Giúp bạn mua đồ online không mắc “gian chiêu” của chủ shop
Nếu các chủ shop có “gian chiêu” bán hàng online thì chị em chúng mình cũng phải truyền nhau “móng tay nhọn” để ứng biến!
Thời trang online hiện nay quả là trăm người bán, vạn người mua. Việc quản lý bán hàng qua mạng chưa chặt chẽ nên hầu như ai cũng có thể tự mở shop online, từ những bạn học sinh cấp 3, sinh viên đến dân công sở cũng tranh thủ kiếm đồng ra đồng vào bằng nghề tay trái. Các hot trend thì “đi muôn nơi” với đủ mọi giá cả, thật khó để lựa chọn.
Thực tế thế này, kinh doanh ở đâu cũng cạnh tranh khốc liệt, cuộc chiến bán hàng qua mạng của các chủ shop cũng ngày càng cam go hơn. Những người làm ăn chân chính cũng từng phải trả máu và nước mắt trên những khu chợ ảo. Nhưng đó là xu thế thời đại, với quá nhiều ưu điểm và sự tiện dụng mà cả người bán lẫn người mua đều không thể chối từ. Tôi hy vọng bạn không quá mất niềm tin mà tẩy chay việc mua bán online. Vấn đề là ở sự lựa chọn khôn khéo của chúng ta mà thôi.
Bất tiện lớn nhất của việc mua quần áo, phụ kiện qua mạng là chúng ta chưa một lần được sờ tận tay, nhìn tận mắt. Vậy làm thế nào để có món đồ tốt? Tôi – một phóng viên thời trang, nhưng cũng là dân công sở bận rộn và một người tiêu dùng như bao chị em khác, hoặc yêu thích hoặc bất đắc dĩ mà trở thành tín đồ thời trang online, xin hiến những cách để phái đẹp hạn chế rủi ro nhất trong việc “tậu” hàng online.
Hiện nay, việc bán hàng online của các shop thời trang đã mở rộng hơn rất nhiều, từ những trang thương mại điện tử như Enbac, Sendo, Chotot, Zalora… đến website riêng của cửa hàng và hãng, đặc biệt là việc mua bán tại các fanpage, group (nhóm) trên facebook đang trở nên rầm rộ. Chúng ta đều có thể sử dụng các hình thức này, vấn đề là các nàng lựa chọn website nào, shop nào và mua như thế nào thôi.
Tôi – trong hình, một người tiêu dùng thường xuyên của các shop online.
1. Tư vấn cách chọn website bán hàng/shop online
- Việc e ngại bị lừa lo thường trực trong tâm trí nhiều người mua hàng online. Nếu có dịch vụ ship hàng đến tận nơi rồi mới trả tiền, bạn nên áp dụng để đảm bảo món đồ mình đặt không bị thất lạc và mất tiền oan. Hiện nay rất nhiều shop bán qua mạng đang sử dụng chiêu này để thu hút các “thượng đế”.
- Nên mua hàng trên website chính thức của hãng thời trang, bởi chắc chắn bạn sẽ không mua phải hàng nhái. Từ thương hiệu quốc tế đến Việt Nam đều có trang web riêng của mình để cập nhật sản phẩm. Một số trang web mua bán được đánh giá là uy tín nhất và giá rẻ nhất tại Mỹ-EU như Ebay, Amazon, Target, Shopping… hay trang riêng của hãng như Levi’s, Victoria’s Secret, Lacoste, Forever21, Rayban… Tất nhiên bạn phải chờ đợi hàng ship về và đương nhiên phí ship không hề rẻ, đôi khi còn cao hơn rất nhiều lần giá trị của món đồ. Nhưng đây là cách tốt nhất, sản phẩm đảm bảo chất lượng mà không sợ bị loạn giá.
