Giúp con học ngoại ngữ hiệu quả: “Đúng liều” mới có tác dụng

Theo dõi VGT trên

Không ít cha mẹ băn khoăn về “liều lượng” thế nào thì đạt “tác dụng” tối đa của việc cho con học ngoại ngữ sớm.

Giúp con học ngoại ngữ hiệu quả: Đúng liều mới có tác dụng - Hình 1

Ảnh minh họa. Ảnh: IT.

Dục tốc bất đạt…

“Cây tre phải mất 4 năm để mọc được 3cm, nhưng từ năm thứ 5 trở đi, nó có thể mọc 30cm mỗi ngày, chỉ trong vòng 6 tuần nó có thể mọc được 15m. Thực ra, cây tre đã sử dụng 4 năm đầu chỉ để phát triển bộ rễ” – Đây là luận điểm mà TS Vũ Thu Hương, Trung tâm Giáo dục kỹ năng Cá Siêu Quậy đưa ra để bảo vệ quan điểm “không nên ép trẻ học ngoại ngữ quá sớm”.

Theo TS Vũ Thu Hương, các bố mẹ thường nghĩ con cần học ngoại ngữ càng sớm càng tốt là sai lầm. Từ tuổi 0 đến 6, ngoài việc phải học rất nhiều kĩ năng, con cần tập trung sức lực để lớn lên, phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần. Đó là giai đoạn phát triển nền tảng. Vì thế, những món nền tảng như sức khỏe, kĩ năng, đạo đức cần được đặc biệt chú trọng giáo dục.

Vấn đề khi nào nên cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ luôn thu hút nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh với các luồng ý kiến trái chiều. Có những phụ huynh muốn cho con học ngoại ngữ càng sớm càng tốt nhưng cũng có những người rất bình tĩnh để con tự học theo nhu cầu, lại có cả những người “không quan tâm lắm”.

ThS Đinh Thị Thu Hoài – Giám đốc Trung tâm Đào tạo kỹ năng sống Insight, phụ huynh của 2 học sinh có vốn tiếng Anh “đủ dùng” cho biết, chị không gây áp lực cũng không quá chú trọng việc ép con học tiếng Anh mà để con tự giác.

ThS Đinh Thị Thu Hoài kể: Tôi đã chứng kiến con của một người bạn hồi khoảng 4 – 5 tuổi toàn nói tiếng Anh là chính, ít khi thấy cháu giao tiếp bằng tiếng Việt, đến nỗi cứ khi bé khóc mà mẹ nói với bạn ấy một câu tiếng Anh là nín ngay. Hầu như đứa trẻ không mấy quan tâm đến những lời dỗ dành bằng tiếng Việt.

Trường hợp khác là bạn học cùng lớp với con gái tôi, nói tiếng Anh rất giỏi nhưng học các môn trên lớp cực kỳ vất vả vì đọc không hiểu yêu cầu của bài, không biết dùng từ nào trong tiếng Việt để trả lời. Trong lớp, bé cũng rất cô đơn vì không thể giao tiếp với các bạn, không hiểu hết ý các bạn nói và không biết nói lại với các bạn như thế nào. Ngay cả những từ đơn giản cũng không diễn tả được bằng tiếng Việt.

“Trẻ tiếp xúc sớm với ngoại ngữ cũng tốt nhưng không nên quá tập trung mà quên tiếng Việt. Trước tiên, cha mẹ hãy dạy con ý thức trau dồi tiếng mẹ đẻ. Từ đó tạo nền tảng để học thêm các ngôn ngữ khác. Bởi, những đứa trẻ được đầu tư quá mức vào ngoại ngữ dễ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt thường ngày. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức, mở rộng các mối quan hệ khi trẻ sinh hoạt và học tập trong môi trường chuyên sử dụng tiếng Việt”, ThS Đinh Thị Thu Hoài nêu quan điểm.

Giúp con học ngoại ngữ hiệu quả: Đúng liều mới có tác dụng - Hình 2
Ảnh minh họa. Ảnh: IT.

