Góc nhìn đại biểu: Xây dựng văn hóa học đường để ngăn ngừa bạo lực học đường

Theo dõi VGT trên

Thời gian qua, các vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra với mức độ nghiêm trọng khiến dư luận lo lắng. Trong khi thông tin về vụ nữ sinh ở Hưng Yên bị đánh hội đồng chưa kịp lắng xuống thì tại tỉnh Quảng Ninh, hai học sinh tại tỉnh Quảng Ninh cũng bị nhóm bạn đánh hội đồng đến mức phải nhập viện… Theo một số đại biểu Quốc hội, bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của ngành giáo dụcvăn hóa học đường đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Góc nhìn đại biểu: Xây dựng văn hóa học đường để ngăn ngừa bạo lực học đường - Hình 1

Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục (Ảnh minh họa)

Trưa ngày 07/4/2019, mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh khoảng 10 nữ sinh vây xung quanh nạn nhân đánh hội đồng, liên tục đạp mạnh chân vào đầu nạn nhân. Qua xác minh của cơ quan công an, nạn nhân bị đánh nhập viện là em N.T.H.L. (sinh năm 2002) học sinh lớp 11A5 trường THCS&THPT Lê Thánh Tông, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Điều đáng nói là theo một số bạn cùng trường, đây không phải lần đầu tiên nữ sinh này bị bạn bạo hành.

Trước đó, chiều 31/3, do mâu thuẫn từ trước, 5 nữ sinh của Trường THCS Diễn Kim và 2 nữ sinh của Trường THCS Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã kéo một nữ sinh lớp 7 của Trường THCS Diễn Hùng ra bãi biển bắt quỳ gối xin lỗi. Không những vậy, nhóm nữ sinh này còn đánh đấm, thay nhau quay clip và nói những lời tục tĩu.

Cũng trong thời gian này, dư luận dậy sóng trước thông tin 1 nữ sinh ở Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên bị 5 bạn cùng trường lột quần áo, đánh đấm và quay clip về sự việc để tung lên mạng. Điều đáng nói là mọi chuyện diễn ra ngay trong lớp học, nhưng không học sinh nào đứng ra can ngăn mà còn reo hò, cổ vũ. Còn giáo viên chủ nhiệm và nhà trường sau khi biết vụ việc chỉ xử lý theo hướng du di, xuê xoa, không nghiêm khắc, có dấu hiệu bưng bít sự việc.

Góc nhìn đại biểu: Xây dựng văn hóa học đường để ngăn ngừa bạo lực học đường - Hình 2

Cử tri Đàm Hữu Đắc mong muốn ngành giáo dục cần có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn các vụ bạo lực học đường

Cử tri Đàm Hữu Đắc, cử tri quận Ba Đình, thành phố Hà Nội lo lắng trước thực trạng khi nhiều vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra và cho rằng nguyên nhân sâu xa của các vụ bạo lực học đường là các thầy cô chưa thực sự quan tâm, sâu sát tới tâm lý học sinh.

Vấn đề bạo lực học đường có thể chia làm 3 dạng: giáo viên bạo hành học sinh; gia đình và học sinh bạo hành giáo viên; học sinh bạo hành lẫn nhau. Theo thống kê, trung bình mỗi năm xảy ra 1.600 vụ học sinh đánh nhau. So với 10 năm trước, số vụ bạo lực học đường tăng gấp 13 lần. Đáng lo ngại lơn, chứng kiến những vụ bạo hành ấy, nhiều người thờ ơ, không những không can ngăn mà còn chủ động quay lại các clip, tung lên mạng xã hội để câu view, câu like.

Theo kết quả khảo sát về tình trạng bắt nạt học đường của Tổ chức Plan (tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm): 40% học sinh được hỏi cho biết đã từng bị bắt nạt ở trường học. Một nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, vào năm 2010 đã đưa ra kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của Plan. Theo đó, có khoảng 38% số trẻ ở độ tuổi tiểu học và THCS được hỏi cho biết đã từng bị bắt nạt. Có nhiều hình thức bắt nạt khác nhau như: bắt nạt về thể chất, bị đánh; bị bắt nạt về các mối quan hệ, chẳng hạn như cô lập, không cho chơi cùng…

Trở lại với vụ việc ở Hưng Yên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, trong các vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở các trường học thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Chủ nhiệm lớp đồng nghĩa với một “bảo mẫu” cho tất cả mọi vấn đề phát sinh của lớp, từ chuyện học, chơi, ứng xử, đạo đức, đứng ra phân xử, điều hòa các mối quan hệ trong lớp học. Thế nhưng giáo viên chủ nhiệm chưa được đào tạo, chưa có kỹ năng để xử lý sự việc, đặc biệt là cách giáo dục và xử lý khi học sinh mắc lỗi.

