Giữa khủng hoảng, có một mặt hàng bỗng tăng mạnh về doanh số ngay tại Anh Quốc khiến giới chuyên gia vất vả mãi mới hiểu tại sao
Giữa khủng hoảng, có một mặt hàng bỗng tăng mạnh về doanh số ngay tại Anh Quốc khiến giới chuyên gia vất vả mãi mới hiểu tại sao
Theo kết quả khảo sát từ một cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Vương quốc Anh , 61% dân số bất an trước việc phải sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Họ vô cùng lo lắng có khả năng bị lây nhiễm virus corona trên đường đi làm.
Tại các trạm tàu điện ngầm London, các hành khách được yêu cầu giãn cách nhau tối thiểu 2m. Khoảng cách này nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh Covid-19, nhưng cũng gây ra một sự bất tiện lớn: chậm trễ.
London là thành phố nhiều công ăn việc làm nhất nước Anh. Sự giãn cách khiến sức chứa trên các tàu điện ngầm giảm 15%, và xe buýt giảm 12% so với bình thường. Các chuyến đi bị hoãn lên tới 8 triệu/ngày, hệ thống giao thông chỉ hoạt động bằng 1/5 công suất. Điều này cũng có nghĩa nhiều người lao động không thể bắt tàu hay xe đến nơi làm việc đúng giờ giấc.
Để đối phó với các tình huống trên, cư dân Anh linh hoạt chuyển sang chạy xe đạp. “Mọi người thi nhau lôi chiếc xe cũ ra khỏi nhà kho, sửa chữa và thay thế các phụ kiện bị hỏng,” – Stuart Taylor, quản lý của một cửa hàng buôn bán xe đạp lẻ tại London cho biết. Đầu tháng 5/2020, công ty cung cấp phụ tùng xe đạp, xe máy, xe hơi Halfords hạnh phúc thông báo: giá cổ phiếu của họ tăng vọt 23%.
Nhiều cửa hàng bán lẻ xe đạp tại Anh đạt lượng tiêu thụ 50 xe đạp/ngày
“Bình thường, chúng tôi nhận sửa và trả xe cho khách ngay trong ngày hoặc muộn lắm là qua hôm sau,” – một tiệm sửa chữa và bảo dưỡng xe đạp trình bày. “Vậy mà tháng này, chúng tôi không còn cách nào khách là lùi lịch trả xe xa thêm tận 2 tuần nữa.”
“Tôi sẽ chuyển sang chạy xe đạp luôn”
Video đang HOT
Tại trung tâm khu chợ cổ Bicester, Oxfordshire, các công ty phân phối xe đạp thường gửi đến mỗi cửa hàng bán lẻ 20 – 30 chiếc/tuần. Bây giờ, nhiều cửa hàng đang đạt doanh số bán ra 50 chiếc/ngày và vẫn chưa hề có dấu hiệu đã thỏa mãn cơn khát xe đạp. Lượng đơn đặt hàng chất chồng, tăng 200% so với năm trước.
“Vì phong tỏa và giãn cách xã hội, tôi đã quay trở lại với xe đạp sau 15-20 năm,” – một công dân Anh quốc lên tiếng. “Tôi sẽ dùng nó đến hết thời hạn cách ly, và có thể sau đó vẫn dùng tiếp để tránh ách tắc giao thông công cộng.”
“Suốt 6 tuần qua, chúng tôi đã chứng kiến một sự thay đổi lớn,” – Adrian Warren, nhà giám sát các chương trình chuyển đổi xe cộ phát biểu trên kênh Bbc. “Lựa chọn phương tiện đi lại mặc định trong thời đại ngày nay là xe đạp.”
Trên khắp các thành phố lớn của Anh như London, Birmingham, Manchester, Leeds, Liverpool, Bristol, Leicester, Sheffield, Newcastle và Cambridge, hệ thống đường bộ tiến hành giải phóng và thêm không gian cho xe đạp. Hiện tại, Anh quốc đang có khoảng hơn 160 cây số đường được chuyển đổi sang tạm thời phục vụ người đi xe đạp. Chúng nằm ngay trên các tuyến đường bộ chính, chiếm một phần hoặc một làn đường ô tô.