- Đối với website thương mại điện tử, việc tìm thứ thời trang khá là tiện lợi, khi bạn chỉ việc searh (tìm kiếm) tên trang phục, phụ kiện là sẽ có hàng loạt món đồ của nhiều nhà cung cấp với kiểu dáng, màu sắc và giá cả khác nhau để so sánh. Một điều nàng nên lưu ý, hình thức này có hai loại:
Một loại do một đơn vị chủ quản trang web chịu trách nhiệm về tất cả hàng hóa họ nhập về, chẳng hạn như Muachung, Hotdeal, Cungmua… Các cô gái nên lựa chọn mua quần áo online ở những website uy tín. Với các trang web bán hàng của các công ty lớn, họ thường có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và luôn lo ngại mất vị thế kinh doanh. Vì vậy, giữ được khách hàng là rất quan trọng, việc lừa đảo rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, nguồn hàng của họ rất đa dạng, ứng với mọi giá cả. Bạn nên đọc kỹ tất cả thông tin về sản phẩm và gọi điện đến bộ phận chăm sóc khách hàng của họ nếu có vấn đề gì cần hỏi thêm.
Loại thứ hai là website do một đơn vị lập ra nhưng mỗi shop tự chịu trách nhiệm bán hàng và chất lượng hàng hóa của mình. Bạn cần xem các phản hồi của khách hàng để biết họ có được lòng các “thượng đế” hay không. Tín đồ ẩm thực thường truyền tai nhau: Quán càng đông thì càng phải lao vào, vì chắc hẳn nó ngon. Shop thời trang online cũng vậy. Tất nhiên với những shop mới khởi đầu việc buôn bán, bạn cũng cần châm trước.
- Mua hàng trên facebook đang là hình thức nở rộ nhất, được đông đảo giới trẻ, dân công sở áp dụng. Như đã nói ở trên, bán hàng qua facebook có thể tại fanpage hoặc các group:
Mua bán thời trang qua facebook đang cực kỳ rầm rộ. (Ảnh chụp màn hình)
Với fanpage, hãy đánh giá qua lượng fan, phản hồi của trang, đồng thời để ý lượng like và bình luận cho mỗi bài viết. Tôi đã loại trừ được nhiều fanpage bán hàng vì thấy phần đánh giá của họ đa số là những lời chê bai, thậm chí chửi rủa của khách sau khi mua. Bạn cũng nên cảm nhận bằng trực quan những lời giới thiệu, trả lời của shop xem họ có nói quá hoặc giọng điệu của người bán có thể hiện sự “chảnh chọe” với khách hay không.
Với việc bán hàng trên group, cũng như một số hình thức trên, hãy xem lượng like và bình luận cho mỗi bài viết của họ có “khủng” và được đánh giá tốt hay không. Thông thường, những chủ shop quen mặt trên group, được nhiều người tin tưởng sẽ có lượng feedback (phản hồi) lớn. Một điều nhỏ nhưng bạn cũng có thể tự kiểm chứng, hãy thử dạo qua trang cá nhân của chủ shop. Giá trị trên mạng xã hội là ảo, điểm tốt có thể không đáng tin nhưng có những điểm xấu sẽ hiển hiện rõ ràng. Việc mua bán có thể không ảnh hưởng đến tư cách cá nhân nhưng đừng quên thái độ của họ đối với việc bán hàng, cũng như những người khác có thể phản hồi lại về hàng hóa của họ trên trang cá nhân.
Video đang HOT
- Với tất cả các hình thức bán hàng trên, khi chọn một website hay cửa hàng online, hãy thử search Google tên, số điện thoại của họ để xem “thương hiệu” này có gặp vấn đề gì hay không. Nhiều trường hợp khi tìm kiếm tôi đã đọc được những topic như “mình bị shop xyz lừa”, “đừng mua hàng của…”
Ngày ngày, trên facebook đều có những status cảnh báo như thế này. Bạn nên lưu ý các tên chủ shop này đều tránh nhé! (Ảnh chụp màn hình)
- Tìm tên món thời trang bạn muốn mua để có thể so sánh giá giữa các trang bán hàng.