Còn với các chuyên gia nghiên cứu về giới, tình trạng kết bè, kết nhóm bắt nạt kẻ yếu thế đã và đang diễn ra trong trường học nhưng vẫn chưa được gia đình, nhà trường và xã hội nhìn nhận đúng nguyên nhân để tìm ra giải pháp:

Góc nhìn đại biểu: Xây dựng văn hóa học đường để ngăn ngừa bạo lực học đường - Hình 3

Bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc Chương trình về Giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc cho rằng cần tăng cường công tuyên truyền, nâng cao nhận thức để giảm các vụ bạo lực học đường.

Video đang HOT

Bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc Chương trình về Giới, UNESCO phân tích: Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở trong trường học mà còn xảy ra trên đường từ trường về nhà, từ nhà đến trường và ở các khuôn viên xung quanh trường học. Bạo lực học đường lâu nay vẫn xảy ra, nhưng gần đây có yếu tố lan rộng hơn do những hình ảnh bắt nạt, bạo lực được tung lên mạng xã hội và khi những thông tin và hình ảnh như vậy lan truyền ra mạng xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến tâm lý của mọi người. Đây cũng là vấn đề mà UNESCO đã cảnh báo trong thời gian dài và cũng có hỗ trợ bài bản đối với ngành giáo dục và đào tạo giải quyết vấn đề bạo lực học đường.

Theo bà Trần Thị Phương Nhung, để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường, thời gian tới, việc thay đổi về nhận thức, truyền thông thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực và các giải pháp và có quy trình rõ ràng để ứng phó với tình trạng bạo lực học đường như thế nào, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ ngành giáo dục và đào tạo để giải quyết vấn đề này.

Thời gian qua môi trường xã hội có sự thay đổi nhanh chóng, sự bùng nổ và lan rộng của các phương tiện truyền thông đại chúng đã tác động không nhỏ tới môi trường học đường. Nguyên nhân dân tới những hành vi bạo lực của các em thì ngoài trách nhiệm của nhà trường thì gia đình đóng vai trò quan trọng. Gia đình không thể khoán trắng con em mình cho nhà trường từ việc học đến giáo dục tư cách đạo đức. Gia đình, xã hội cũng phải có trách nhiệm trong vấn đề này, người lớn phải nêu gương tốt, thấy sự bất bình phải can ngăn. Nếu không, bạo lực có thể xảy ra bất cứ đâu. Nhà trường cũng cần chú trọng giáo dục kỹ năng sống, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học, thay đổi cách giáo dục công dân thông qua đổi mới sách giáo khoa, có thể đưa các bộ luật vào sách, để hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, giúp đẩy lùi những hành vi lệch chuẩn cho các em học sinh.

Các nghiên cứu khoa học về hiện tượng bắt nạt học đường đã chỉ ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng về sau. Nạn nhân có thể bị cô lập, bị loại khỏi nhóm bạn, học hành giảm sút, ít tham gia hoạt động trường lớp. Ngoài ra, hậu quả về mặt phát triển cảm xúc còn kéo dài cho đến khi trưởng thành và hằn sâu vào tính cách. Nguy hiểm hơn, khi bị bắt nạt, có gần 13% các em có suy nghĩ trả thù. Điều này khiến các em có thể gây nên những hành động bạo lực nguy hiểm khác mà không kiểm soát được; đồng nghĩa với đó là một môi trường học đường kém thân thiện, thậm chí kém an toàn cho học sinh.

Bạo lực học đường – một mảng tối trong trường học đã và đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, và ngày càng nghiêm trọng. Những hình ảnh yêu thương thì ít, hình ảnh mang tính bạo lực lại tràn lan trong cuộc sống, trong khi đó gia đình, nhà trường và xã hội chưa dành sự quan tâm, giáo dục, định hướng hành vi nhân cách cho học sinh. Giải pháp nào để bạo lực học đường không còn là nỗi ám ảnh của học sinh mỗi khi đến trường? Phóng viên Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về vấn đề này:

Phóng viên: Thưa đại biểu, thời gian qua liên tục xảy ra các vụ bạo lực học đường, khiến cử tri và nhân dân cả nước lo lắng. Theo đại biểu đâu là nguyên nhân của thực trạng này?

Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu: Để xảy ra tình trạng bạo lực học đường với những hành vi, lời nói mang tính bạo lực, trái với thuần phong, mỹ tục của các em học sinh, theo tôi lỗi này thuộc về người lớn, từ gia đình, bố mẹ là tấm gương đã thực sự quan tâm đến con mình, đã dạy bảo con đến nơi đến chốn chưa? Truyền thống gia đình đã ảnh hưởng đến con như thế nào? Nhà trường, thầy cô đã dạy dỗ bằng cả cái tâm của mình chưa? Đã kịp thời phát hiện những vụ việc âm ỉ từ nhiều ngày nhưng vẫn không được xử lý, dẫn tới bộc phát những hành vi bạo lực. Ngoài gia đình, thì các thầy cô trong trường là những người gần gũi các em học sinh nhưng cũng không nhận được lòng tin của các em, các em không tâm sự, thổ lộ tâm trạng của mình.

Góc nhìn đại biểu: Xây dựng văn hóa học đường để ngăn ngừa bạo lực học đường - Hình 4

Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu

Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII: Văn hóa học đường là một yếu tố quan trọng trong môi trường giáo dục, rèn luyện nhân cách con người, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Và nếu môi trường học đường bị xuống cấp thì nhà trường không thực hiện được chức năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa, đạo đức đến các học sinh. Qua vụ việc bạo lực học đường ở Hưng Yên vừa qua tôi thấy rất đau lòng, xảy ra ở địa phương vùng đồng bằng, địa phương có truyền thống hiếu học. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường, trong đó trách nhiệm của nhà trường là chủ yếu, đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm, các em học sinh còn ở tuổi vị thành niên, thì giáo viên có vai trò rất quan trọng, không chỉ dạy chữ, mà còn phải dạy cách làm người. Để xảy ra vụ việc đau lòng như vậy ngay trong lớp học là điều không thể chấp nhận được.

Phóng viên: Thưa đại biểu, để giảm thiểu các vụ bạo lực học đường xảy ra, cần có giải pháp gì từ phía gia đình, nhà trường và cả xã hội?

Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu: Khi đưa ra các hình phạt cho các em học sinh không phải là giải pháp tối ưu, cũng không thể đổ lỗi cho trình độ, nhận thức của các em học sinh. Theo tôi, cái chính là môi trường sống của các em, môi trường học tập, môi trường rèn luyện, vui chơi của các em như thế nào. Vì vậy, từ gia đình tới nhà trường cần tạo ra môi trường vui chơi, học tập lành mạnh, thể hiện sự quan tâm sâu sát, dạy dỗ, đặc biệt từ gia đình rồi mới đến nhà trường. Nhà trường cũng cần gần gũi với học sinh, các thầy cô nắm bắt tâm lý, tình cảm của học sinh để có sự uốn nắn, dạy dỗ kịp thời. Còn việc xử lý trách nhiệm của các nhà trường thầy cô sau khi các vụ bạo lực học đường xảy ra là cần thiết để những người có trách nhiệm nâng cao trách nhiệm của mình để ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực học đường.

Góc nhìn đại biểu: Xây dựng văn hóa học đường để ngăn ngừa bạo lực học đường - Hình 5

Bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, ở một số nơi vẫn coi bạo lực học đường không phải là vấn đề cấp bách, vẫn còn tình trạng thờ ơ, vô cảm với vấn đề này.

Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII: Nguyên nhân bạo lực học đường chính là do sự buông lỏng quản lý từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Ở đâu đó vẫn coi bạo lực học đường không phải là vấn đề cấp bách, vẫn còn tình trạng thờ ơ, vô cảm. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế, phải thấy rõ được hiểm hoạ đang tiềm ẩn phía sau những hành vi thiếu ý thức của học sinh và việc củng cố, xây dựng văn hoá học đường là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, tôi cho rằng, giáo dục nhân cách cho học sinh rất quan trọng, cần giáo dục kỹ năng ứng xử trong cộng đồng thì các thầy giáo, cô giáo chính là giáo cụ trực quan đối với các em. Cho nên tôi nghĩ phẩm cách của các thầy, các cô ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh, vì vậy tôi mong các thầy các cô hãy là tấm gương sáng cho các em noi theo.