Ngoại trừ để tiện bề tránh Covid-19, cư dân Anh còn thấy đạp xe đi làm cũng như luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe trong thời gian cách ly. Vì thế, họ ngày càng cảm thấy mê xe đạp. Nhiều người lạc quan cho rằng ngay cả khi kết thúc đại dịch, giao thông đường bộ Vương quốc Anh cũng sẽ không quay về thực trạng lắm ô tô, nhiều ách tắc như trước.
Mở rộng xu hướng sang các nước châu Âu khác
Sau Anh quốc, nhiều nước Châu Âu khác cũng khuyến khích cư dân chuyển sang đi xe đạp. Tại Đức, người ta mở rộng làn đường cho xe đạp, đánh dấu bằng vạch kẻ và biển báo. Tại Pháp, Thủ đô Paris triển khai thêm 650km đường “xe đạp corona”. Riêng Milan (Italia) còn xác lập một số tuyến đường chỉ dành riêng cho xe đạp vĩnh viễn.
Ngoài xe đạp, ở Anh còn một phương tiện di chuyển khác bất ngờ lên ngôi là xe điện. Trước đây, chúng thường bị cấm chạy trên đường và vỉa hè công cộng vì nguy hiểm. Trong thời gian cách ly, doanh số xe điện ở Anh tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Vào tuần đầu Tháng 5/2020, cửa hàng bán lẻ xe điện Pure Electric, Somerset tiêu thụ 135 chiếc/ngày. Trong khi đó thì cả năm ngoái, doanh số tổng cộng được có 11.500 chiếc (trung bình 31 chiếc/ngày).
Mặc dù xe đạp và xe điện tiện dụng trong thời gian cách ly, nhưng các nhà vận động chuyển đổi sang xe đạp vẫn rất lo lắng vấn đề an toàn giao thông. Năm 2019, người dẫn chương trình truyền hình Emily Hartridge (35 tuổi) đã bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn khi đang chạy xe điện trên đường ở phía nam London.
Điều cần quan tâm tại Anh hiện nay là vấn đề an toàn đường bộ với người đi xe đạp. Chính phủ phải giải quyết các đường xấu, ổ voi ổ gà, còn người đi xe đạp thì tự ý thức bảo vệ bằng phụ kiện bảo hộ như mũ bảo hiểm, đai băng đầu gối, khuỷu tay…
Giá lợn hơi khó xuống 70.000 đồng/kg?
Theo các chuyên gia, dù Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các DN lớn giảm xuống mức 70.000 đồng/kg, tuy nhiên giá lợn hơi khó xuống như kỳ vọng.
Theo các chuyên gia, cần đẩy nhanh nhập khẩu mới hạ nhiệt giá thịt lợn trong nước.
Ông Vũ Văn Kỳ, chủ trang trại lợn ở Hải Triều (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) cho biết, giá lợn hơi trên địa bàn đang dao động 85.000 đồng/kg. Đến nay, dịch bệnh khiến người chăn nuôi chán nản, nhiều chủ trại bỏ chuồng. Một số trại còn lại nuôi cầm cự, không dám tăng đàn.
Theo ông Kỳ, từ đầu năm đến nay, trang trại của ông đã xuất chuồng hơn 220 con lợn thịt với giá 84.000 - 85.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đợt này, dù thương lái hỏi liên tục để mua, nhưng không còn lợn to để bán. "Tại Hưng Yên loại lợn to rất ít, nên giá lợn duy trì ở mức cao trong thời gian dài là điều dễ hiểu", ông Kỳ nói.
Ông Kỳ nói, hiện Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam có thông báo là giá 75.000 đồng/kg, nhưng thực tế các thương lái không mua được giá này và cũng không mua được trực tiếp lợn của C.P. " Nhiều người mua được phải qua một cầu khác, và giá chênh đến khoảng 10 nghìn đồng/kg so với giá C.P công bố", ông Kỳ nói.
