Giúp giáo viên vượt qua áp lực
Áp lực công việc nghề nào cũng có, với tính chất đặc thù, người làm nghề giáo cần tự trang bị kỹ năng, tìm giải pháp hợp lý để vượt qua áp lực.
Cô Liễu Thị Long, giáo viên Trường THPT Lục Nam trong giờ dạy.
Đồng thời cần có môi trường để khuyến khích, tạo động lực cho thầy cô thay đổi bản thân.
Luôn đặt chữ “tâm” trong nghề
Cô Liễu Thị Long, giáo viên (GV) Trường THPT Lục Nam (huyện Lục Nam, Bắc Giang), chia sẻ: Nhiều người ngoài ngành nghĩ GV chỉ có việc lên lớp dạy học. Tuy nhiên thực tế, ngoài công việc chuyên môn, soạn kế hoạch bài giảng, chấm bài kiểm tra, GV còn phải hoàn thiện nhiều loại sổ sách, nhất là với thầy cô kiêm công tác chủ nhiệm. Cùng với đó là thời gian tự tìm hiểu, đào sâu kiến thức để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Áp lực từ phụ huynh và dư luận xã hội cũng ảnh hưởng nhiều đến người làm nghề giáo. Với sĩ số học sinh trên lớp khá đông, việc quản lý học sinh không hề đơn giản. Thời gian ở trường chỉ 4 – 6 tiếng, nhưng nếu học sinh đánh nhau ngoài trường, GV cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, yêu cầu người thầy luôn phải bình tĩnh, mô phạm và bản lĩnh trong mọi trường hợp…
“Điều vô cùng quan trọng là luôn giữ chữ “tâm” khi làm nghề. Với nghề giáo, nếu không có “tâm” sẽ không bao giờ gắn bó lâu dài. Đó là tâm sáng, yêu trẻ, khoan dung với học sinh, người khác. Đó là tâm đức, đặt đạo đức nghề nghiệp lên trên hết. Đó là tâm huyết, tận tâm với công việc, làm việc có trách nhiệm. GV luôn đặt chữ “tâm” trong nghề giáo, tôi nghĩ rằng mọi khó khăn sẽ vượt qua” – cô Liễu Thị Long cho hay.
Video đang HOT
“Nghề nào cũng có những áp lực riêng. Do vậy, bản thân mỗi người cần tự trang bị cho mình kỹ năng, tìm ra giải pháp hợp lý để vượt qua áp lực”. Chia sẻ điều này, cô Liễu Thị Long cho rằng, đầu tiên GV phải có bản lĩnh vững vàng và tình yêu nghề lớn lao; luôn đặt mình trong hoàn cảnh của học sinh, gần gũi, thông cảm, bao dung thì sẽ có cái nhìn nhẹ nhàng hơn với áp lực của nghề.
Cùng với đó, hãy phân chia thời gian làm việc khoa học, sắp xếp cuộc sống hợp lý; ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy; tận dụng sức mạnh làm việc nhóm, tránh ôm đồm quá nhiều việc; sẵn sàng học hỏi từ đồng nghiệp; giữ tinh thần lạc quan, cái nhìn tích cực về cuộc sống…
Là người trải qua cả môi trường công lập và tư thục, cô Trần Thị Hội, GV Trường Olympia, Hà Nội, cũng khẳng định nghề giáo rất nhiều áp lực, nhưng áp lực trước tiên là từ chính mình.
Áp lực vì thầy cô phải là mẫu mực để học trò noi gương; áp lực từ phía học sinh, phụ huynh kỳ vọng về kiến thức chuyên môn vững vàng, ứng xử khôn khéo, linh hoạt; áp lực từ nhà trường, xã hội ở những tiêu chí cao về chất lượng và hiệu quả giáo dục con người.
