Góa phụ và con hành khách MH370 kiện Malaysia Airlines ở Úc
Một góa phụ và hai người con trai của một hành khách trên chuyến bay MH370 mất tích của hãng Malaysia Airlines ngày 24.2 đệ đơn lên tòa án Úc kiện hãng hàng không này, cho biết họ bị “sốc thần kinh”.
Hãng hàng không Malaysia Airlines đối mặt vụ kiện ở Úc liên quan sự mất tích của máy bay MH370 – Ảnh: AFP
Bà Yen Li Chong cùng hai con trai Justin Jia Tian Tan và Javier Jia He Tan có chồng là Chong Ling Tan ngồi ở ghế hạng thương gia trên chuyến bay MH370, theo AFP.
Chiếc máy bay Boeing 777-200ER (chuyến bay MH370), chở 239 người, mất tích kể từ ngày 8.3.2014 sau khi cất cánh từ thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia để đến Bắc Kinh.
Gia đình bà Yen kiện hãng Malaysia Airlines theo Công ước Montreal năm 1999. Theo Công ước này, các hãng hàng không phải có trách nhiệm pháp lý đối với những vụ tai nạn hàng không.
“Bị đơn phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với nguyên đơn bị sốc thần kinh do cái chết của người thân”, AFP dẫn lại đơn kiện của gia đình Yen gửi cho Tòa án Tối cao Victoria. Theo đơn kiện, “máy bay đã không mất tích” nếu Malaysia Airlines không bất cẩn.
Video đang HOT
Đơn kiện cho biết thêm cú “sốc thần Kinh” mà bà góa phụ 49 tuổi cùng hai con trai 19 và 15 tuổi đang phải chịu đựng là “hậu quả trực tiếp từ máy bay mất tích của bị đơn”. Theo AFP, đơn kiện không nêu rõ quốc tịch của ba nguyên đơn, nhưng gia đình này sống ở bang Victoria, Úc.
MH370 được cho là rơi xuống phía nam Ấn Độ Dương, nhưng mãi đến nay nhóm tìm kiếm quốc tế do Úc dẫn đầu vẫn không thể tìm thấy xác máy bay.
Chỉ có một mãnh vỡ dài 2 m trôi dạt vào bờ biển đảo Reunion thuộc Pháp trên Ấn Độ Dương hồi tháng 7.2015 được xác nhận là bộ phận cánh liệng treo (flaperon) của MH370 của chiếc Boeing 777-200ER.
Hồi tháng 10.2014, một gia đình Malaysia đã kiện Malaysia Airlines về tội bất cẩn khiến máy bay mất tích và đây được cho là đơn kiện đầu tiên liên quan đến vụ này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Australia khơi lại giả thuyết có người cố tình làm rơi MH370
Chính quyền Australia có khả năng khơi lại giả thuyết máy bay Malaysia Airlines số hiệu MH370 bị người khác cố tình làm rơi nếu không thể tìm thấy bằng chứng cụ thể về sự biến mất của chiếc phi cơ.
Mảnh vỡ của MH370 được tìm thấy tại đảo Reunion năm ngoái. Ảnh: The Times
Theo IB Times, thông báo này được người đứng đầu ủy ban điều tra vụ MH370 thông báo hôm 16/2, trong thời điểm cuộc tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 bước vào giai đoạn cuối sau khi nó mất tích vào tháng 3/2014.
Martin Dolan, lãnh đạo Cục an toàn giao thông vận tải Australia cho biết, các nhà điều tra đang chuẩn bị thay đổi giả thuyết về những gì xảy ra với chiếc máy bay phản lực chở 239 người trước khi nó mất tích trên đường từ Kualar Lumpur đến Bắc Kinh.
Tới thời điểm này, giới chức cho rằng chiếc phi cơ bay theo chế độ tự động vì phi công mất năng lực điều khiển hoặc tử vong vào thời điểm tai nạn xảy ra. Phi cơ có thể đã rơi xuống phía nam Ấn Độ Dương, nơi đang diễn ra hoạt động tìm kiếm, sau khi hết nhiên liệu. Tuy nhiên, vì không tìm thấy thêm mảnh vỡ nào từ chiếc máy bay số hiệu MH370, các nhà điều tra phải cân nhắc giả thuyết có người đã khống chế máy bay nếu không tìm thấy nó trong vài tháng tới.
"Nếu không tìm thấy nó thì chúng tôi buộc phải cân nhắc rằng có người đã can thiệp vào phi cơ trong những phút cuối", Dolan nói.
Giả thuyết phi công hoặc người thứ ba khống chế máy bay từng được giới chức đưa ra đầu tiên ngay khi nó mất tích.
Theo The Times, mặc dù các nhà điều tra đang cân nhắc giả thuyết này, nhưng nó không thay đổi được dữ liệu về hành trình bay cuối cùng mà vệ tinh và raddar thu được. Tuy nhiên, nó có thể làm thay đổi tính toán về khoảng cách máy bay tiếp tục di chuyển trước khi hết nhiên liệu.
Khu vực tìm kiếm MH370 bao phủ diện tích gần 60.000 km2. Ảnh: News
Dolan đưa ra ý kiến trên sau khi nêu nghi ngờ về kết quả cuộc tìm kiếm đang diễn ra tại phía nam Ấn Độ Dương. Hồi đầu tuần, ông cho rằng có khả năng việc tìm kiếm sẽ "không thành công" vì từ khi tìm thấy một mảnh vỡ được cho là của MH370 hồi tháng 7 năm ngoái đến nay, các nhà điều tra không có thêm phát hiện mới.
Tuần trước, hàng nghìn người sử dụng Internet đã chia sẻ một bài báo về việc Zaharie Ahmad Shah, phi công trên máy bay MH370 còn sống và đang điều trị trong một bệnh viện ở Đài Loan. Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia bác bỏ thông tin này, hứa sẽ cung cấp thông tin mới nhất về MH370 cho công chúng. Malaysia có thể sẽ công bố báo cáo vào ngày 8/3 tới trong lễ kỷ niệm hai năm máy bay mất tích.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Trung Quốc gửi tàu tham gia tìm kiếm máy bay MH370 Trung Quốc đã bắt đầu đưa tàu tham gia vào đội tìm kiếm chiếc máy bay MH370 mất tích gần 2 năm qua, tăng thêm niềm hy vọng trước khi thời hạn tìm kiếm kết thúc. Trung Quốc bắt đầu tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 - Ảnh minh họa: AFP Nhóm tìm kiếm chiếc máy bay mất tích...