‘Giữ chân’ giáo viên kỹ thuật trường nghề
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập, chất lượng đào tạo kỹ năng nghề phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên, nhất là dạy thực hành kỹ thuật.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo điều kiện của nhà trường, yếu tố thu nhập để giữ chân các giáo viên trường nghề đang là bài toán khó.
Nỗ lực vươn lên, truyền đạt kiến thức cho sinh viên
Cô Lưu Trà My, giáo viên trường Cao đẳng Dầu khí Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết: Trường thường xuyên mời doanh nghiệp đối tác đến trường cập nhật những kỹ thuật mới, bổ sung kiến thức về thực tế tại doanh nghiệp để giáo viên có thông tin kịp thời tới sinh viên. Bên cạnh đó, hàng năm, giáo viên cũng phải đi thực tế, thực hành tại doanh nghiệp trong tập đoàn để cập nhật thông tin.
Cô Lưu Trà My trong buổi lên lớp.
Còn cô Đinh Thị Duyên (Trường trung cấp nghề Cao Bằng) luôn đối mặt với thiếu mô hình giảng dạy để truyền đạt sao cho dễ hiểu đến học sinh. Do đó, việc tự làm thiết bị đào tạo để giảm chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả được cô Duyên trăn trở. Từ khó khăn thiết bị mô phỏng, cô Duyên đã tự làm mô hình thiết bị điện tử gia đình (mô hình tự động và bằng tay) và dàn trải trên một mặt phẳng. Thiết bị thông minh còn khó khăn nên phải có mô hình để học sinh dễ tiếp thu.
“Việc sáng tạo thiết bị đào tạo tự làm đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa thực tiễn và đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để vừa sáng tạo, ứng dụng với thực tế địa phương và bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ” cô Đinh Thị Duyên chia sẻ.
Trong khi đó, để đáp ứng tiêu chuẩn nghề quốc tế trong hội nhập, cô Phan Thị Anh Tú, trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 (Đồng Nai) cũng thường xuyên học, xây dựng giáo án từ lý thuyết, thực hành, nhà xưởng với các chuyên gia Đức.
Video đang HOT
Cô Phan Thị Anh Tú lên lớp thực hành theo tiêu chuẩn Đức.
“Tôi tham gia các khoá học với các chuyên gia của Đức từ năm 2014 đến nay. Các tiêu chuẩn và kiến thức, kỹ năng khá cao và phải cố gắng hoàn hiện. Từ sự nỗ lực của bản thân, tôi đạt điểm số tuyệt đối trong kỳ thi tiêu chuẩn giảng viên của Đức nghề cắt gọt kim loại CNC và đạt chứng chỉ giảng viên đạt tiêu chuẩn của Đức.”, cô Phan Thị Anh Tú cho biết.
Giữ chân đội ngũ giáo viên dạy nghề
Thầy Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 (Đồng Nai) cho biết: Để giữ chân được giáo viên giỏi về kỹ năng, nhất là giáo viên kỹ thuật, dạy thực hành là cả bài toán khó vì thu nhập thấp. Tính bình quân lương và phụ cấp, giáo viên của trường được khoảng 8 triệu đồng/tháng nhưng doanh nghiệp bên ngoài trả lương gấp 3 lần thu nhập trên. Chính vì vậy, hiện tại trường có khá nhiều giảng viên nữ bởi nhiều cô muốn sự ổn định.
Trong khi đó, thầy Phạm Tiến Dũng, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội cho biết: Giáo viên khối trường kỹ thuật lương và phụ cấp theo quy định. Trung bình thu nhập giáo viên trường từ 6 triệu đến 7 triệu đồng/tháng; trong khi sinh viên đi thực tập thu nhập cũng đã được 6-7 triệu đồng/tháng. Còn kỹ sư công nghệ doanh nghiệp đang trả từ 10-15 triệu đồng/tháng. Cho nên giữ chân giáo viên trường nghề rất khó.
“Mới đây trường thống kê làm báo cáo theo yêu cầu của Sở Nội vụ cho thấy trong 5 năm gần đây, có 20 giáo viên xin nghỉ. Từ năm 2019 đến nay không tuyển được giáo viên kỹ thuật mới vì không có người thi”, thầy Phạm Tiến Dũng chia sẻ.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc giữ chân giảng viên kỹ thuật đang là bài toán khó. Hiện nay, cả nước có hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 399 trường cao đẳng, 458 trung cấp, 1.052 trung tâm với 83.959 giảng viên, giáo viên dạy nghề. Khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành. Tuy nhiên, số lượng, cơ cấu nhà giáo ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp…) hiện nay còn thiếu đội ngũ có trình độ kỹ năng nghề cao, thiếu nhà giáo giảng dạy ở các ngành nghề chuyển giao cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN.
Để khắc phục tình trạng này, trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 đến năm 2030, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác định thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên, giảng viên trong các trường nghề; Phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực tham gia đào tạo; Triển khai hiệu quả các cộng đồng, mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong các trường cao đẳng.
“Trong đó, các trường đẩy mạnh chế độ tự chủ toàn phần theo đúng nghĩa để từ đó mới tăng thu nhập cho giáo viên”, lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết.
16.000 giáo viên nghỉ việc: Làm sao để giảm áp lực và 'giữ chân' giáo viên?