- Đừng bỏ qua những lời rỉ tai của bạn bè, đồng nghiệp về những địa chỉ shop, website bán hàng online mà họ mua được những món đồ rẻ, đẹp. Đương nhiên bản thân bạn cũng nên tự khám phá để có thể truyền lại cho họ. Kinh nghiệm cho thấy, nếu có rủi ro xảy ra hầu như chỉ rơi vào lần mua đầu tiên. Nàng có thể chọn một món đồ rẻ để test thử trước chất lượng và thái độ phục vụ của họ. Đừng e ngại, cứ mạnh dạn mua quần áo online. Việc này sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.
- Có một chủ shop mà tôi hay mua đã nói rằng: “Có những tình bạn bắt đầu từ mối quan hệ người bán và khách hàng”. Đừng mua một lần rồi thôi nếu bạn đã tìm được địa chỉ tốt. Nếu cảm thấy tin tưởng nàng cần ghi nhớ để lần sau mua tiếp. Hãy đánh dấu những shop mà bạn cho là hàng ổn, giá tốt để chúng ta có thể tuyển tập một “cẩm nang” địa chỉ mua sắm online hữu ích.
2. Bí quyết chọn sản phẩm giúp bạn tránh “mua hớ”
Chưa được sờ tận tay, nhìn tận mắt quả thực là khó. Luôn luôn có xác suất “lệch chuẩn” mà bạn phải chấp nhận nếu chọn nhầm. Chấp nhận một sự tiện dụng bao giờ cũng đi kèm với cái giá của nó. Những một số bí quyết sau đây có thể giúp nàng bớt gặp trường hợp mua về không dùng được hơn.
- Những ảnh trang phục, phụ kiện mà các shop đăng bao giờ cũng thật long lanh. Ánh sáng chuẩn, mẫu đẹp, góc chụp hoàn hảo và công nghệ chỉnh sửa quá ư “ảo diệu”, thế nên không khó hiểu khi các cô gái không ngần ngại nhấp chuột đặt hàng. Bạn cần loại trừ đi một vài phần trăm thực tế sự bắt mắt của món đồ kẻo khi nhận hàng không khỏi thất vọng.
Váy áo nào cũng đẹp, người mẫu nào cũng xinh tươi, dễ khiến các tín đồ thời trang online “mờ mắt” mà chọn bừa. (Ảnh chụp màn hình)
- Đừng ảo tưởng bạn sẽ mặc đẹp như mẫu. Mỗi người có một vóc dáng và làn da khác nhau. Nhiều món thời trangtheo hình trên mạng, người mẫu mặc rất đẹp nhưng lại không hợp với chính bản thân mình. Chớ bị các chân dài “thôi miên”, cám dỗ mà quên nghĩ đến cơ thể bạn có thực sự phù hợp với chúng hay không.
- Đừng quá tin vào kích cỡ (size) in trên trang phục. Có thể món đồ này bạn vừa với size S nhưng kiểu dáng khác lại quá chật so với thân hình bạn. Hãy hỏi trước chủ shop rằng cân nặng, chiều cao của bạn như vậy có vừa vặn với nó hay không. Nếu cơ thể bạn tương đối khó lựa đồ, đừng mua những trang phục có chất vải cứng, ít co giản. Trong trường hợp không mặc được, hẳn không có cách nào hơn là phải đem cho.
- Nhìn qua mạng không phải lúc nào bạn cũng đoán được chất liệu trong khi chất vải là rất quan trọng. Hãy trang bị cho mình những kiến thức để nhận diện loại vải, xem loại nào hay bị nhăn, co dãn, thấm hút mồ hôi tốt cũng như phù hợp với thời tiết. Tất nhiên bạn cũng nên hỏi chủ shop nhưng đừng tin tuyệt đối.
- Chọn những món đồ có dây, quai điều chỉnh được: Trong trường hợp bạn mua giày dép hay váy áo, nếu số đo cơ thể hay chân của bạn có lệch so với sản phẩm một chút cũng không vấn đề gì.
- Mua những món đồ có thể sửa được: Chẳng hạn như một chiếc váy màu trơn sẽ dễ sửa hơn một chiếc váy có họa tiết đẹp ở phần chân váy. Nếu nó quá dài so với cơ thể bạn, khi cắt ngắn hẳn chúng không còn đẹp như ban đầu. Một số trang phục cầu kỳ cũng dễ mất dáng khi chỉnh sửa.
