Giúp “cô nuôi dạy trẻ” TP Hà Tĩnh hiểu sâu về phương pháp dạy học STEAM
136 giáo viên thuộc 25 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh được tập huấn về chương trình: Thiết kế – giảng dạy – đánh giá bài giảng STEAM trong hệ thống giáo dục mầm non.
Trong 2 ngày (5 – 6/12), Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Tĩnh phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục và Công nghệ tổ chức khóa học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thuộc 25 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
Tại khóa học, các học viên được giảng viên của Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục và Công nghệ, truyền đạt về phương pháp giáo dục STEAM, hiểu đúng về các thành tố STEAM, dự giờ dạy “Vũ điệu của sữa” do giáo viên thực hiện với trẻ; dự giờ dạy “Chiếc xe của thỏ trắng” do giáo viên thực hiện với lớp học giả định mà “trẻ” chính là các cô để có sự nhìn nhận ban đầu về việc áp dụng phương pháp STEAM theo qui trình 5E và quy trình Design Thinking trong tổ chức 1 hoạt động giáo dục cho trẻ.
Học viên cũng nghe giảng viên trao đổi về cách thiết kế, xây dựng 1 bài giảng STEM, cách đánh giá trẻ tham gia hoạt động giáo dục theo STEAM để biết cách định hướng kiến thức, thực tiễn, sản phẩm và kỹ năng cho 1 hoạt động giáo dục theo STEAM.
Phương pháp này nhằm gợi hứng thú cho trẻ em về môi trường, những ý tưởng trong việc dạy và học với STEAM; phát triển nguồn tài nguyên và cơ hội học tập hỗ trợ STEAM.
Video đang HOT
Các giáo viên tham gia thực hành, trải nghiệm theo nhóm, thiết kế, tạo ra các sản phẩm, đồ dùng dạy học.
Bên cạnh việc học lý thuyết, các giáo viên còn được tham gia thực hành, trải nghiệm theo nhóm, thiết kế, tạo ra các sản phẩm, đồ dùng dạy học làm từ các nguyên vật liệu tái chế, đồ dùng gia đình như ly nhựa, giấy bạc, thùng cát tông….
Các sản phẩm phải đạt được mục tiêu là giúp cho trẻ em phát triển tính sáng tạo, tư duy suy xét giao tiếp thông tin và cộng tác với người xung quanh.
Trong quá trình thực hành, các giáo viên cùng nhau thảo luận, thống nhất và thuyết trình về quá trình hình thành ý tưởng thiết kế tạo ra sản phẩm của nhóm.
Sau phần trải nghiệm thú vị này, các học viên đã rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm, hiểu sâu hơn về phương pháp, ý nghĩa, lợi ích của việc dạy học vận dụng theo phương pháp STEAM.
Kết thúc khóa học, các học viên được Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục và Công nghệ trao giấy chứng nhận.
Khóa học này giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh tiếp cận với phương pháp dạy, học mới theo phương pháp STEAM, đây là phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục mầm non nói riêng.
Trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự: Tạo dấu ấn bằng những đột phá
Trải qua 20 năm thành lập và phát triển, đến nay, Trường THPT Ngô Gia Tự (TP. Cam Ranh) đã trở thành một trong những lá cờ đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục, có nhiều đóng góp vào thành tích chung của ngành.
Kết quả này có sự góp sức của các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên (GV) nhà trường với nhiều nỗ lực, đổi mới trong công tác quản lý và tổ chức dạy học.
Cô Nguyễn Thị Yến - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Ngô Gia Tự cho biết, nhà trường chú trọng quản lý về chất lượng chuyên môn đối với GV thông qua việc thường xuyên dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, triển khai sinh hoạt các tổ chuyên môn đảm bảo tính hiệu quả, tránh qua loa, hình thức.
Đối với học sinh (HS), trường tổ chức kiểm tra chung theo khối một cách nghiêm túc, chặt chẽ từ khâu ra đề, coi kiểm tra, chấm bài đến nhận xét, đánh giá HS. Từ đó, các GV đánh giá được năng lực thực chất và sự tiến bộ của các em để có những giải pháp bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu phù hợp.
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Ngô Gia Tự.
Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên phát động các phong trao thi đua trong HS, GV, thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoat đông ngoại khóa, văn nghê, thể dục thể thao... để tạo không khí sôi nổi, thi đua trong dạy và học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm hơn. Ngoài ngân sách hàng năm, trường đã huy động nguồn xã hội hóa từ phụ huynh HS để xây dựng 2 phòng máy vi tính với 96 máy, 1 màn hình 65inches, 22 tivi 65inches và khu dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Mỗi năm, trường phối hợp với các mạnh thường quân trao học bổng cho HS với số tiền hơn 100 triệu đồng...
Nhờ những giải pháp thiết thực, đồng bộ, Trường THPT Ngô Gia Tự đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 20 năm qua, trường có tỷ lệ bình quân HS tốt nghiệp THPT và giáo dục thường xuyên đạt 98,9%. Riêng từ năm học 2014 - 2015 đến nay, tỷ lệ tốt nghiệp ở cả 2 hệ đều đạt 100%. Tỷ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng đạt 84,8%.
Trường có tổng cộng 356 HS giỏi cấp tỉnh, 28 HS giỏi cấp quốc gia, 40 GV giỏi cấp tỉnh. Liên tục trong 6 lần tham gia Hội thi GV giỏi cấp tỉnh từ năm học 2005 - 2006 đến 2017 - 2018, trường đều đạt giải, trong đó có 2 lần đạt giải nhất, 2 lần đạt giải nhì, 2 lần đạt giải 3 toàn đoàn. 166 sáng kiến, đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng của GV đã được hội đồng khoa học các cấp, ngành đánh giá, xếp loại.
Theo cô Nguyễn Thị Yến, thời gian tới, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường chú trọng đến việc xây dựng khối đoàn kết tập thể, nâng cao chất lượng đội ngũ, chú trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, GV và quan tâm đào tạo năng lực, trình độ cho đội ngũ kế cận.
Trường cũng sẽ tiếp tục chủ động đổi mới phương pháp quản lý và giảng dạy, tổ chức tốt công tác thao giảng, hội giảng, dự giờ, thăm lớp, sử dụng hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học...
Dự giờ - không còn áp lực, hình thức Dự giờ theo cách truyền thống với mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy thường mang lại kết quả không như mong đợi. Mọi hoạt động chuyên môn trong nhà trường đều phải hướng tới người học. Ảnh: Thế Đại Do đó, cải tiến của Bộ GD&ĐT về nội dung này trong những năm gần đây, đặc biệt quy định mới tại...