Theo TS. Hoàng Trung Học, gốc rễ của vấn đề vẫn là thu nhập của giáo viên. Họ phải bảo đảm được đời sống tối thiểu mới an tâm làm nghề. Nếu không, nhiều người sẽ bỏ nghề hoặc làm thêm.
Trong báo cáo gửi tới Đại biểu Quốc hội về hoạt động giáo dục năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm 2022 có khoảng 16.000 giáo viên xin nghỉ việc gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy và học trong các nhà trường.
Bên cạnh đó, hiện cả nước thiếu khoảng 100.000 giáo viên mầm non, phổ thông; thiếu giáo viên một số môn học khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như môn tiếng Anh, tin học đối với cấp tiểu học và môn âm nhạc, mỹ thuật đối với THPT.
Theo TS. Hoàng Trung Học - Chuyên gia tâm lý học trường học, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, xu hướng nghỉ việc ở bộ phận giáo viên có nhiều nguyên nhân. Trước hết, tác động mạnh đến đội ngũ nhà giáo là thu nhập. Mức lương hiện tại của nhà giáo chưa đảm bảo cho mức sống tối thiểu, đặc biệt là ở những giáo viên mới vào nghề ở bậc học mầm non, tiểu học.
Mức lương hiện tại của nhà giáo chưa đảm bảo cho mức sống tối thiểu, đặc biệt là ở những giáo viên mới vào nghề ở bậc học mầm non, tiểu học.
Tiếp đến là áp lực nghề nghiệp hiện tại của các nhà giáo rất nặng nề. Áp lực cho giáo viên còn đến từ chính phụ huynh và xã hội. Ngoài ra, giáo viên cũng đang phải chịu quá nhiều sức ép từ các loại giấy tờ, sổ sách, họp hành, tập huấn; sức ép thành tích và các hoạt động mang tính hình thức khác. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình mới cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề.
TS. Hoàng Trung Học cho biết, khi sàng lọc bằng trắc nghiệm, chúng tôi thấy, gần 60% giáo viên có biểu hiện stress trong công việc, 35-40% có những dấu hiệu rối loạn lo âu liên quan đến công việc, và một tỷ lệ nhỏ hơn giáo viên có biểu hiện ban đầu của trầm cảm. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở giáo viên mầm non, sau đó lần lượt đến giáo viên bậc tiểu học, THCS và cuối cùng là THPT.
Để giải quyết áp lực cho gáo viên và "giữ chân" những người giỏi, TS. Hoàng Trung Học cho rằng, cần những giải pháp tổng thể và phải thực hiện trong thời gian dài. Gốc rễ của vấn đề vẫn là thu nhập của giáo viên. Họ phải bảo đảm được đời sống tối thiểu mới an tâm làm nghề. Nếu không, nhiều người sẽ bỏ nghề hoặc làm thêm. Một số giáo viên bán hàng online, làm nghề phụ để kiếm thêm thu nhập. Điều này không có gì xấu nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.
"Chúng ta đừng nghĩ mức lương trung bình 5 - 7 triệu đồng/tháng với giáo viên là cao. Bởi công nhân lao động phổ thông hiện nay cũng đã có thu nhập từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. So sánh như vậy để thấy thu nhập của giáo viên thấp đến mức nào".
Theo TS. Hoàng Trung Học, các nhà quản lý giáo dục các cấp cần ngồi lại với nhau để rà soát công tác quản lý giáo viên. Hãy suy nghĩ để cắt giảm hơn nữa những cuộc thi không cần thiết, bãi bỏ sổ sách hành chính, nhiệm vụ kiêm nhiệm không cần thiết đang chi phối giáo viên. Hãy rũ bỏ tất cả thủ tục hành chính làm giáo viên thêm mệt mỏi, để thầy cô được thực sự "tự do" và dành thời gian cho công tác giảng dạy, giáo dục.
Bên cạnh đó, bản thân mỗi nhà giáo và nhà trường cũng phải làm tốt công tác tư tưởng để sốc lại tinh thần, thay đổi tư duy làm giáo dục trong giai đoạn mới. Qua đó, giúp giáo viên có năng lực ứng phó với những thách thức và khó khăn mới.
Về phía Bộ GD&ĐT, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) Vũ Minh Đức cho biết, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ ngành liên quan trong việc rà soát, đề xuất bổ sung biên chế còn thiếu cho ngành Giáo dục.
Mới đây, Bộ Chính trị đã đồng ý bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026. Riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Đây là kết quả rất tốt trong việc phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ ngành để tháo gỡ tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.
Để thu hút và giữ chân giáo viên yên tâm công tác, Bộ GD&ĐT đang triển khai xây dựng và đề xuất Chính phủ thực hiện chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Theo đó, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Qua đó, thu hút và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương trong phạm vi thẩm quyền cần có chính sách hỗ trợ phù hợp với đội ngũ giáo viên của địa phương. Đồng thời, xây dựng chính sách và môi trường giáo dục tốt, nhằm thu hút giáo viên về công tác tại địa phương, tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà giáo trong quá trình công tác. Cùng với đó, có chính sách khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Xây dựng chính sách 'giữ chân' giáo viên mầm non Giáo dục mầm non là bậc học quan trọng để chuẩn bị nền tảng về thể chất, trí tuệ cho trẻ bước vào các bậc học khác. Tuy vậy, hiện nay bậc học này đang thiếu rất nhiều giáo viên. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn cũng khá đông, đặc biệt là ở khối các trường, nhà nhóm trẻ...