Phóng viên: T rân trọng cảm ơn các Đại biểu!

Lan Hương

Theo quochoi.vn

Toa thuốc nào để ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực học đường?

Thời gian gần đây, bạo lực học đường xảy ra thường xuyên với tính chất ngày một nghiêm trọng, và đang trở thành vấn nạn chưa có lời giải. Câu hỏi không ít người đặt ra là: Các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường của ngành giáo dục có thực sự mang lại hiệu quả?

Toa thuốc nào để ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực học đường? - Hình 1

Cần sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để ngăn chặn bạo lực học đường. Ảnh minh họa.

Còn nhớ, 20 năm trước, để liên lạc với cha mẹ học sinh nhà trường có sổ liên lạc. Chức năng của cuốn sổ bé bằng nửa tờ giấy A4 đó là mỗi cuối tuần, tổ trưởng và cán bộ lớp sẽ nhận xét về ý thức kỉ luật của mỗi bạn trong lớp, bằng cách viết nhận xét, sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ kí.

Mọi tình hình về điểm số trên lớp, các hoạt động tập thể và thái độ với các bạn trong lớp đều được ghi lại rõ ràng. Tuần nào phụ huynh cũng được yêu cầu kí và nộp lại vào thứ hai tuần tiếp theo.

Tôi còn nhớ năm lớp 6, bạn tổ trưởng khi ấy nhận xét tôi trong sổ: Còn trầm tính, chưa xung phong tham gia các hoạt động của trường. Cô giáo tôi cũng ghi ở phần nhận xét: Gia đình cần thường xuyên nhắc nhở và động viên cháu mạnh dạn hơn. Khi ấy lớp tôi sĩ số 36 nên giáo viên có thể đọc và nhận xét từng học sinh một cách tỉ mỉ.

Sau này không còn hình thức sổ liên lạc viết tay nữa mà đổi sang sổ liên lạc điện tử, thuận tiện và nhanh hơn. Mọi thay đổi về lịch học, thông báo lịch thi đều được thực hiện qua tin nhắn. Còn về tình hình kỉ luật của học sinh, chỉ khi nào đặc biệt nghiêm trọng mới bị gọi hoặc có tin gửi riêng.

Cùng là một hình thức nhằm tạo mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhưng có thể thấy, mối liên kết đó đã bị phai nhạt nhiều. Để rồi đến bây giờ khi mà cả mạng xã hội biết thì mới tới nhà trường và phụ huynh biết, như trong vụ việc bạo hành nữ sinh lớp 9 tại THCS Phù Ủng (Hưng Yên).

Một nhóm 5 học sinh nữ lớp 9 lột quần áo, liên tiếp đấm đá vào vùng mặt một nữ sinh cùng lớp tại trường khiến nữ sinh này phải nhập viện điều trị và có sang chấn tâm lí. Đây không còn là sự việc riêng của một nhóm học sinh nữa mà nó đã trở thành vấn nạn đáng lo ngại của không ít nhà trường, phụ huynh, học sinh.

Thống kê từ Bộ Công an cho biết, mỗi năm Việt Nam phát hiện từ 3.000 - 4.000 vụ bạo lực trẻ em. Thực trạng này đã đến mức báo động, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Các em học sinh là nạn nhân không chỉ hứng chịu sự đau đớn về thể xác mà còn ám ảnh tinh thần trong thời gian dài.

Riêng cuối tháng 3, đầu tháng 4, hàng loạt các vụ bạo lực học sinh đã diễn ra tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Ninh. Đối tượng chủ yếu là các em học sinh THCS và THPT. Bạo lực học đường xảy ra hàng năm nhưng tính chất nghiêm trọng lại ngày một cao ở một số vụ việc trong thời gian gần đây. Nó đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho ngành giáo dục.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc xử lý của các cơ quan chức năng chưa thực sự rốt ráo, một số quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ nên khi áp dụng đã gây bức xúc xã hội.

Trong tọa đàm "Ngăn ngừa bao lực học đường" do báo Tiền Phong tổ chức, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu những lí do dẫn đến tình trạng trên: "Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý, hiếu động và muốn tự khẳng định mình. Một số học sinh chưa được trang bị các kĩ năng sống cơ bản để thích nghi với sự biến đổi của đời sống xã hội.

Những hành vi xấu xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống đã có tác động tiêu cực đến học sinh. Công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng còn thiếu, hướng dẫn ứng xử trong những tình huống cụ thể, thiếu các điều kiện cần thiết để triển khai."