Video đang HOT

Đủ “liều” sẽ phát huy tác dụng

Trái ngược với những phụ huynh đầu tư cho con học ngoại ngữ bằng mọi giá, chị Thuỳ Dương (Đông Anh, Hà Nội) lại cho rằng: Đọc viết tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào đó chỉ là thứ công cụ để con sử dụng sau này khi ra đời. Con sẽ làm chủ được công cụ đó rất nhanh khi chúng nhận thức được sự cần thiết.

Từ kinh nghiệm cá nhân, chị Thuỳ Dương nhận định: Khi trưởng thành hơn, xác định được mục tiêu rõ ràng, học ngoại ngữ sẽ nhanh và nhớ rất lâu. Bản thân chị, làm quen với tiếng Anh từ khoảng lớp 3 nhưng chỉ thực học và đạt trình độ cao khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học.

Đồng quan điểm với chị Thùy Dương, TS Vũ Thu Hương cho rằng: Ở mỗi một giai đoạn của cuộc đời, ta chỉ nên chú trọng vào phát triển một nhiệm vụ nào đó. Nếu tham lam ép con học tất cả, con sẽ học rất rộng nhưng không sâu. Sau đó, mọi thứ sẽ chỉ mờ nhạt, luễnh loãng chứ không sâu sắc, rõ nét.

Vì thế, theo TS Vũ Thu Hương, các cha mẹ cần kiên nhẫn. Đó không phải chỉ là sự nhẫn nhịn khi giáo dục con, mà còn là kiên nhẫn dìu con từng bước nhỏ nhưng chắc chắn trong suốt những năm tháng đầu đời.

Nhất trí với quan điểm, học ngoại ngữ sớm cũng là một cách rèn luyện kỹ năng cần thiết cho trẻ, TS Vũ Thu Hương đồng thời nhấn mạnh: Mọi sự học đều có lợi ích nhất định. Không thể phủ nhận, học ngoại ngữ là một trong những phương pháp rèn luyện kỹ năng, “một tên hai đích”. Tuy nhiên, để có được điều này, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến yếu tố “liều lượng” trong việc đầu tư vào vấn đề học ngoại ngữ của trẻ.

Để làm được điều này, các bậc cha mẹ hãy chọn thời điểm khi khả năng nói tiếng Việt của con đạt đến mức tiêu chuẩn lứa tuổi, thông hiểu lời người khác nói và biết diễn đạt mong muốn của mình một cách rõ ràng. Cần lưu ý, khả năng ngôn ngữ của mỗi trẻ là khác nhau nên việc chọn thời điểm cho con làm quen với ngoại ngữ giữa các trẻ là không giống nhau.

“Việc cho trẻ làm quen với ngoại ngữ nên được thực hiện một cách tự nhiên, tránh ép buộc và ép mục tiêu. Được như vậy, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui ngay trong việc học. đồng thời rèn được kỹ năng giao tiếp, tính kiên trì, trí tưởng tượng và ưa thích khám phá”, TS Vũ Thu Hương khuyên.

Với kinh nghiệm nuôi dạy hai con được gọi là thành công với việc học ngoại ngữ, ThS Đinh Thị Thu Hoài chia sẻ: Khi trẻ khoảng 4 – 5 tuổi có thể bắt đầu làm quen ngoại ngữ nhưng chỉ nên ở mức độ ít. Vì với người Việt, tiếng Việt vẫn quan trọng nhất.

Theo ThS Đinh Thị Thu Hoài: Học ngoại ngữ có thể rèn khả năng kiên trì và kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt rõ ràng và phát triển trí tưởng tượng.

Cụ thể, với việc hỗ trợ rèn tính kiên trì: Khi trẻ cần chú tâm để nhớ một từ mới, hoặc cách phát âm chưa chuẩn, trẻ sẽ phải nói đi nói lại cho đúng. Cùng đó, học ngoại ngữ rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt rõ ràng và phát triển trí tưởng tượng: Học ngoại ngữ ở lúc nhỏ thường các thầy cô sẽ cho các con học qua hình ảnh, clip và yêu cầu các con nhắc lại, nói lại thứ mình nghe/quan sát được nên con phải tư duy tìm những từ đã biết để nói về từ mới – đây là cơ hội phát triển tư duy ngôn ngữ.

Học ngoại ngữ cũng có nhiều bài tập đóng vai, thuyết trình nên các con được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình một cách tự nhiên. Trên tất cả, đối với trẻ nhỏ, khi chúng chưa tự xác định được mục tiêu, cha mẹ cần nêu cao vai trò gia giảm liều lượng phù hợp để mọi đầu tư có hiệu quả, tránh áp lực cho trẻ và những hệ lụy không mong muốn.

Phân biệt giàu - nghèo qua lớp tiếng Anh

Học ngoại ngữ sớm được cho là tốt đối với trẻ. Nhưng việc cha mẹ cố nhét con vào các lớp tiếng Anh, lớp chuyên ngữ đặc biệt từ nhỏ chưa hẳn là tốt.

Phân biệt giàu - nghèo qua lớp tiếng Anh - Hình 1

Cha mẹ cố nhồi nhét con vào các lớp tiếng Anh quá sớm chưa hẳn đã tốt cho con. Ảnh minh họa.

"Nhồi" con vào lớp VIP

Ngày nay, trẻ được đầu tư học ngoại ngữ từ rất sớm. Nhiều gia đình, con chưa nói thạo tiếng Việt đã được học thêm tiếng Anh. Họ cho rằng, nếu trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh ở những năm đầu đời và có sự cân bằng giữa các ngôn ngữ thì trẻ sẽ có nhiều lợi thế trong việc học ngoại ngữ. Theo đó, trẻ sẽ có giọng tiếng Anh tốt hơn, có thời gian thực hành nhiều hơn...

Tuy vậy, việc học tiếng Anh sớm còn kéo theo cả những mong muốn được "nhét" con vào lớp chọn, lớp ngoại ngữ ở trường. Chính những điều này khiến trẻ có sự phân biệt so với bạn bè.

Khác biệt giàu nghèo trong xã hội là điều không tránh khỏi. Nhưng sự khác biệt ấy, chẳng cần cách xa lắm về địa lý hay hoàn cảnh. Sự chênh lệch giàu nghèo có khi nằm ngay trong một ngôi trường, chỉ khác một chút là việc đóng phí cho những hạ tầng khác nhau nên mới sinh ra những lớp học sinh giàu, lớp học sinh bình thường.

Chuyên gia Nguyễn Hoài Linh - giảng viên tâm lý Học viện Thanh Thiếu niên - cho rằng: Chúng ta quy định học sinh mặc đồng phục để không phân biệt giàu nghèo. Điều này cũng là để trẻ con dù gia đình có điều kiện hay không, dù bên ngoài xã hội ăn mặc rất đắt tiền nhưng khi bước vào môi trường giáo dục thì bình đẳng như nhau.

Kể cả việc cho các em ăn chung bữa trưa cũng nhằm đảm bảo sự công bằng đối với tất cả học sinh. Vì vậy, trong một ngôi trường, có sự phân biệt giữa lớp nhiều tiền và lớp ít tiền, lớp ngoại ngữ và lớp "thường" là điều không nên.

Cô Linh cũng nhận định, số tiền phụ huynh có điều kiện nộp cho trường để con mình được thêm tiện nghi, có khi chênh hàng triệu đồng mỗi tháng so với một học sinh lớp thường, làm mơ hồ nảy sinh cái gọi là phân biệt đẳng cấp trong lòng những đứa trẻ. Điều này có thể gặp ở mọi trường tư.

Trường càng hào nhoáng, mức thu càng cao, và để có nhiều học sinh, thì không thể chỉ nhận những học sinh mà gia đình sẵn sàng nộp phí cao, phải có những gia đình bình thường khác nữa.

Nếu học sinh ở các cấp học cao hơn, việc phân biệt lớp học ngoại ngữ để các em có những lựa chọn cho hướng đi cho mình. Có nghĩa nếu được vào học các lớp này, các em sẽ tập trung nhiều hơn cho con đường đã vạch ra phía trước. Thế nhưng, phân biệt các lớp ở cấp học mẫu giáo thì quá sớm và không tốt cho nhiều trẻ.