Để vượt qua các áp lực, theo cô Trần Thị Hội, trước hết người làm giáo dục phải tự tin vào những năng lực tích cực của mình, về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giáo dục. Muốn có được sự tự tin và bản lĩnh ấy, thầy cô cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng. Có một điều đặc biệt là GV cần sự bao dung và một tư duy “mở”, bởi bản thân học sinh rất tức thời và nhanh chóng thích ứng trong bối cảnh mới. Do đó, việc dạy học trò, học hỏi đồng nghiệp và chia sẻ, đồng hành cùng học trò vô cùng cần thiết, hữu ích.
“Tuy nhiên, rất cần một cơ chế giáo dục mở từ phía nhà trường, cách nhìn nhận đa diện từ phía phụ huynh học sinh. Bản thân GV muốn thay đổi, muốn đổi mới phải có sự đồng bộ từ nhiều phía, nhất là cộng đồng xã hội; sự ủng hộ và động viên của đồng nghiệp và nhà trường, phụ huynh. Có tư duy mới đã khó nhưng thực hiện cái mới còn khó hơn” – cô Trần Thị Hội chia sẻ.
Ảnh minh họa Internet.
Tạo động lực cho GV
Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi GV đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học sẽ hạnh phúc, nhà trường sẽ hạnh phúc. Thay vì làm những điều lớn lao, cao xa, mỗi GV cần học cách làm những việc giản dị nhưng vô cùng hiệu quả như: Bình tĩnh lắng nghe; đặt mình vào vị trí của người khác khi xử lý công việc; chú ý đến cảm xúc của người khác khi làm việc; gọi tên cảm xúc; sẵn sàng nói lời xin lỗi; kết nối và mở lòng, cùng nhau đưa ra giải pháp.
Chia sẻ điều này, ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, chỉ ra một số rào cản đối với động lực làm việc của GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục như: Tâm lý ngại thay đổi; thiếu kiến thức và kỹ năng để thực hiện hiệu quả công việc theo hướng mới; sợ thất bại, sợ bị đánh giá, phê bình; thiếu sự chia sẻ, đồng thuận từ hiệu trưởng, ban giám hiệu, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng; thiếu các nguồn lực cần thiết phục vụ cho đổi mới.
Nhiều GV chưa trang bị cho mình năng lực cốt lõi như tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề… Bên cạnh đó là tình trạng hiểu chưa đầy đủ, chưa đúng về chương trình mới dẫn tới việc lúng túng, căng thẳng, áp lực cho hiệu trưởng, GV. Do vậy, cần có một môi trường để khuyến khích, tạo động lực cho GV thay đổi bản thân. Chỉ khi bản thân GV thay đổi tích cực mới mong thay đổi được học sinh.
Để tạo động lực, giảm áp lực cho GV, ông Đặng Tự Ân cho rằng, hiệu trưởng cần hiểu rõ các loại nhu cầu (nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, liên kết/giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định) tác động đến tâm lý làm việc của GV, từ đó có biện pháp phù hợp. Một trong những tác động cải thiện cảm xúc của GV trong trường chính là sự thấu cảm. Trong nhà trường cần có được sự thấu cảm, lan tỏa sự tin tưởng, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ và bao dung.
“Xây dựng trường học hạnh phúc là giải pháp cơ bản nhất nhằm làm giảm áp lực cho GV. Trong đó, hiệu trưởng là người gieo mầm, cánh chim đầu đàn, người cầm lái tiên phong của nhà trường. Phải tạo cảm xúc tích cực có mục đích, có ý nghĩa đối với mọi thành viên trong nhà trường, “bằng con tim và sự tin tưởng”, bằng sự gieo mầm, lan tỏa và kiến tạo của người hiệu trưởng. Phương châm là: Hiệu trưởng hạnh phúc mới có thể kiến tạo được nhà trường hạnh phúc. Hạnh phúc là cảm nhận của mỗi thành viên nhằm thay đổi cảm xúc để hướng tới chất lượng nhà trường” – ông Đặng Tự Ân nêu quan điểm.
Đông Triều: Trên hành trình chuyển đổi số...