Tại vựa chăn nuôi lợn thuộc dạng lớn nhất khu vực phía Bắc, ông Nguyễn Xuân Lộc, Trưởng Ban quản lý chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam cho biết, giá lợn hơi giao dịch chợ loại đẹp khoảng 84.000-85.000 đồng/kg, còn loại thường 79.000-81.000 đồng/kg. Theo ông Lộc, tổng lượng lợn giao dịch tại chợ đầu mối khoảng 400-500 con/ngày, giảm nhiều so với con số khoảng 600-700 con/ngày cách đây nửa tháng.
"Hiện số lượng lợn giao dịch tại chợ tới 60-70% là lợn từ miền Nam ra, còn ở khu vực Hà Nam và các tỉnh lân cận, gần như rất ít lợn loại to", ông Lộc nói.
Cũng theo ông Lộc, do dịch tả lợn châu Phi càn quét, các hộ chăn nuôi nhỏ gần như hết sạch lợn." Với hộ nào còn tiền, họ chỉ bắt một vài xe loại lợn 80-90 kg/con, về nuôi vỗ béo một thời gian rồi bán", ông Lộc nói.
Theo tính toán của một chủ trang trại, với những trang trại lớn, đặc biệt là các DN chăn nuôi chủ động được con giống, giá thành chỉ rơi vào khoảng 42.000-45.000 đồng/kg, còn nếu phải mua con giống ở ngoài (2,2- 2,5 triệu đồng/kg) giá thành sẽ cao hơn.
Từ khi vào đàn, cho đến khi lợn xuất chuồng (khoảng 1 tạ), sẽ mất chi phí khoảng 2,5 triệu đồng tiền cám, cùng với tiền điện, nước, vaccine, tiền nhân công, hao hụt...giá thành chăn nuôi với các hộ dân mua giống ở có thể lên 55.000 đồng/kg.
Như vậy, với giá lợn hơi trên 80.000 đồng/kg hiện nay, các trang trại chủ động được con giống lãi khoảng 4- 4,5 triệu đồng/con, các hộ nuôi mua con giống ở ngoài cũng phải lãi 3 - 3,5 triệu đồng/kg.
Đây là mức lãi không tưởng với người nuôi lợn lâu nay, tuy nhiên, người có "số hưởng" chỉ là các DN còn nhiều lợn, còn với nhiều hộ chăn nuôi vẫn nhỏ lẻ, đó vẫn là "giấc mơ không có thật".
Giá lợn về 70.000 đồng/kg được không?
Ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại lợn ở Sơn La cho rằng, biện pháp kìm giá của Chính phủ, Bộ NN&PTNT là cần thiết, vì nếu cao quá sẽ gây bất ổn.
Theo ông Bắc, dù chưa đưa được về ngay mức giá như Bộ NN&PTNT kỳ vọng, nhưng với giá trên 70.000 đồng là người chăn nuôi lãi rất khá. "Trong thời gian tới, có thể cuối năm nay, khi nguồn cung từ tái đàn tăng lên, giá lợn hơi có thể về mức 60.000 - 65.000 đồng/kg", ông Bắc nói.
Ông Nguyễn Xuân Lộc cũng cho rằng, để giá lợn hơi 70.000 đồng/kg ngay là rất khó. " Chỉ có tăng nhập thịt vào, lúc đó giá thịt trong nước mới dần dần kéo xuống được", ông Lộc nói.
Liệu có giảm giá như lời kêu gọi của Bộ NN&PTNT hay không?, ông Vũ Anh Tuấn Phó tổng giám đốc Cty C.P Việt Nam cho rằng: "Việc này khá nhạy cảm, và hiện chưa có ý kiến chính thức của lãnh đạo cao cấp của tập đoàn".
Theo tiền phong
Kinh tế khổ sở thời Covid-19: Dân có nhiều tiền cũng không tiêu nhiều hơn Chuyên gia cho rằng, thời điểm này cầu về hàng hoá "nén" lại vì những lo lắng trước dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp. Việc kích cầu, tăng tiền thời điểm này không có nhiều ý nghĩa... Cảnh vằng vẻ tại một trung tâm thương mại ở Hà Nội. Ảnh: N.Mạnh. Kiên quyết không lạm dụng chính sách tiền tệ Trao đổi...