Xét theo góc nhìn pháp luật, đánh người là hành vi phạm pháp cố ý gây thương tích. Trong trường hợp trên nạn nhân còn bị xé quần áo, quay clip và chia sẻ trên mạng xã hội, hành vi đó có thể bị kết vào tội cố ý xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm.

Nhưng điều mà dư luận cũng như các bậc phụ huynh quan tâm lúc này không chỉ dừng lại ở việc giải quyết một sự việc mà làm thế nào để tình trạng bạo lực học đường phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Mọi quy trình đều cần có thời gian đề thực hiện và điều chỉnh, chứ không phải là những biện pháp "rầm rộ" trong một thời gian rồi lại rơi vào quên lãng, sau đó khi phát giác ra những sự việc mới và nghiêm trọng hơn, người ta mới buông một câu thở dài và tự hỏi: Trong suốt thời gian qua chúng ta đã làm được những gì? Mọi giải pháp có thực sự mang lại hiệu quả?

Sự việc học sinh đánh nhau cần nhận được trách nhiệm từ nhiều phía. Có thể kể đến là sự theo dõi từ phía phụ huynh. Sự tin tưởng tuyệt đối, gửi gắm con em mình cho nhà trường là một khoảng trống vô hình được tạo ra cho bố mẹ và các em. Các bậc phụ huynh cần để ý và quan tâm, đôi khi chỉ một câu hỏi đơn giản về mối quan hệ với bạn bè trên lớp cũng đủ để phát hiện và ngăn những vụ việc bạo hành đau lòng.

Trên thực tế, Việt Nam đang có cơ sở pháp lý đầy đủ, có hành lang bảo vệ nhưng phải chăng vì chúng ta đang thờ ơ, vì thế mà về lâu về dài đã biến thành tật xấu chung của xã hội - đó là sự im lặng trước tội ác. Do vậy, muốn chống được vấn nạn này phải tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về pháp luật. Các nhà trường nên lồng ghép chương trình giáo dục trẻ em vào nội dung giảng dạy,...

Theo cô giáo Trịnh Thị Bích Vân, Giáo viên Toán trường THPT chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh: "Để xã hội tốt, mỗi gia đình cần là cái nôi tốt trước đã. Đừng bất cứ chuyện gì xảy ra với một đứa trẻ, cũng đổ hết trách nhiệm lên thầy cô, nhà trường. Chúng ta, những bậc làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Chúng ta hãy dành cho con cái nhiều yêu thương, nhiều sẻ chia hơn."

Đứng trên quan điểm là một phụ huynh, nhà báo Hoàng Anh Tú, Phóng viên báo Sinh viên Việt Nam cho rằng, cần dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe các con, không chỉ là những vấn đề về kiến thức hay điểm số, mà đó còn là những lời khuyên về kĩ năng sống, và hướng dẫn các con nhỏ cách xử lý khi bị bắt nạt ở trường.

Về phía nhà trường, ban lãnh đạo và các thầy cô giáo cần phát huy vai trò của mình. Theo cô Nguyễn Thị Lệ Xuân, Hiệu trưởng trường THPT Mỹ Hào: "Giáo viên chủ nhiệm giữ vị trí then chốt trong việc giảm thiểu bạo lực học đường. Giáo viên cần phải nghiên cứu học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý và tình hình học tập của từng em, từ đó có giải pháp tác động phù hợp. Xây dựng tập thể đoàn kết, yêu thương nhau bằng cách cho học sinh thảo luận về một số chuyên đề như kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, kỹ năng ứng phó với stress. Qua đó, học sinh được thể hiện quan điểm cá nhân và học hỏi được những điều cần thiết."

Còn các em học sinh, cả người đánh và bị đánh, đều là nạn nhân. Điều các em cần bây giờ là sự quan tâm và giáo dục có định hướng từ nhà trường và gia đình. Những biện pháp xử phạt là cần thiết để răn đe song những giải pháp lâu dài để các em phát triển tốt toàn diện là điều cần thiết hơn cả.

Để các em có thể hiểu rằng vấn đề nên giải quyết bằng lý lẽ chứ không phải bằng bạo lực, và khi xảy ra bạo lực, các em phải lên tiếng và chống lại chứ không phải là vô cảm đứng nhìn.