"Tôi từng chứng kiến sự phân biệt khoảng cách từ các lớp học này không chỉ ở học sinh, mà còn cả cha mẹ các em. Nhiều phụ huynh nhìn thấy các bạn được học lớp "tốt", chất lượng, học phí cao và cảm thấy mình không lo đủ đầy, để con thua thiệt so với bạn bè. Có người còn tự ti, ngại giao tiếp với chính những phụ huynh ở các lớp học đặc biệt này", cô Linh chia sẻ.

Nguyễn Hà Vy - học sinh ở Hà Nội - cho biết: "Ngoài những buổi học phải mặc đồng phục, chúng em được mặc trang phục tự chọn. Nhiều bạn con nhà giàu có nhiều quần áo rất đẹp và đắt tiền. Kể cả cặp sách, đồ dùng cũng đều là loại tốt nhất.

Có bạn từ bé đến lớn đi học toàn được dùng đồ xách tay ở nước ngoài về. Hầu hết những bạn này đều ở lớp có mức học phí cao như lớp song ngữ, lớp tiếng Anh".

Trẻ phân biệt, người lớn tự ti

Trẻ dễ nhận ra sự giàu - nghèo theo suy nghĩ của từng độ tuổi. Với trẻ ở mầm non, giàu, nghèo đơn giản chỉ là bạn có nhiều đồ hơn mình. Thậm chí là bạn nhiều quần áo đẹp hơn cũng được coi là giàu hơn.

Lớn hơn, học sinh cấp THPT còn dễ dàng nhận dạng giàu nghèo qua các thiết bị "tốn kém" hơn như điện thoại, phương tiện đi lại. Nhưng, trẻ dễ xa cách hơn khi có những lớp vốn dĩ tên gọi đã thể hiện sự khác biệt.

Hiện, rất nhiều trường mầm non xây dựng lớp thường và lớp học tiếng Anh. Giữa các lớp học này, trẻ có sự khác nhau lớn nhất về chi phí học tập. Thông thường, lớp tiếng Anh sẽ đóng học phí cao hơn nhiều, giờ học ngoại ngữ cũng nhiều hơn và một số chính sách ưu đãi hơn. Vì vậy, trẻ đi học cũng tự có sự phân biệt với nhau.

Ví dụ, trong một trường mầm non, lớp học tiếng Anh sẽ có ít học sinh hơn, được học ngoại ngữ với giáo viên nước ngoài, được đi dã ngoại hàng tháng... Theo đó, chi phí học tập gấp đôi so với lớp thường khác.

"Bất lợi lớn nhất chính là tạo ra các tầng đẳng cấp trong một trường. Điều này khiến cho học sinh cũng tự phân biệt giàu nghèo với nhau. Có những em nhạy cảm không được học trong điều kiện như các bạn khác sẽ cảm thấy tự ti. Còn những em được học sẽ có thể dẫn đến coi thường các bạn khác" - cô giáo Trần Ngọc Mai (Trường THPT Bảo Thắng, Lào Cai) chia sẻ.

Cô Mai cho biết thêm, một số nơi, phụ huynh còn mong muốn góp tiền để con có những chế độ đặc biệt hơn. Con được giao tiếp với người nước ngoài, thuê chuyên gia nước ngoài về dạy hoặc hướng dẫn trong các buổi ngoại khóa... Thậm chí, cha mẹ các em còn thiết tha được trang bị cơ sở vật chất tốt cho lớp của con.

Tuy nhiên, không có nhà trường nào dễ dàng đáp ứng và đồng ý để điều đó xảy ra. Đơn giản là vì sẽ gây ra sự mất công bằng ngay trong môi trường giáo dục. Học sinh sẽ không thể hiểu vì sao lớp này có máy điều hòa mát rượi mà lớp kia thì nóng bức... Trừ khi cha mẹ các em đóng góp để tất cả học sinh trong trường được hưởng thụ lợi ích như nhau, như trồng cây xanh, lát gạch sân trường, xây khuôn viên...