Kết lại bài này tôi muốn nói, mảnh đất bán hàng online sẽ còn lan rộng, trên đó có những người “nông dân” cần mẫn, ngày ngày đăng ảnh, chăm sóc phản hồi của khách rồi túc tắc giao hàng, nhưng cũng có cả những gian thương trục lợi. Hãy chọn một vài khu vườn mình yêu mến, đồng thời bỏ túi những bí quyết và kinh nghiệm để vận dụng cho những lần sau. Việc có mua online hay không là lựa chọn ở bạn.
Những gì tôi nói ở trên là kinh nghiệm của tôi. Còn các nàng, hãy chia sẻ ngay dưới bài này bí quyết, những shop online yêu thích cũng như những “vố” mua hàng để đời của bạn để các nàng khác biết nên và tránh nhé! Việc truyền tay này của chúng mình giúp cộng đồng kinh doanh online sẽ sạch sẽ hơn rất nhiều đấy.
Chúc các nàng mua sắm thông minh và vui vẻ!
Theo nguồn tổng hợp
15 thảm họa mua hàng online khiến bạn mất niềm tin vào thế giới mạng
Giá tiền có thể sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng sản phẩm, nhất là khi bạn mua hàng online.
Cuộc sống bận rộn đôi khi khiến chúng ta không có đủ thời gian để ngủ chứ đừng nói tới việc thảnh thơi đi chơi hay thong thả ra ngoài mua sắm. Vì thế, hàng loạt dịch vụ mua hàng online mới ra đời. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc mua đồ online cũng sướng như người ta tưởng đâu. Bạn thử nhìn tình cảnh của 15 nhân vật dưới đây rồi sẽ hiểu vì sao.
1. Đặt mua áo khoác mà người ta lại bán cho cái thứ này thì nên phi vào đầu ai bây giờ hả các mẹ.
Hờn thực sự đấy!
2. Hổ báo cáo chồn đừng cười vào mặt chị nhé, chị biết chị khổ rồi.
3. Nên trách mình béo hay trách người bán hàng lừa mình khéo quá nhỉ?
4. Đến đại boss còn không vui thì mấy thím biết em cay thế nào rồi đấy.
5. Rõ ràng mua quần đen mà lơ ngơ thế nào lại được bớ phải quần hình đại chiến giữa ngựa và khủng long.
6. Cầm cao gót trên tay nước mắt rơi huhu.
Rõ ràng là đặt đôi bốt cơ mà.
7. Halloween tới mà không biết mặc gì thì cứ ở nhà cho khỏe chứ các mẹ đừng mua hàng giống em.
8. Troll thôi xin đừng troll quá, tháp Eiffel mọc ở London từ bao giờ thế?
9. Bỏ ra 13 triệu để mua hàng nhái đúng là nỗi đau quá tê tái mà.
10. Thực tế đã chứng minh tin người không chỉ là cái tội mà còn là tội to, nhất là khi tin mấy thím bán đồ online.
11. Cứ bán hàng kiểu này bảo sao người Tàu lại giàu.
12. Mập nên mua hàng rất bất cập các bạn biết không?
13. Không phải chúng em bán rèm đểu đâu, tại cửa nhà anh cao quá thì có.
14. Kể từ ấy trở đi, lũ trẻ nhà tôi không bao giờ đòi mua đồ chơi nữa...
15. Cây thông không đẹp thì có thể lôi ra để nhóm lửa được mà hihi.
(Nguồn: B.P)
Theo Trí thức trẻ
Nhức não vì mua hàng online: Order jumpsuit mà nhận về bộ đồ lặn thẳng đuỗn như cây sào Sang chảnh đâu chẳng thấy, mong mua được bộ jumpsuit mà nhận về bộ đồ không khác gì thợ lặn. Mua hàng online được nhiều người ví như trò chơi may rủi, có khi mua được hàng như ý, giống hình quảng cáo, có khi lại nhận về một mớ giẻ lau nếu như kém may mắn đặt hàng ở shop không uy...