Gỡ khó đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu
Theo quy định, các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội… Tuy nhiên, thực tế đang gặp phải nhiêu khó khăn, vướng mắc.
Ảnh minh hoạ/internet
Tại Hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương – sáng 29/4, các đại biểu khẳng định: quy định trên là một trong những điểm nhấn và tiến bộ của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, cái khó khi thực hiện là “đầu ra” cho giáo viên, bởi “định biên” do Bộ Nội vụ quyết định.
Cần đổi mới về tư duy
Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, hiện địa phương này thiếu khoảng 5.000 giáo viên, nhiều nhất là giáo viên mầm non. Tuy nhiên, nếu xác định xong chỉ tiêu theo Nghị định 116 thì cũng khó thực hiện vì biên chế cho giáo viên do Bộ Nội vụ quản lý, trong khi chúng ta đang thực hiện chủ trương chung là tinh giảm biên chế.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trao đổi, mục đích của hội nghị không phải giải quyết được mọi vấn đề của đào tạo, tuyển dụng, sử dụng giáo viên, mà làm sao thống nhất đuợc nhận thức, quan điểm và bàn cách triển khai hiệu quả nhất.
Theo đó, Hội nghị thống nhất cao và quyết tâm triển khai những nội dung của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP vào thực tế. Yêu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng, phát triển đội ngũ giáo viên với nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và bám sát nhu cầu sử dụng là nội dung mà Nghị định này hướng tới.
Cho nên, cần thống nhất rõ trách nhiệm của các bên liên quan như: cơ sở đào tạo, địa phương, bộ ngành khác. Có thể có những vấn đề không thuộc phạm vi Nghị định này, nhưng chúng ta cũng đề cập tới, bởi nếu chỉ ngành Giáo dục thì không thể giải quyết được.
Video đang HOT
Toàn cảnh Hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương – sáng 29/4
Theo Thứ trưởng, cần đổi mới về tư duy. Cơ chế giao nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu không nhìn nhận từ góc độ thị trường, nhưng cũng không nhìn nhận từ góc độ theo cách: Kinh tế kế hoạch, hay bao cấp… Ở đây, trách nhiệm của các trường, địa phương cần chủ động hơn trong xác định nhu cầu, làm việc và công bố công khai nhu cầu, năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo; từ đó các bên gặp nhau, nhưng trên nguyên tắc: lấy chất lượng làm hàng đầu.
Nhấn mạnh đến nguyên tắc đảm bảo cân đối cung – cầu; Thứ trưởng trao đổi: Các giải pháp kỹ thuật mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm nhằm tối ưu hóa, cân đối tốt nhất giữa nhu cầu tuyển dụng, sử dụng và chỉ tiêu đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Nghị định này không thể giải quyết triệt để, hay bảo đảm cân đối cung – cầu tuyệt đối; chúng ta cần tôn trọng cơ chế thị trường, sự lựa chọn của người học và quy trình tuyển dụng sau này. Nhưng chúng ta nhìn nhận rằng, các chính sách của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP tốt hơn trước kia khi chưa có Nghị định này.
Cũng theo Thứ trưởng, các trường cần công khai rất rõ tiêu chí, nhu cầu tuyển sinh, năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo… để địa phương và người học cùng đánh giá, lựa chọn. Quan trọng nhất cần có sự điều phối giữa các bên liên quan, đặc biệt trong những quy trình giao nhiệm vụ, đặt hàng.
Đào tạo giáo viên theo cơ chế đặt hàng và đấu thầu
Sáng 29/4, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự và chỉ đạo Hội nghị.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 đột phá chiến lược mà Đảng đã đề ra trong nhiều kỳ Đại hội. Đặc biệt trong nhiệm kỳ Đại hội lần này, sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người Việt Nam là vấn đề trọng tâm được đặt ra.
Theo Thứ trưởng, quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố then chốt chính là giáo viên, các nhà giáo. Đảng, Nhà nước, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo từ nhiều năm nay và đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt chính sách hỗ trợ tiền học phí cho sinh viên theo học ngành Sư phạm.
Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện, chính sách này đã bộc lộ một số nhược điểm. Nghị định 116/2020/NĐ-CP ra đời tiếp tục thực hiện chính sách trên nhưng nâng tầm lên một bước. Mục tiêu cuối cùng là tăng chất lượng trong công tác đào tạo; từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo viên, đáp ứng yêu cầu về chất và lượng giáo viên tại các địa phương; qua đó góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
Các đồng chí chủ tọa hội nghị.
Trao đổi về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo giáo viên, Thứ trưởng chia sẻ, Nghị định 116/2020/ND-CP khá minh bạch về vấn đề này. Mặc dù Nghị định đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, qua thời gian rất dài và được sự đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan, nhưng đây là vấn đề mới đối với các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên, nên trong quá trình triển khai nội dung Nghị định có thể có nhiều vấn đề đặt ra.
Thứ trưởng đề nghị, hội nghị hôm nay để những người có trách nhiệm trong việc triển khai nội dung Nghị định 116/2020/NĐ-CP hiểu rõ những nội dung căn cốt; đồng thời bàn thảo những vấn đề vướng mắc, những khó khăn phát sinh có thể xảy ra, để Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe; từ đó tiếp tục hoàn thiện dự thảo hướng dẫn.
"Trên cơ sở đó, chúng ta cùng phối hợp triển khai có hiệu quả Nghị định này. Làm sao để có một hệ thống vận hành trơn tru, cân đối giữa cung và cầu. Cung là nơi các cơ sở đào tạo giáo viên, cầu chính là các địa phương"- Thứ trưởng nói, đồng thời đề nghị:
Việc bàn thảo để đi đến thống nhất cách thức thực hiện, phương thức triển khai và sự phối hợp đồng bộ trong toàn hệ thống. Qua đó nhằm triển khai thành công những nội dung của Nghị định, làm sao mang lại lợi ích tốt nhất cho người học. Từ đó, giúp được những sinh viên giỏi vào học các ngành sư phạm.
Cuối cùng là các địa phương hưởng lợi từ nguồn sinh viên giỏi này, vì sau khi tốt nghiệp ra trường, các em về công tác, góp phần nâng cao công tác giáo dục và đào tạo tại các địa phương.
Toàn cảnh hội nghị
Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ nhằm hướng đến các mục tiêu sau:
Thứ nhất, đào tạo sinh viên sư phạm gắn chặt với nhu cầu sử dụng và tuyển dụng giáo viên tại các địa phương dựa trên cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm của các địa phương với các cơ sở đào tạo; đồng thời quy định gắn trách nhiệm của các địa phương từ nhu cầu đến đặt hàng đào tạo, việc bố trí, sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp nhằm tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thực trạng sinh viên sư phạm ra trường làm trái ngành nghề đào tạo đang diễn ra.
Thứ hai, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước thông qua việc cấp đúng đối tượng, đảm bảo mục tiêu hỗ trợ cho sinh viên sư phạm làm đúng ngành. Sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước thông qua quy định sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp, nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ.
Thứ ba, xây dựng mức hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm hợp lý bảo đảm đủ tiền đóng học phí và cơ bản đủ chi trả chi phí sinh hoạt tối thiểu, để sinh viên yên tâm theo học ngành đào tạo giáo viên, đồng thời thu hút được sinh viên giỏi vào học và công tác trong ngành giáo dục, thúc đẩy chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Thứ tư, cho phép các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội để đảm bảo công bằng với việc đào tạo các ngành khác, tránh việc trông chờ vào ngân sách nhà nước đồng thời thúc đẩy việc tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên.
Sinh viên sư phạm sẽ được chọn địa phương làm việc sau khi ra trường Bộ GD-ĐT dự định tổ chức xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên điều phối cung - cầu cho việc tổ chức đặt hàng và nhận đặt hàng đào tạo giáo viên. Sắp tới, sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí khi học, ra...