Ngành Giáo dục thị xã là một trong những đơn vị tiên phong trong thử nghiệm, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, trở thành điểm sáng về chất lượng GD&ĐT của tỉnh.
Trường Tiểu học Quyết Thắng (phường Mạo Khê) sử dụng hệ thống camera trong dự giờ, thăm lớp.
Tiết học Tiếng Việt của học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Quyết Thắng (phường Mạo Khê) luôn diễn ra khá sôi nổi. Giáo viên đứng lớp giảng bài điện tử trên máy chiếu. Học sinh chia nhóm, sử dụng máy tính bảng để thảo luận bài học. Sự hỗ trợ của CNTT giúp cô và trò có một tiết học thú vị, tràn đầy sự hứng khởi.
Cô giáo Lê Thị Thu, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Không chỉ ứng dụng các thiết bị CNTT, hiện 100% giáo viên nhà trường thực hiện chuyển đổi hồ sơ sổ sách bản giấy sang sổ sách điện tử (sổ điểm điện tử, học bạ điện tử); sử dụng phần mềm tiện ích như Smas, Emis, EQMS Zoom meeting, Google meeting trong dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý học sinh; sử dụng các phần mềm để học tập nâng cao trình độ và có nguồn học liệu dồi dào qua các nền tảng như Blockchain, Big Data...
Đến nay, 100% các đơn vị trường học, cơ sở tư thục trên địa bàn thị xã thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý trường học Smas, có thể kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT. 75/75 trường học, hơn 2.300 cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo hệ thống phòng giáo dục điện tử với một số chức năng chủ yếu là soạn duyệt kế hoạch bài giảng, cung cấp kho dữ liệu giáo án, bài giảng điện tử...
Hệ thống dữ liệu, thông tin cán bộ - giáo viên - nhân viên - học sinh được các đơn vị cập nhật đầy đủ, chính xác lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục dưới sự chỉ đạo linh hoạt của Sở GD&ĐT. Hệ thống email tên miền @dongtrieu.edu.vn với hơn 2.300 tài khoản và 96 website các đơn vị, hoạt động ổn định, phục vụ công tác tuyên truyền, trao đổi văn bản chỉ đạo và cung cấp công cụ giảng dạy trực tuyến Google Meet. Hệ thống tuyển sinh đầu cấp sau 5 năm được triển khai, hoạt động ổn định với tỷ lệ đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1, lớp 6 đạt từ 72-85%, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công của ngành.
Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Quyết Thắng (phường Mạo Khê) sử dụng máy tính bảng trong thảo luận bài học.
Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục thị xã tiếp tục được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp nói chung, hạ tầng CNTT nói riêng. Đến nay, tất cả các đơn vị trường trên địa bàn thị xã được trang bị ít nhất 1 đường truyền internet tốc độ cao (67/75 trường có 2 đường truyền FTTH riêng biệt); 68 trường lắp đặt hệ thống camera phục vụ công tác quản trị, công khai trong trường học; 100% các trường học thường xuyên sử dụng kí số cho các văn bản lưu thông trên internet; 98,6% các lớp học lắp đặt các thiết bị CNTT phục vụ công tác dạy và học.
Năm học 2021-2022, Phòng GD&ĐT thị xã phối hợp với các trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh, Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức 5 đợt tập huấn nhằm phát huy năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nội dung tập trung: Kỹ thuật dạy học trực tuyến tăng khả năng tương tác trên các phần mềm Meet, ZOOM, Microsoft Teams; kỹ năng soạn giảng E-learning, soạn giảng các bài giảng điện tử, tạo các video bài giảng...
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục, thị xã tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm 2022, đoàn học sinh của thị xã lần thứ 11 liên tiếp dẫn đầu Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh; 3 học sinh đoạt giải khuyến khích Hội thi Tin học trẻ toàn quốc; Phòng GD&ĐT thị xã có 1 giải pháp đoạt giải nhì Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ VIII, năm 2020-2021.
Đảm bảo cung ứng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản về thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cung ứng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023. Đảm bảo cung ứng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào...