu phải đảm bảo uống đủ nước, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ăn khẩu phần cân đối không quá thừa, quá thiếu”.
3. Tránh xa những thực phẩm gây nguy cơ cao trong thai kì
Có nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng với nhiều người nhưng mẹ bầu cần tuyệt đối tránh (Ảnh minh họa).
Khi mang thai, các mẹ bầu rất nên thận trọng trước những thực phẩm sẽ đưa vào cơ thể. Có những thực phẩm rất bổ dưỡng, phù hợp với nhiều người nhưng phụ nữ mang thai thì không nên ăn bởi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, khiến mẹ bầu sẩy thai và sinh non. Một số món ăn mẹ bầu nên tránh trong thai kì là: cá có hàm lượng thủy ngân cao, trứng sống, phô mai chưa tiệt trùng, thịt sống, nước ép trái cây chưa tiệt trùng, các loại rau sống, hoa quả chưa rửa, các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, bia rượu…
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh ăn nhiều đồ ăn nhanh vì có nguy cơ sinh con ra bị tự kỷ. Trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học từ Đại học Central Florida UCF (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu và chỉ ra rằng trong thời gian mang thai, người mẹ ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đã qua chế biến có thể làm tăng khả năng em bé bị tự kỷ sau này.
4. Không ăn đồ sống
Ăn chín uống sôi là cách phòng tránh nhiều bệnh tật (Ảnh minh họa).
Một lưu ý quan trọng nữa đó là mẹ bầu tuyệt đối không ăn đồ tái, sống và thịt động vật hoang dã. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Tân Hoa Xã vào ngày 2/2 vừa qua, ông Zhong Nanshan, là trưởng nhóm nghiên cứu khoa học về phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm phổi do virus corona gây ra thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết: Virus corona là một loại virus ARN sợi đơn, có màng bao bọc. Đáng chú ý, loại virus này có mặt trong các loài động vật có vú và chim, có thể gây ra các bệnh như đường hô hấp, đường ruột, gan và hệ thần kinh.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm), việc ăn hải sản sống, gỏi sống nói chung khiến chúng ta dễ dàng bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng. Nhiều ký sinh trùng chọn cư trú trong vỏ của các loại hải sản, các ký sinh trùng này không thể được loại bỏ hoàn toàn thông qua việc rửa hoặc nấu nướng đơn giản, nếu không chế biến với nhiệt độ cao mà trực tiếp ăn tái/sống, vô tình sẽ ăn luôn mầm bệnh. Chính vì thế, ăn chín uống sôi là một lưu ý quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Theo Trí Thức Trẻ
Chuyên gia cảnh báo: Ăn quá nhiều 3 loại thịt này, rất dễ gây ung thư đường ruột
Chu Minh Châu, thạc sĩ dinh dưỡng tại Viện Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư đường ruột có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống.
Thịt là thực phẩm vô cùng phổ biến trên bàn ăn của mỗi gia đình, đặc biệt là vào mùa đông, món thịt nướng được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên chuyên gia cảnh báo, ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường ruột.
Chu Minh Châu, thạc sĩ dinh dưỡng tại Viện Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư đường ruột có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Trong đó, chế độ ăn giàu chất béo, giàu protein, ăn ít chất xơ gây nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe.
Đặc biệt, 3 loại thịt dưới đây có liên quan mật thiết đến ung thư đường ruột, kiến nghị mọi người không nên ăn quá nhiều.
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ là thịt gia súc, bao gồm thịt cơ bắp và nội tạng của lợn, bò, dê... Bởi vì cơ của thịt gia súc có màu tương đối sẫm - đỏ sẫm. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều chất béo có thể thúc đẩy ung thư đại trực tràng, và các loại thịt đỏ có tương đối nhiều chất béo bão hòa. Tuy nhiên ngoài thịt đỏ, bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm và dầu thực vật không làm tăng ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu gần 500.000 người được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Quốc tế vào tháng 4 năm 2019 cho thấy cứ ăn 50 gram thịt đỏ mỗi ngày tương đương với một miếng thịt bò hoặc thịt cừu dày, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%.
Ăn 50 gram thịt đỏ mỗi ngày tương đương với một miếng thịt bò hoặc thịt cừu dày, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 18%.
2. Thịt chế biến sẵn
Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều phải trải qua quá trình tẩm ướp, sấy khô, lên men, hun khói hoặc các cách xử lý khác để làm tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng. Chất béo trong thịt chế biến sẵn có thể là một trong những yếu tố gây ung thư đường ruột. Ngoài ra, các sản phẩm thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, lạp xưởng được thêm muối và nitrite trong quá trình sản xuất.
Nitrite cùng kết hợp với các amin bị phân giải bởi protein có thể hợp thành chất gây ung thư "nitrosamine". Nghiên cứu được công bố trên Dịch tễ học quốc tế vào tháng 4/2019 cho thấy cứ 25 gram thịt chế biến mỗi ngày, tương đương với một miếng thịt xông khói hoặc giăm bông, làm tăng 19% nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều phải trải qua quá trình tẩm ướp, sấy khô, lên men, hun khói hoặc các cách xử lý khác để làm tăng hương vị hoặc kéo dài thời hạn sử dụng.
3. Thịt nướng
Khi được nướng trên ngọn lửa, chất béo của thịt nướng rơi xuống than củi đốt, tạo ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng, chẳng hạn như benzopyrene [B (a) P], sau khi các chất này tích tụ trong cơ thể có thể sẽ gây ung thư dạ dày, ung thư ruột... Theo khuyến cáo, lượng benzopyrene trong cơ thể người không được vượt quá 10 microgam mỗi ngày. Vì vậy, những người thích ăn thịt nướng cần phải chú ý.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thịt trong quá trình hun khói, nướng, chiên đều tạo ra các amin dị vòng. Các amin dị vòng có thể gây đột biến ở niêm mạc đại tràng của con người dẫn đến ung thư ruột kết.
Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư ruột, nhưng không có nghĩa là không được ăn thịt đỏ. Chỉ cần ăn thịt đỏ với liều lượng thích hợp và chọn phương pháp chế biến đúng.
Khi được nướng trên ngọn lửa, chất béo của thịt nướng rơi xuống than củi đốt, tạo ra các chất gây ung thư hydrocarbon thơm đa vòng.
Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc (2016) khuyến nghị:
- Cá, thịt gia cầm, trứng và thịt nạc nên được ăn ở mức độ vừa phải.
- Các sản phẩm thủy sản mỗi ngày ăn từ 40-75g, thịt gia súc và gia cầm cũng chỉ nên ăn từ 40-75g mỗi ngày.
- Ưu tiên các loại thịt trắng (thịt cá, thịt gà, thịt vịt...).
- Ăn ít chất béo, hạn chế tối đa các loại thịt chế biến sẵn.
- Khi nấu, lựa chọn phương pháp hấp, luộc nhiều hơn chiên, rán, nướng.
Nguồn: Sohu/baodansinh
Nhiều 'món' người Việt nghiện mê mẩn là 'sát thủ' phá hỏng hết xương khớp Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống. Phần lớn bệnh lý xương khớp phát sinh là do những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Ảnh minh họa: Internet Nếu bạn không chú ý đến xương khớp bằng cách...