Giáo dục đạo đức và kiến thức giờ đây phải được song hành với nhau, nếu một trong hai thứ bị xem nhẹ sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Nhà trường và gia đình phải là cầu nối để các em có những bước đi vững chắc trên hành trình trở thành công dân có ích.

Thanh Hằng

Theo congluan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà NộiLý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội
07:27:43 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vongDiễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong
09:08:17 19/12/2024
Đây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim AnhĐây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim Anh
07:23:23 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Nhật Kim Anh tuổi 39: Biệt thự xa hoa, đời tư kín tiếng khi mang thai lần 2

Sao việt

13:52:09 19/12/2024
Nhật Kim Anh khép kín đời tư sau đổ vỡ hôn nhân. Nữ ca sĩ nói bản thân trở nên nhạy cảm hơn và không còn cưỡng cầu về tình yêu nam nữ.
Chuyên gia nội tiết cảnh báo nguy cơ mỡ máu, tiểu đường từ đồ ăn vặt thường ngày

Chuyên gia nội tiết cảnh báo nguy cơ mỡ máu, tiểu đường từ đồ ăn vặt thường ngày

Sức khỏe

13:49:49 19/12/2024
Theo BS. Trang, ăn vặt không phải là xấu, nếu chúng ta biết cách kiểm soát và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Bác sĩ khuyến cáo mỗi bữa ăn vặt chỉ nên cung cấp khoảng 200 Kcal và mọi người nên chú ý đến thành phần dinh dưỡng của các loại th...
Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Cục Điện ảnh từ chối cấp phép 15 phim nước ngoài, 1 phim Việt Nam

Hậu trường phim

13:49:44 19/12/2024
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Cục Điện ảnh không cho phép phổ biến 15 phim truyện nước ngoài, 1 phim truyện Việt Nam trong năm qua.
Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Sao âu mỹ

13:43:58 19/12/2024
Trang Celebrity Net Worth cho hay, David Beckham kiếm được 50 triệu USD trong năm nay từ các hợp đồng quảng cáo và nhiều dự án kinh doanh.
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi

Sao châu á

13:38:10 19/12/2024
Nhiều khán giả thừa nhận, vẻ ngoài của mỹ nhân Vô cực dường như không thay đổi bất chấp tuổi tác và việc cô đã qua nhiều lần sinh nở.
Bị từ chối lời cầu hôn, nam thanh niên đốt nhà bạn gái

Bị từ chối lời cầu hôn, nam thanh niên đốt nhà bạn gái

Netizen

13:34:14 19/12/2024
Jyoti có mối quan hệ với một cô gái ở Gopal Sahi. Thanh niên này liên tục gây sức ép buộc cô kết hôn với anh ta. Hắn còn dọa sẽ tiết lộ những khoảnh khắc riêng tư của họ nếu cô không đồng ý.
63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

63 Anh Trai "chịu thua" trước 1 người

Nhạc việt

13:31:40 19/12/2024
Mới đây, YouNet Media - đơn vị truyền thông chuyên đo lường chỉ số thảo luận mạng xã hội vừa công bố danh sách SocialTrend Reply 2024.
Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Trắc nghiệm

13:30:41 19/12/2024
Đây là những con giáp được dự báo có sự nghiệp thuận lợi nhất năm 2025. Thời điểm tốt đẹp đang đến, 4 con giáp này ôm vàng gánh bạc về nhà trong tháng
Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Tv show

13:23:27 19/12/2024
Chương trình hẹn hò được yêu thích của Netflix sẽ quay trở lại vào tháng 1/2025. Nhà sản xuất hứa hẹn đây sẽ là mùa giải kịch tính nhất từ trước đến nay.
5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

Thời trang

12:38:07 19/12/2024
Váy dáng dài dành cho nàng mặc khi đi làm công sở, dạo phố, đi sự kiện hoặc dự tiệc đều phù hợp. Những gợi ý váy dài qua gối mang đến hình ảnh lịch thiệp và chỉn chu đi cùng nét duyên dáng nữ tính đặc trưng của phái nữ.
Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Có màn ra mắt "trong mơ" trước T1 nhưng "biệt đội streamer" có thể tan rã vì bị Riot Games "bóp"

Mọt game

11:54:13 19/12/2024
Trong vài tháng trở lại đây, cái tên Los Ratones đã nổi lên mạnh mẽ trong cộng đồng LMHT tại máy chủ Tây Âu. Lý do là bởi đội tuyển này có sự góp mặt của một loạt streamer, nhà sáng tạo nội dung danh tiếng