"Từ suy nghĩ của những người đóng nhiều tiền tự cho mình cái quyền của khách hàng mà đặt ra yêu cầu cho giáo dục sẽ dẫn đến suy nghĩ của trẻ em, so sánh, coi thường. Thậm chí là cả thiếu tôn trọng mọi người. Như vậy, lớp tiếng Anh, tiếng Pháp... khi con còn quá nhỏ cũng khiến thầy cô gặp nhiều khó khăn trong việc dạy dỗ các em", cô Mai nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm: Người cô ruột hé lộ thông tin bất ngờNghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm: Người cô ruột hé lộ thông tin bất ngờ
08:51:32 05/04/2025
Hình ảnh được chia sẻ nhiều nhất lúc này của Hoa hậu Thùy Tiên sau khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bị bắtHình ảnh được chia sẻ nhiều nhất lúc này của Hoa hậu Thùy Tiên sau khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bị bắt
09:08:32 05/04/2025
Truy nã quốc tế Chủ tịch HĐQT Công ty Cây xanh Công Minh gây thiệt hại 100 tỷ đồngTruy nã quốc tế Chủ tịch HĐQT Công ty Cây xanh Công Minh gây thiệt hại 100 tỷ đồng
12:04:32 05/04/2025
Video Kim Soo Hyun ê chề khi bị ông lớn mắng mỏ, xem phản ứng của đồng nghiệp xung quanh mới càng xấu hổVideo Kim Soo Hyun ê chề khi bị ông lớn mắng mỏ, xem phản ứng của đồng nghiệp xung quanh mới càng xấu hổ
11:06:33 05/04/2025
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ mang vali tiền mặt để mua 15kg vàng ở MalaysiaXôn xao hình ảnh người phụ nữ mang vali tiền mặt để mua 15kg vàng ở Malaysia
09:49:05 05/04/2025
Địa Đạo bị chê bai vô lý, 1 mỹ nhân Việt phản bác cực gắt khiến netizen vỗ tay rần rầnĐịa Đạo bị chê bai vô lý, 1 mỹ nhân Việt phản bác cực gắt khiến netizen vỗ tay rần rần
12:33:10 05/04/2025
Quang Linh Vlogs: Từ thần tượng của giới trẻ đến ánh hào quang vụt tắtQuang Linh Vlogs: Từ thần tượng của giới trẻ đến ánh hào quang vụt tắt
08:33:37 05/04/2025
Mạc Hồng Quân mất ngủ chăm Kỳ Hân chấn thương nặng vì pickleball, chân dài V-biz xúc động trong đau đớnMạc Hồng Quân mất ngủ chăm Kỳ Hân chấn thương nặng vì pickleball, chân dài V-biz xúc động trong đau đớn
09:32:23 05/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tôn Bằng 'hả hê' khi Hằng Du Mục đi tù, giành con, CĐM 'thừa nước đục thả câu'?

Tôn Bằng 'hả hê' khi Hằng Du Mục đi tù, giành con, CĐM 'thừa nước đục thả câu'?

Netizen

14:34:24 05/04/2025
Việc Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc lừa dối khách hàng đang khiến dân tình xôn xao. Giữa lúc này, tài khoản TikTok của Tôn Bằng - chồng cũ người ngoại quốc của Hằng Du Mục bất ngờ livestream, thu hút sự chú ý.
Những thay đổi của danh ca Khánh Ly sau cơn đột quỵ thập tử nhất sinh

Những thay đổi của danh ca Khánh Ly sau cơn đột quỵ thập tử nhất sinh

Sao việt

14:32:46 05/04/2025
Trước đây chưa từng có ai khuyên được Khánh Ly bỏ thuốc lá, tuy nhiên sau cơn đột quỵ đầu tháng 3, bà phải từ bỏ thói quen này theo lời bác sỹ.
Ngọc nữ có vẻ ngoài thánh thiện "tái mặt" nhận cái kết không ngờ sau khi lộ bản chất thật

Ngọc nữ có vẻ ngoài thánh thiện "tái mặt" nhận cái kết không ngờ sau khi lộ bản chất thật

