Gợi ý 15 mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025 ‘kích hoạt’ tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ
Theo quan niệm, mâm cúng Rằm tháng Giêng là một trong những mâm cúng quan trọng nhất trong năm với ý nghĩa ngày rằm đầu tiên trong năm.
Vì thế vào ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để cầu bình an, no đủ cho cả năm. Với ý nghĩa trước là để kính Phật, gia tiên, sau là để cầu mong tài lộc, rằm đầu tiên trong năm.
Cùng tham khảo những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng chu đáo, ấm cúng và đẹp mắt của các chị em nội trợ.
Gợi ý 15 mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 1:
Người Việt quan niệm “cúng quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, vì thế mâm cơm cúng trong ngày này thường được chuẩn bị thịnh soạn. Bạn có thể tham khảo thực đơn mâm cơm sang trọng, giữ được nét truyền thống với các món: gà luộc, canh cải thảo cuộn lườn gà, bánh bao hình con heo, chè trôi nước, bánh ít gấc nhân tôm thịt, xôi lá cẩm, nộm, nem chua, giò lụa, chả ram tôm… Ảnh: Tô Hưng Giang.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2:
Nếu muốn tiết kiệm thời gian chế biến nhưng vẫn muốn chuẩn bị mâm cơm cúng ngày rằm thịnh soạn, bạn nên tham khảo những món ăn dễ làm. Với thực đơn gồm đậu phụ bao bố, súp lơ xào nấm, nấm đậu kho tiêu, chả giò chay, xôi đậu xanh, canh thập cẩm chay… bạn sẽ có được mâm cơm chay ngày rằm thanh tịnh. Ảnh: Vinh Phung.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 3:
Bên cạnh việc chuẩn bị những món truyền thống, bạn có thể thay đổi công thức và cách trang trí để mâm cơm cúng rằm thêm phần hiện đại, đẹp mắt. Các bà nội trợ có thể tham khảo thực đơn màu sắc gồm các món gà hấp muối tiêu, giò hoa ngũ sắc, canh bóng thả, nem gà, chả quế, tôm xào rau củ và salad rau mầm. Ảnh: Bếp nhà Kem.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 4:
Tài khoản Chun Chun Mai cho rằng vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình nên chuẩn bị mâm cơm chay cúng gia tiên cho thanh tịnh. Bà nội trợ này cũng đưa ra gợi ý các món chay gồm xôi lá cẩm, chả nem chay, nộm, canh thập cẩm, chả cốm, rau cải xào nấm. Ảnh: Chun Chun Mai.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 5:
Trên Ngôi sao, độc giả Vũ Thanh Hoan cũng chia sẻ thực đơn những món ăn truyền thống đơn giản, thời gian chế biến khoảng một tiếng cho các chị em tham khảo. Mâm cơm cúng rằm nhanh gọn nhưng vẫn thịnh soạn gồm có chả mực, cải chíp chần nấm, canh khoai cà rốt nấu sườn, nem rán, thịt bò xào rau và xôi gấc. Ảnh: Vũ Thanh Hoan.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 6:
Video đang HOT
Mâm cơm thịnh soạn ngày rằm không chỉ phụ thuộc vào những món ăn đa dạng mà còn nhờ vào cách trang trí, sắp xếp thuận mắt. Bạn nên chuẩn bị bát đĩa sáng màu, ít hoa văn để làm nổi bật đồ ăn và thêm rau củ để mâm cơm thêm màu tươi sáng. Ngoài những món ăn quen thuộc như bánh chưng, chả nem, bò xào, các mẹ có thể tham khảo món cánh ngỗng hun khói, bắp bò ngâm mắm để đổi vị cho cả nhà. Ảnh: Vũ Thanh Hoan.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 7:
