Gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh
Khi những cơn mưa chiều báo hiệu mùa mưa sắp bắt đầu, ba tôi kéo ra từ trong góc của chiếc gạc-măng-rê cũ nằm khuất trong góc bếp bịch ruốc khô được bao bọc cẩn thận.
Vậy là chị em tôi lại được thưởng thức món ăn dân dã từ ruốc khô, đặc biệt là món gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh.
Ở vùng biển miền Trung, mùa ruốc thường kéo dài từ cuối mùa đông đến đầu mùa hạ. Vào thời gian này trời trong, sóng êm, ngư dân thường xuôi ngược ghe thuyền để vớt ruốc. Ngoài bờ biển, nhiều tấm lưới mành được căng lên chuẩn bị đón ruốc về.
Đàn ông đảm đương việc cào vớt ruốc trên biển, còn phụ nữ thì mỗi người cầm sẵn một cái sàng chờ những mẻ ruốc tươi chồng con mang từ biển vào để phơi cho được nắng. Vào mùa ruốc, đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng vàng, cùng những nụ cười lấp lánh trên gương mặt.
Con ruốc tươi trắng hồng chỉ cần được phơi một nắng đã trở màu đậm, ráo nhưng không quắt lại. Ruốc khô cho vào túi ni lông treo góc bếp hoặc cho vào hũ sành, hũ thủy tinh cất dùng quanh năm mà không hề mất đi mùi vị đặc trưng.
Món gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh. ẢNH: THIÊN DI
Video đang HOT
Từ những con ruốc bé xíu ấy có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như ruốc rang thịt heo ba chỉ, ruốc nấu khế… Trong đó, tôi thích nhất là món gỏi ruốc khô cà chua xanh. Mỗi khi ngán các món ăn có dầu mỡ, nhiều thịt, ba tôi lại làm món gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh đổi vị cho bữa ăn của cả nhà.
Cách chế biến món gỏi ruốc cà chua này rất đơn giản. Ruốc khô rửa sạch cho hết cát rồi rang qua lửa đến khi dậy mùi thơm, để nguội. Cà chua xanh bỏ ruột, xắt lát thật mỏng rồi vắt sơ cho ráo nước. Sau đó, cho ruốc và cà chua vào tô lớn, cho gia vị gồm một ít muối, tiêu, đường, bột ngọt rồi trộn đều. Rau thơm rửa sạch, phi tỏi thơm cùng vài lát ớt cắt mỏng cho vào tô ruốc cà chua đã trộn, vậy là đã chế biến xong món gỏi ruốc khô cà chua xanh.
Món gỏi ruốc cà chua xanh thường ăn kèm với nước mắm chua ngọt và bánh tráng nướng. Bẻ miếng bánh tráng xúc một ít gỏi rồi thưởng thức, vị thơm của bánh tráng nướng kết hợp với vị ngọt của ruốc biển và vị chua của cà chua xanh… làm món ăn thêm ngon miệng.
Gỏi cá nhệch Kim Sơn Ninh Bình có gì đặc biệt?
Đặt chân đến Cố đô Hoa Lư, thịt dê cơm cháy chưa đủ làm say lòng du khách bằng món gỏi cá nhệch nức tiếng tại vùng biển Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Thưởng thức món gỏi cá nhệch cho ta hương vị thơm ngon xen lẫn vị bùi của gạo nếp rang cùng vị chua thanh của dấm và vị cay nồng ấm của gừng, tiêu, ớt, xả trong nước chấm.
Món gỏi cá nhệch làm say lòng người thưởng thức
Cảm nhận đầu tiên khi cắn miếng gỏi đầu tiên chính là vị giòn giòn, chát của những loại rau, tiếp đến sẽ đến vị ngậy, béo của chẻo, vị ngọt ngọt bùi bùi của cá nhệch, vị cay nồng, thơm của riềng, sả, ớt,... Cảm giác béo, ngọt, bùi xen lẫn với vị dai, mềm, thơm mát, uống cùng chút rượu nếp Kim Sơn cay cay, thơm thơm sẽ khiến người ăn thấy vô cùng ngon miệng và thích thú.