Sao châu á

14:30:31 05/04/2025
Do năng lực yếu kém cũng như thái độ trốn trách tránh nhiệm gây bức xúc của Trần Đức Dung, nhiều nghệ sĩ nữ trong Đạp Gió đã từ chối làm việc cùng nàng thơ phim Quỳnh Dao .
Thủ tướng Israel sẽ là nguyên thủ đầu tiên gặp ông Trump sau vụ áp thuế

Thủ tướng Israel sẽ là nguyên thủ đầu tiên gặp ông Trump sau vụ áp thuế

Thế giới

14:30:25 05/04/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu được cho là đang có kế hoạch gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng vào tuần tới nhằm bàn về vấn đề áp thuế của Mỹ.
Campuchia giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Campuchia giảm thuế hàng Mỹ từ 35% xuống 5%

Pháp luật

14:27:05 05/04/2025
Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo lập tức giảm thuế các nhóm hàng nhập khẩu Mỹ từ mức cao nhất là 35% xuống còn 5%.
Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Tin nổi bật

13:50:28 05/04/2025
Một trường tiểu học tại Đắk Lắk bị phụ huynh phản ánh việc tổ chức dạy thêm dưới hình thức các câu lạc bộ, thu tiền với mức 130.000 đồng/tháng/học sinh.
"Team qua đường" gặp Văn Hậu và Hải My hẹn hò gần biệt thự bạc tỷ mới xây, mỹ nhân khoe chân dài cực phẩm

"Team qua đường" gặp Văn Hậu và Hải My hẹn hò gần biệt thự bạc tỷ mới xây, mỹ nhân khoe chân dài cực phẩm

Sao thể thao

13:41:52 05/04/2025
Hôm 4/4, team qua đường bắt gặp hậu vệ Đoàn Văn Hậu và bà xã Doãn Hải My cùng nhau hẹn hò đi dạo ở công viên gần nơi sinh sống.
Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, suốt 150 năm mới thấy 7 mẫu vật

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, suốt 150 năm mới thấy 7 mẫu vật

Lạ vui

13:36:39 05/04/2025
Cá voi răng thuổng, thuộc họ cá voi mõm dài, được đặt tên dựa trên hình dạng răng giống với lưỡi dao để mổ truyền thống từng được sử dụng để bóc mỡ cá voi. Kể từ thế kỷ 19 đến nay, chỉ có 7 mẫu vật của loài này được ghi nhận,
9 "nữ hoàng bikini" gây bão màn ảnh 2 thập kỷ: Những khoảnh khắc đỉnh cao không thể bỏ lỡ!

9 "nữ hoàng bikini" gây bão màn ảnh 2 thập kỷ: Những khoảnh khắc đỉnh cao không thể bỏ lỡ!

Hậu trường phim

13:33:53 05/04/2025
Hollywood đã biến hình ảnh bikini từ một chi tiết thời trang thành biểu tượng văn hóa, và 10 nữ diễn viên này là minh chứng sống động cho điều đó.
Cuộc đời thay đổi của "công chúa băng giá": Bị ngầm cấm sóng suốt 10 năm, phải "bỏ xứ" để được cầm mic trở lại

Cuộc đời thay đổi của "công chúa băng giá": Bị ngầm cấm sóng suốt 10 năm, phải "bỏ xứ" để được cầm mic trở lại

Nhạc quốc tế

13:27:42 05/04/2025
Dù không còn chỗ đứng ở Kpop, Jessica vẫn chứng minh sức hút và bản lĩnh của mình, tiếp tục theo đuổi đam mê theo cách riêng.
2 con giáp sắp tạm biệt vận xui, bước vào thời kỳ huy hoàng, 1 con giáp đã giàu lại càng giàu hơn

2 con giáp sắp tạm biệt vận xui, bước vào thời kỳ huy hoàng, 1 con giáp đã giàu lại càng giàu hơn

Trắc nghiệm

12:44:42 05/04/2025
Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé.5 con giáp oanh tạc bảng xếp hạng may mắn ngày 4/4 Thanh minh 2025 có 5 con giáp