Mâm cơm thịnh soạn ngày rằm không chỉ phụ thuộc vào những món ăn đa dạng mà còn nhờ vào cách trang trí, sắp xếp thuận mắt. Bạn nên chuẩn bị bát đĩa sáng màu, ít hoa văn để làm nổi bật đồ ăn và thêm rau củ để mâm cơm thêm màu tươi sáng. Ảnh: Thu Hiền Phạm.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 8:
Mâm cơm cúng vừa ngon, vừa đẹp của chị Hòa Phạm gồm có: Xôi, gà luộc, bánh chưng, miến xào lòng gà, súp gà ngô non, cải chíp luộc, cuốn tôm thịt, bánh trôi ngũ sắc, bánh rán hình trái cây
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 9:
Mâm cơm cúng cực kỳ đẹp mắt có cả món mặn và bánh trôi được trang trì cầu kì của chị Nguyễn Bích Lệ gồm: Gà hấp lá chanh, nem hải sản, salad rau mầm thịt bò, tôm xào măng tây, củ quả luộc, canh mọc rủ, xôi ngũ sắc, bánh trôi ngũ sắc.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 10:
Mâm cơm cúng Rằm của chị Nguyễn Thị Huyền (Hà Nội) có canh măng, xôi gấc, thịt gà luộc, gà rán, nem rán, đậu phụ sốt, rau củ quả luộc.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 11:
Dù sống bên Mỹ, nhưng mâm cơm cúng nhà chị Trang Nguyễn vẫn đầy đủ các món truyền thống của Việt Nam. Khi được bày biện lên bàn ăn thật đẹp cầu kì với bánh chưng, bánh tét, nem rán, thịt gà luộc, tôm hấp, canh rau củ, mực xào, nem chua, canh măng, thịt đông, canh miến…
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 12:
Mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng nhà chị Nguyễn Thu Thảo (Bắc Ninh) thì lại khá đơn giản với các món: thịt gà luộc, thịt lợn luộc, canh khoai tây nấu xương, nem chua rán, giò lợn và giò thủ, rau củ luộc, sườn xào chua ngọt. Chị Thảo chia sẻ: “Là bà mẹ 3 con, nên để nấu được mâm cơm cúng thịnh soạn sẽ khá mất nhiều thời gian. Mình cố gắng nấu nhưng món đơn giản, dễ ăn và đặc biệt là làm theo sở thích của từng thành viên trong gia đình”.
Tham khảo mâm cúng chay ngày Rằm tháng Giêng
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 13:
Mâm cơm chay ngày Rằm tháng Giêng của bạn Lan Anh (27 tuổ.i, ở Hà Nội) bao gồm bánh bao chay, chả đậu, tảo xoắn xào rau củ, gà xé phay, nem chay, khoai tây chiên, rau củ xào, bánh chưng chay. Lan Anh chia sẻ: “Mâm cúng chay mất công ở khâu chuẩn bị nguyên liệu hơn rất nhiều mâm cúng mặn, nhưng là ngày Rằm đầu tiên của năm nên em cũng cố gắng làm cho thật tươm tất”.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 14:
Ngoài những mâm cơm cúng mặt, mâm cơm chay của chị Nguyễn Hồng Thanh Khánh Linh sống ở TP.HCM vừa đẹp mắt vừa ngon miệng gồm có: Ham chay sốt nấm đông cô, rau củ quả nấu canh tạo hình bông sen, nấm đùi gà sốt dầu hào chay, đậu hũ non hấp, đậu hủ dồn nhân thập cẩm sốt dầu hào, nấm kim châm xào, rau củ quả xào chay, chả chay, nấm đùi gà lăn bột chiên giòn, củ cải trắng ngâm chua ngọt tỉa hoa cúc trắng.
Tham khảo mâm lễ cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng
Mâm lễ dâng cúng Phật thường bao gồm hoa quả, chè xôi, oản, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu và món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, không thể thiếu được cau, lá trầu và rượu trắng, hương hoa, vàng mã và đèn nến.
- Gỏi cuốn ngũ sắc chấm sốt bơ lạc hành phi
- Nem nấm chiên
- Xôi hoa đậu biếc đậu xanh ruốc nấm hương
- Súp lơ xào nấm ngô ngọt
- Nem nấm trộn thính
- Canh nấm ngô ngọt
- Chè hoa cau
Mâm cúng Rằm tháng Giêng 15:
Mâm cỗ chay ngày ằm tháng Giêng dâng lên Phật. Ảnh: Đỗ Thùy Linh
Món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Ảnh: Thu Hương
Món ngon trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc
Món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc thường chú trọng hương vị thơm ngon, đầy đủ sắc màu.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là dịp để mọi người thưởng thức mâm cỗ đoàn viên, tận hưởng không khí ấm áp tình thân. Tùy theo sản vật và phong tục của vùng miền, mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở 3 miền Bắc - Trung - Nam có nét đặc trưng riêng.
Nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết (Hà Nội) cho biết, mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc thường chú trọng hương vị thơm ngon của món ăn, đầy đủ sắc màu tượng trưng bốn mùa.
Mâm cỗ miền Bắc được bày biện tỉ mỉ, đẹp mắt, tối thiểu cần có 4 bát, 4 đĩa. Điều này tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn hướng. Những gia đình có điều kiện và thời gian thì có thể làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa...
Món ngon ngày Tết cổ truyền miền Bắc. Ảnh: Vũ Thu Hương
Bốn bát gồm: 1 bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, 1 bát bóng thả, 1 bát miến và 1 bát mọc nấm thả. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm 1 bát su hào thái chỉ ninh kỹ, 1 bát chim hầm để cả con, 1 bát gà tần. Nhiều gia đình giàu có xưa còn bày bào ngư, vi cá để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.
Bốn đĩa gồm: 1 đĩa thịt gà luộc, 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa chả quế. Một số gia đình có thể bày thêm đĩa thịt đông, món ăn đặc trưng cho những ngày lạnh ở miền Bắc. Các gia đình cũng có thể bày lên mâm cỗ đĩa giò thủ, đĩa xào hạnh nhân, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần và nem rán.
Món tráng miệng gồm có: Mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Mỗi món chỉ bày vào một bát hay đĩa nhỏ giúp mâm cỗ Tết đa dạng, hài hòa.
Ngoài hương vị đặc trưng, món ăn trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc còn mang ý nghĩa riêng.
Bánh chưng nhân đậu xanh, thịt mỡ được bọc bên ngoài là lớp lá dong cùng dây lạt. Bánh có hình vuông vức, tượng trưng cho đất cũng như nền nông nghiệp lâu đời của nước ta.
Thịt đông là món ăn đặc trưng của Bắc Bộ. Người miền Bắc thường lựa chọn các loại thịt tươi ngon làm món thịt đông. Bát thịt đông trong veo thể hiện ước muốn về khởi đầu năm mới tinh khôi.
Gà luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc. Món ăn này thể hiện mong ước "mưa thuận gió hòa", năm mới vẹn tròn của gia chủ.
Mỗi món ăn đều mang ý nghĩa riêng, mừng năm mới. Ảnh: Nga Đặng
Xôi gấc màu đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui đầu năm mới.
Giò lụa, giò thủ cũng là 2 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Bắc. Giò lụa được làm từ thịt lợn giã nhuyễn vẫn giữ được vị ngọt từ thịt và gia vị, còn giò thủ được làm từ phần thịt của thủ lợn.
Canh bóng thập cẩm cũng là món ăn quen thuộc ngày Tết miền Bắc. Bóng thả đem nấu với rau củ tạo nên một món canh bổ dưỡng và hấp dẫn đến kỳ lạ.
Nem rán là món ngon có vỏ vàng ruộm, giòn tan mà nhân bên trong mềm ngọt từ thịt quyện cùng rau củ.
Ngày nay, ẩm thực ngày Tết rất phong phú, ngon miệng, lạ mắt. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn giữ nếp cũ, gửi gắm nhiều mong ước tốt đẹp qua các món ăn truyền thống.
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ gồm những gì? Mâm cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các lễ vật như bộ mũ áo, cá chép... và các món ăn chay hoặc mặn. Lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày Táo quân (gồm ba vị Táo: Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ) lên trời báo...