Cá nhệch phải chọn những con to, từ 3 - 4 lạng trở lên
Cá nhệch là nguyên liệu chính của món gỏi cá nhệch vùng Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Đây là loài cá dữ, khỏe thường sinh sống ở môi trường nước lợ, nước ngọt và cả nước mặn, trong đó thường xuất hiện chủ yếu ở đầm phá cửa sông, ven biển. Để chế biến được món gỏi cá nhệch, đầu bếp phải thực hiện chuỗi quá trình chế biến vô cùng kỳ công. Trong đó cá nhệch phải chọn những con to, từ 3 - 4 lạng trở lên, béo tròn, bụng trắng.
Cách chế biến Gỏi cá nhệch Kim Sơn cũng giống như nhiều nơi khác là làm sạch, thái lát thành miếng dài rồi bóp đều với tỏi, nước riềng cho ngấm vị
Để món gỏi cá nhệch ăn không bị tanh thì ngay sau khi bắt về, đầu bếp cho nước vôi, lá tre, nước tro để tuốt hết chất nhờn ở trên da cá nhệch. Sau khi làm hết nhớt thì treo lên, lột da như lột da rắn. Rồi cắt đầu, mổ lưng, làm sạch ruột, lọc riêng thịt và xương. Cuối cùng dùng nước cốt chanh bóp qua thịt nhệch. Khi thịt nhệch ngấm vị chua của chanh thì dùng dao sắc thái lát thành miếng dài rồi bóp đều với tỏi, nước riềng trước khi trộn đều với thính. Công việc thứ 2 khi làm món gỏi cá nhệch, đó là chưng mẻ. Yêu cầu mẻ phải chua, ngấu. Mẻ đem xoay nhuyễn hoặc lọc. Sau đó, sử dụng xương cá nhệch đã lọc băm nhỏ cùng tỏi, ớt, xả, hành,.... Rồi cho tất cả vào nồi và chưng lên gọi là nước chẻo.
Hấp dẫn món gỏi cá nhệch vùng Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
Với bất kỳ món gỏi nào cũng cần có rau thơm đi kèm. Gỏi cá nhệch ăn cùng với lá sung hay từ bi sẽ hợp vị hơn cả. Một số loại rau thơm ăn kèm để tăng mùi vị món gỏi như lá mơ tam thể, kinh giới, đinh lăng, ngổ, húng, gừng... cùng các loại quả như sung, khế,...
Gia vị, rau thơm ăn kèm để tăng mùi vị món gỏi cá nhệch
Gỏi cá nhệch vùng Kim Sơn tỉnh Ninh Bình không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon mà cách thưởng thức khá độc đáo. Để thưởng thức chúng ta lấy lá sung bánh tẻ để cuốn phần nhân bên trong gồm các loại rau, thảo mộc như lá mùi tàu, lá mơ, rau má, đinh lăng, rau quế, bạc hà... Điểm đặc biệt chính là ta cuốn theo hình "phễu" rồi cho gỏi cá vào ở giữa, tưới nước chẻo lên trên cùng, rắc hành khô, ớt, riềng để thưởng thức. Cầm "phễu" cá nhệch đưa vào miệng cho ta thấy vị giác của mình "bùng nổ" với vị dai, mềm, lại béo, bùi và ngọt ngào khiến ta say lòng tận hưởng hương vị có một không hai này.
Hương vị khác biệt giữa bánh xèo miền Tây và miền Trung Thực khách có thể thấy no khi ăn một chiếc bánh xèo miền Tây, nhưng khi thưởng thức bánh xèo miền Trung phải 2-3 cái mới thỏa cơn thèm. Tên gọi bánh xèo xuất phát từ tiếng "xèo, xèo..." khi đổ phần bột vào chảo gang nóng hổi, và hơi nóng bốc lên thành những làn khói bay vươn trên mặt bánh vàng...